「思う」và「考える」khác nhau như thế nào?

Câu hỏi:

「思う」và「考える」khác nhau như thế nào?

kangaeru va omou

Trả lời

「思う」và「考える」đều là những động từ liên quan đến “sự suy nghĩ”. Tuy nhiên, sắc thái “suy nghĩ” của mỗi từ là khác nhau. Điểm khác nhau lớn nhất là 「思う」mang sắc thái “ Suy nghĩ nhất thời/ có tính cảm xúc” còn 「考える」” Suy nghĩ liên tục/ có tính logic”. Liên hệ đến điều này, thì mức độ có thể kiểm soát “suy nghĩ”  theo ý  bản thân của 「考える」mạnh hơn 「思う」. Hãy thử so sánh ví dụ sau đây.

(1)子どもの将来を思う。

(2)子どもの将来を考える。

(Suy nghĩ về tương lai của con)

Nội dung của câu “子どもの将来を思う” có tính cảm xúc/ cảm tính đó là những nỗi bất an/ kỳ vọng, còn “suy nghĩ” của câu “子どもの将来を考える” lại mang tính logic/ lí trí như liên quan đến kinh tế, giáo dục (Tất nhiên, kết quả suy nghĩ của câu thứ 2 cũng có thể bao gồm cảm xúc bất an/ hy vọng trong đó).

su khac nhau cua kangaeru và omou

Chúng ta thử thay đổi câu trên một chút. Đối với cách nói tự nhiên của câu 「子どもの将来をじっくり考える」( Tôi suy nghĩ kỹ về tương lai của con mình) thì cách diễn đạt của câu 「子どもの将来をじっくり思う」( Tôi suy nghĩ kỹ về tương lai của con mình) lại khó sử dụng hơn. Đó là do “sự suy nghĩ mang tính liên tục” của「考える」 và “ sự suy nghĩ mang tính tạm thời” của 「思う」.Hơn nữa, vì 「考える」có thể kiểm soát theo ý của mình nên có thể nói câu「今から子どもの将来を考えよう」. Nếu so với 「考える」 thì 「思う」là hành vi suy nghĩ mà bản thân khó mà kiểm soát được. Do đó,「今から子どもの将来を思う」trở thành cách diễn đạt không được tự nhiên.

Và sau đây, hãy cùng nhau thử xem những ví dụ thể hiện rõ sự khác biệt giữa「考える」và 「思う」.

1. Trường hợp 「思う」được sử dụng.

  • Sự suy nghĩ mang tính cảm xúc/ cảm tính.

Đối với những cảm xúc bất mãn, vui,… thì chủ yếu sẽ sử dụng 「思う」chứ không phải 「考える」.

(3)不満に思う。うれしく思う。

Tôi hài lòng. Tôi hạnh phúc.

(4)?不満に考える。?うれしく考える。

Tuy nhiên, nếu 「故郷を考える」là  tên của một hội nghị chuyên đề thì câu này sẽ trở nên tự nhiên bởi mang sắc thái suy nghĩ có tính logic và lí trí. Hơn nữa, nếu thêm “のこと” vào để thành câu 「故郷のことを考える」thì không chỉ là quê hương mà nó còn có thể biểu thị những thứ mang tính trừu tượng bao gồm nhiều sự vật xung quanh về quê hương và làm cho「考える」trở nên dễ sử dụng. Thử nhìn sự khác biệt của 「~を考える」và「~のことを考える」ở một câu khác. Đối với nội dung “ suy nghĩ” ở câu 「献立を考える」chỉ là một thực đơn cụ thể thôi thì câu 「献立のことを考える」có nghĩ là bao gồm cả những suy nghĩ về những thứ khác liên quan đến thực đơn.

  • Suy nghĩ tạm thời.

Trường hợp dưới đây, 「思う」được sử dụng vì việc “ suy nghĩ” về “ai” chỉ trong một khoảnh khắc.

(7)誰かと思ったらあなたでしたか。

Tôi tự hỏi đó là ai thì ra là bạn. (Suy nghĩ trong khoảnh khắc)

(8)?誰かと考えたらあなたでしたか。

Ngược lại, trong trường hợp sự suy nghĩ mang tính liên tục như câu 「あれは誰だったのかとずっと考えていたのですが…」( Tôi suy nghĩ suốt người đó là ai) thì 「考える」được sử dụng.

2. Trường hợp 「考える」được sử dụng.

  • Suy nghĩ có tính logic/ lí trí.

Khi làm sáng tỏ nguyên nhân, thực hiện chính sách thì những suy nghĩ mang tính logic là điều cần thiết nên 「考える」được sử dụng, giống như ví dụ dưới đây.

(9)少子高齢化の原因を考える。 少子高齢化対策を考える。

Suy nghĩ nguyên nhân của tỷ lệ sinh giảm và sự già hóa dân số. Suy nghĩ về chính sách tỷ lệ sinh giảm và sự già hóa dân số.

(10)?少子高齢化の原因を思う。?少子高齢化対策を思う。

  • Suy nghĩ liên tục.

Suy nghĩ liên tục.

Trong ví dụ tiếp theo, “suy nghĩ mang tính liên tục được thể hiện rõ từ cách diễn đạt「明日までに」(Đến ngày mai)「しばらく」(Chốc lát). Bởi vì, những việc được suy nghĩ trong văn cảnh như này đều là những nội dung mang tính logic nào đó, chẳng hạn như phương án thích hợp, trả lời có hoặc không,…nên việc sử dụng「考える」có lẽ là một việc bình thường.

(11)明日までに考えます。しばらく考える時間をください。

Suy nghĩ đến sáng mai. Hãy cho tôi thời gian để suy nghĩ chốc lát.

(12)?明日までに思います。?しばらく思う時間をください。

  • Suy nghĩ có thể kiểm soát theo ý của bản thân.

Trong trường hợp,  có thể nhìn thấy suy nghĩ mang tính cảm xúc trong câu nhưng lại cấm chỉ hành vi suy nghĩ như ví dụ dưới đây thì chúng ta sẽ sử dụng 「考える」chứ không phải là「思う」.

(13)くよくよ考えるな。バカなことを考えるな。

Không lo lắng suy nghĩ nữa. Đừng suy nghĩ vớ vẩn nữa.

(14)?くよくよ思うな。?バカなことを思うな。

「思う」là suy nghĩ không thể kiểm soát theo ý của mình nên khó trở thành dạng cấm chỉ với ý nghĩa “ đừng suy nghĩ” và 「思う」 được sử dụng nhiều trong những trường hợp nhắc nhở nhận thức, phủ định nội dung suy nghĩ hơn là những hành vi suy nghĩ.

Ví dụ:

「通用すると思うな。」(≒通用しない)

Tôi không nghĩ nó có tác dụng ( = không có tác dụng)

「これですむと思うなよ。」(≒これではすまない)

Tôi không nghĩ điều đó dừng lại ở đây (= Không dừng lại ở đây).

Mặt khác, 「考える」cho phép bạn có thể dừng suy nghĩ, bắt đầu suy nghĩ theo ý của mình và người khác cũng có thế cấm suy nghĩ đó. Ngoài những ví dụ trên, nó cũng được sử dụng nhiều trong những tường hợp như 「考えるな,感じろ」(Đừng suy nghĩ, hãy cảm nhận)「それ以上考えるな」(Đừng suy nghĩ nữa). Ngoài ra, phó từ 「くよくよ」có ý nghĩa của suy nghĩ liên tục như là 「いつまでも気にかける」( Lúc nào cũng quan tâm) nên vốn dĩ không thể nói 「くよくよ思う」.

 

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 296

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.