DỊCH MÁY VỪA LÀ ĐỐI THỦ, VỪA LÀ ĐỒNG MINH CỦA NGƯỜI DỊCH (PHẦN 2)

Bài viết này là một cuộc phỏng vấn với ông Yamada Yu, người đang nghiên cứu về lĩnh vực dịch thuật với tư cách là giáo sư của khoa Ngoại ngữ trường Đại học Kansai.

Chủ đề nghiên cứu của giáo sư Yamada là “Nghiên cứu tiến trình dịch thuật”. Ông đang nghiên cứu não bộ sẽ hoạt động như thế nào khi con người dịch một cái gì đó. Và ông nói rằng kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ có ích cho việc phát triển công cụ dịch máy mới nhất được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI).

Bài viết này là phần tiếp theo của phần thứ nhất đã đề cập đến hai nội dung “Dịch máy bước vào thời đại của trí tuệ nhân tạo, hướng đến mục tiêu phát triển hơn nữa” và “Translation for everyone – Dịch máy sẽ mở rộng thị trường dịch thuật”. 

Có thể tham khảo bài viết thứ nhất tại đây

Từ khoa học thần kinh cho đến xã hội học và văn học, phạm vi của nghiên cứu dịch thuật mở rộng

Nghiên cứu dịch thuật

Lĩnh vực mà tôi đang nghiên cứu là lĩnh vực dịch thuật học (Translation Studies), không hẳn là đã được thành lập từ lâu ở Nhật Bản, nhưng nó bắt đầu như một lĩnh vực liên ngành đến các lĩnh vực học thuật khác như văn học, ngôn ngữ học, khoa học nhận thức…và sau đó nó dần trở thành lĩnh vực độc lập. Một trong những lĩnh vực nghiên cứu của riêng tôi được gọi là “Nghiên cứu quá trình dịch thuật”. Khi dịch thì trong đầu người dịch họ sẽ nghĩ cái gì, phần nào của não sẽ hoạt động ra sao? Hoặc về mặt vật lý, họ sẽ hướng ánh nhìn ở đâu và gõ bàn phím như thế nào? Và giữa dịch thuật chuyên nghiệp với những người nghiệp dư, những điều này sẽ giống nhau hay khác nhau? Đó là những gì mà tôi đang nghiên cứu.

Cũng có người trong lĩnh vực này nghiên cứu dịch thuật từ góc độ lịch sử học. Khi nhìn vào các bản biên dịch hay phiên dịch dưới góc độ lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng: vì Kinh Thánh đã được dịch như thế này nên về sau nội dung trong Kinh thánh đã là như vậy, hay điều gì đã xảy ra khi nhà sư Tam Tạng mang Kinh Phật từ Ấn Độ trở về.

Cũng có người nghiên cứu từ góc độ xã hội học. Chẳng hạn như từ “ngực lép” (貧乳) là ngôn ngữ nói trong các cuộc trò chuyện ở Trung Quốc, nhưng nó đã xuất hiện trên các tạp chí và trò chơi ở Nhật Bản. Bởi vì trong tiếng Trung không có từ mang nghĩa đối với từ này nên nó đã được dịch sát nghĩa, từ đó dường như nó đã trở nên phổ biến và vẫn đang tồn tại vững chắc. Đây là một ví dụ về dịch thuật đã mang lại sự thay đổi đến văn hóa của một quốc gia. Và nó cũng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu.

Đôi khi các dịch giả sẽ tổng hợp các kỹ năng dịch thuật mà tự bản thân đã tích lũy được thành cuốn sách về lý thuyết dịch. Cũng có những người nói rằng chủ đề “Văn học và dịch thuật” như một phần trong nghiên cứu văn học của họ. Theo nghĩa rộng hơn, những điều này có thể được gọi là “dịch thuật học” hoặc “nghiên cứu dịch thuật”.

Gần đây, tôi đang tập trung nghiên cứu chủ đề “Liệu dịch thuật có thể được đưa vào giáo dục ngôn ngữ hay không?”. Chúng ta có một cách để học tiếng Anh đó là chỉ được sử dụng tiếng Anh, không được dùng tiếng Nhật mà đúng không. Tuy nhiên, những người biên phiên dịch mà có thể nói là có trình độ ngôn ngữ chuyên nghiệp đỉnh cao, họ lại tận dụng triệt để cả tiếng Anh và tiếng Nhật ở mức độ cao hơn bình thường. Nếu đúng là như thế, vậy cách nghĩ “không được dùng tiếng Nhật khi đang học tiếng Anh”, có thực sự chính xác hay không? Ngoài ra, người ta thường nói rằng “Việc có thể học tiếng Anh khác với việc có thể dịch được tiếng Anh”, có thật sự đúng hay không, và tôi đang cố chứng minh những điều này dưới góc độ khoa học từ các cách thức hoạt động của não bộ.

Trước hết, chúng ta biết rằng những nơi xử lý hoạt động giữa “ngôn ngữ nói” và “ngôn ngữ viết” trong não bộ sẽ có sự khác nhau. Ngôn ngữ viết dù là ngôn ngữ nào đi nữa, cũng sẽ được đặt trong nhóm ngôn ngữ “xử lý phức tạp” và sử dụng cùng một vị trí của bộ não. Ngược lại, “ngôn ngữ nói” mang tính tương đối đơn giản như là ngôn ngữ dùng trong hội thoại hằng ngày, và vị trí trong não bộ được sử dụng cho tiếng Anh và tiếng Nhật là khác nhau. Vì vậy, việc cấm không được sử dụng tiếng Nhật ở giai đoạn học hội thoại tiếng Anh đơn giản là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì vị trí của não bộ được rèn luyện là khác nhau.

Tuy nhiên, trong cùng một đoạn hội thoại, nếu cuộc trò chuyện trở nên phức tạp hơn một chút hoặc có tính chuyên môn hơn thì “ngôn ngữ nói” sẽ trở thành loại “xử lý phức tạp” giống như “ngôn ngữ viết”, và các vị trí não dùng cho tiếng Anh và tiếng Nhật sẽ trở nên giống nhau. Cho dù tiếng Anh bạn không giỏi, nhưng nếu đó là cuộc trò chuyện thuộc về lĩnh vực chuyên môn của bạn thì vẫn sẽ hiểu được trực quan hầu hết nội dung cuộc hội thoại. Điều này có thể giải thích rằng thực tế các vị trí xử lý thông tin của não bộ là giống nhau.

Tôi đã đề cập rằng có một bộ phận của não đảm nhận xử lý ngôn ngữ phức tạp như “ngôn ngữ viết”, và khi dịch, người dịch không chỉ sử dụng bộ phận đó mà đôi khi còn có các bộ phận khác trong não bộ. Chẳng hạn như khi dịch một văn bản giải thích cơ chế của một thiết bị phức tạp, tôi nghĩ người dịch không chỉ dịch theo con chữ mà còn phải đọc hiểu văn bản gốc, vừa tưởng tượng cơ chế hoạt động của thiết bị đó, vừa hình dung trong đầu song song với quá trình dịch. Trong trường hợp đó, phần não xử lý thị lực và trí tưởng tượng cũng được vận động.

Nếu chỉ dịch trong vùng an toàn, bạn sẽ thua các đối thủ của mình

Tôi vốn có sự hứng thú với ngôn ngữ và ngôn ngữ học và tôi đã tiếp tục học lên tại một trường đại học ở Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, tôi đi làm phiên dịch tại một công ty xe ô tô. Sau khi trở về Nhật, tôi làm phiên dịch viên nội bộ cho công ty xe hơi có liên kết với nước ngoài. Và rồi, công việc của tôi chuyển từ biên phiên dịch tiếng Anh sang quản lý dự án phát triển ô tô, và tôi bắt buộc phải nghiêm túc học về quản lý như thế nào. Quản lý dự án đó là việc rất quan trọng và cũng rất thú vị, nhưng công việc có vẻ đã có chút xa vời với sự yêu thích của tôi là ngôn ngữ….Lúc này, tôi nghĩ đến việc thay đổi công việc, và tôi đã chọn công việc quản lý dự án “Bản địa hóa IT” (IT localization), nơi tôi có thể sử dụng kiến thức của mình về quản lý dự án và ngôn ngữ.

Lúc này tôi bắt đầu sử dụng các công cụ hỗ trợ dịch thuật cho dự án “Bản địa hóa IT”. Trong quá trình thu thập thông tin để phục vụ cho nhiều việc học của bản thân, tôi đã biết đến sự tồn tại của Hiệp hội nghiên cứu biên phiên dịch Nhật Bản. Ở đó, có nhiều người đang nghiên cứu dịch thuật, tôi thấy thú vị và muốn tự bản thân cũng thử làm giống như vậy. Cuối cùng, tôi đã đi làm như một người bình thường khoảng 10 năm, nhưng vào năm 2007 tôi bỏ việc để thi vào Viện nghiên cứu sau đại học của trường Đại học Rikkyo và bắt đầu nghiên cứu về dịch thuật. Tôi không muốn chỉ tập trung vào mỗi nghiên cứu của mình, vì vậy tôi đã thành lập công ty dịch thuật tên là “Honyaku Labo” và tiếp tục các nghiên cứu có liên quan đến công việc dịch thuật của mình. Trong lúc nghiên cứu, tôi đã được nhiều trường đại học mời về thỉnh giảng, và hiện tại tôi đang giảng dạy tại khoa Ngoại ngữ học của trường Đại học Kansai từ năm 2015.

Ở trường đại học, tôi đã thử thách mình tham gia dịch phụ đề có từ “悪態的” cùng với các sinh viên của mình. Chúng tôi đã dịch phụ đề cho bộ phim nổi tiếng “Roman Holiday” bằng phương ngữ Kansai. Và từ “abusive” đã được giáo sư Mark Nornes của Đại học Michigan đề xướng dịch là “悪態的”, có ý nghĩa “không bị ràng buộc bởi các luật lệ vốn có từ trước đến nay”. Ở Mỹ, dường như mọi thứ trên thế giới này đều được dịch sang tiếng Anh rất trôi chảy, giống như ngay từ ban đầu đã được viết sẵn bằng tiếng Anh vậy. Đây gọi là “thuần hóa” (domestication). Nhưng nó lại bị Mỹ hóa đến mức người đọc chẳng còn nhận ra là mình đang đọc một thứ gì đó từ một quốc gia khác. Đây có thật sự là một điều tốt không? Chẳng phải người Mỹ nên nhạy cảm hơn với những gì thuộc về thế giới bên ngoài hay sao? Và chẳng phải nên có nhiều cách dịch cho từ “悪態的” hay sao?

Tôi nghĩ những việc như thế cũng có thể nói ngay cả ở Nhật Bản. Chẳng hạn như thế này. Khi dịch một cuốn sách, người dịch sẽ phải sử dụng những cách diễn đạt sao cho tất cả mọi người ai cũng đều có thể hiểu được. Nhưng cá nhân tôi lại nghĩ đó là đang thu mình vào vùng an toàn mà thôi. Dĩ nhiên là để dịch được những bản dịch như thế, người dịch sẽ cần rất nhiều kĩ năng, nhưng thời đại của dịch máy đã tới rồi, nó có thể tạo nên mối nguy hiểm, đe dọa lấn át vai trò của các dịch giả. Và có lẽ loại dịch thuật mà con người đang tìm kiếm chính là kiểu dịch mang “tính lạm dụng”  như trên không?

Mặc dù tuyệt đối không được mang phương ngữ vào phụ đề, nhưng chúng tôi đã bắt đầu thử thách đó bằng cách tự đặt ra những câu hỏi như “Sử dụng phương ngữ tại sao lại không được?”, “Tại sao chúng ta không mạnh dạn đưa phương ngữ vào?”. Dĩ nhiên là không thể đơn giản là bởi vì phương ngữ Kansai thú vị được. Thông thường, phụ đề sẽ là yếu tố hỗ trợ giúp hiểu được nội dung bộ phim, tốt hơn hết là câu chữ đừng gây chú ý quá và nên ở mức độ an toàn. Nhưng mà chúng tôi không nghĩ vậy. Thay vào đó, chúng tôi nghĩ ra phiên bản phụ đề phương ngữ Kansai xuất phát từ ý tưởng “Chúng ta không thể tăng thêm giá trị của tác phẩm bằng dịch thuật của mình sao?”. Nếu có một phụ đề như thế này “Tôi đang sống tại Đấu trường La Mã” thì chuyển sang phiên bản Kansai sẽ là thế này “Tôi đang sống tại Lâu đài Osaka”. Tôi đã hoàn thành bản dịch bằng lòng quyết chí lấy phụ đề làm yếu tố quan trọng.

Nếu muốn trở thành một dịch giả thì điều kiện tiên quyết là phải học. Nếu là một dịch giả thì sẽ phải học trong suốt quãng đời còn lại của mình, và yêu cần tuyệt đối là phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đang hướng tới. Bên cạnh đó, có thể nói hiện nay dịch máy đã xuất hiện như một “đối thủ” của các dịch giả. Tôi nghĩ rằng, người dịch cần phải có đủ sự quyết tâm để biết tất cả những thông tin liên quan đến dịch thuật bao gồm dịch máy và các công cụ hỗ trợ dịch thuật. 

Dịch máy là đối thủ là đồng minh của người dịch

Dịch máy dựa trên công nghệ AI đang ngày càng tiến gần hơn đến với chúng ta. Dù nói nó sẽ “đối thủ” của người dịch trong tương lai nhưng đôi khi đối thủ cũng sẽ trở thành “một đồng minh”. Có lẽ sẽ sớm đến thời đại mà cả dịch giả và dịch máy hợp tác với nhau để thực hiện các dự án lớn. Và để trở thành một dịch giả giỏi thì cần phải biết thực lực của đối thủ là bao nhiêu, điểm gì của bản thân sẽ giúp chiến thắng đối thủ. Tôi cũng phổ biến thông tin thông qua các tạp chí và sự kiện trong hiệp hội doanh nghiệp, vì vậy tôi mong các bạn nhất định hãy trở nên nhạy bén với những điều như vậy và dõi theo các xu hướng mới trong tương lai.

Kể từ bây giờ, trong thời đại mới, nếu chỉ bó hẹp dịch thuật trong vùng an toàn thì sẽ thua các đối thủ cạnh tranh của mình. Tôi hy vọng rằng không chỉ riêng tôi mà sẽ có nhiều dịch giả hơn nữa suy nghĩ về loại dịch thuật mà họ sẽ phải làm với ý muốn thay đổi thế giới thông qua dịch thuật.

Hợp tác phỏng vấn

Giáo sư Yamada Yu

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học West Virginia, ông đã làm biên dịch cho công ty xe hơi ở Mỹ. Sau khi trở về Nhật Bản, ông làm công việc biên phiên dịch nội bộ cho công ty xe hơi có liên kết nước ngoài và làm quản lý dự án phát triển ô tô. Sau khi ông đảm nhận quản lý dự án bản địa hóa ở một công ty chế tác phim tài liệu, vào năm 2007 ông học lên cao học tại trường Đại học Rikkyo và trở thành nhà nghiên cứu truyền thông đa văn hóa. Ông là giảng viên, nhà nghiên cứu khoa Ngoại ngữ học và sư phạm Ngoại ngữ của trường Đại học Kansai. Ông là ủy viên của Hiệp hội Biên phiên dịch Nhật Bản (JAITS).

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 265

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

[email protected]
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065