NHỮNG LƯU Ý VỀ ENTRY SHEET KHI XIN VIỆC Ở CÔNG TY NHẬT

entry sheet (3)

Bên cạnh sơ yếu lí lịch và CV thì các công ty Nhật Bản đòi hỏi ứng viên phải có thêm một loại tài liệu khác, gọi là Entry Sheet – エントリーシート (ES) khi đi xin việc. Đây được xem là một tài liệu tham khảo cho công ty trước buổi phỏng vấn, cũng như giai đoạn đầu tiên của quá trình tuyển chọn. Công ty yêu cầu nộp ES nhằm hiểu rõ bản thân ứng viên hơn, xem ứng viên đó có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không. Việc viết một bản ES tốt là thử thách đầu tiên của ứng viên trong quá trình tìm việc. Dưới đây là những lưu ý cần thiết về cách viết một ES hoàn hảo.

I. Khái niệm và nội dung của Entry Sheet (ES)

1. Khái niệm ES
Entry Sheet (ES) là một trong những tài liệu ứng tuyển đầu tiên bạn phải nộp cho các công ty Nhật cùng với sơ yếu lý lịch hoặc CV. Nó được xem như ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng. Thông qua ES, công ty sẽ tìm hiểu xem bạn là người như thế nào, bạn có phù hợp với công ty và vị trí đang ứng tuyển hay không. Các thông tin bạn ghi trong ES sẽ được nhà tuyển dụng sàng lọc và phỏng vấn dựa theo nó, vì vậy bạn cần phải cẩn thận phân tích bản thân và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi viết.

2. Nội dung trong ES

es

Ngoài những thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, trình độ học vấn (từ mục 1 đến mục 3), ES còn có một số câu hỏi ngắn (từ mục 4 đến mục 6) để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bản thân bạn, ví dụ như: “Bạn là người như thế nào?”, “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?”, “Cho chúng tôi biết về điểm mạnh của bạn”, “Bạn đã đạt được những gì khi còn đi học?”,… Tùy thuộc vào lĩnh vực của từng công ty mà sẽ có số lượng, nội dung câu hỏi khác nhau.

*Điểm khác biệt giữa sơ yếu lí lịch, CV và Entry Sheet
Trong khi sơ yếu lý lịch, CV là tài liệu mô tả quá trình làm việc của bạn trong quá khứ thì ES là tài liệu nhấn mạnh sự nhiệt tình và tiềm năng của bạn cho công việc tương lai. Vì lý do này nên ES có rất nhiều câu hỏi về mục tiêu công việc. Về cơ bản, ES phục vụ mục đích tương tự CV, ngoại trừ việc công ty chỉ định thêm những câu hỏi nào bạn cần trả lời.

Nội dung

Sơ yếu lí lịch

CV

Entry Sheet

Thông tin cá nhân

Thông tin gia đình

  

Bằng cấp

Kinh nghiệm làm việc

Kỹ năng, điểm mạnh

 

Thành tích, giải thưởng

Mục tiêu nghề nghiệp

 

Mặt pháp lý

  

Câu hỏi riêng

  

II. Những điểm cần lưu ý khi viết Entry Sheet (ES)

1. Lưu ý trước khi viết ES
a. Tóm tắt ngắn gọn nội dung bạn muốn truyền đạt
Chắc chắn chẳng có nhà tuyển dụng nào đủ thời gian để ngồi xem hết những câu từ dài dòng lan man không rõ nội dung của ứng viên. Vì thế, quan trọng nhất là bạn phải tóm được ý chính nội dung mình muốn truyền đạt. Và để có được một nội dung thu hút nhà tuyển dụng, bạn phải đưa được ví dụ cụ thể vào trong từng câu hỏi để họ dễ hình dung.

b. Viết kết luận trước
Bạn nên sử dụng phương pháp PREP khi viết ES. PREP là hình thức trình bày nội dung theo thứ tự “Kết luận (P)” → “Lý do (R)” → “Ví dụ cụ thể (E)” → “Kết luận (P)”. Phía nhà tuyển dụng sẽ dễ hình dung nội dung của bạn hơn cách viết thông thường. Ví dụ:
“Điểm mạnh của tôi là luôn có sự cải thiện, đổi mới. Khi tôi thực tập ở vị trí telesales, thay vì sử dụng kịch bản có sẵn, tôi đã tự mình thay đổi nó. Kết quả của sự thay đổi này là trong một tháng, tôi là người có tỷ lệ nhận cuộc hẹn cao nhất trong số những thực tập sinh khác. Ở vị trí nhân viên kinh doanh của công ty, tôi chắc chắn mình có thể tiếp tục tận dụng được điểm mạnh này và giúp tình hình kinh doanh của công ty trở nên khả quan.”

c. Hình thức trình bày
– Nếu viết tay, bạn nên viết cẩn thận, bất kể chữ đẹp hay xấu
– Viết chữ rõ ràng bằng bút bi hoặc bút máy màu đen
– Không sử dụng bút xóa để sửa chữa
– Viết bản nháp, sau đó viết một bản hoàn chỉnh không xóa và không chỉnh sửa
– Nếu đánh máy, nên kiểm tra font chữ và lỗi đánh máy
– Đọc lại thật kĩ bản ES hoàn chỉnh trước buổi phỏng vấn
– Viết sao cho không vượt ra ngoài khung
– Sử dụng thể lịch sự
– Không sử dụng các từ viết tắt

2. Lưu ý trong lúc viết ES
a. Phần thông tin cơ bản
Ngày tháng
– Nhập ngày viết hoặc ngày trước buổi phỏng vấn
– Thống nhất ký hiệu năm (theo niên hiệu hoặc năm dương lịch)

Ảnh thẻ
– Lưu ý các biểu hiện trên khuôn mặt để tạo ấn tượng tốt
– Đối với quần áo, về cơ bản là áo sơ mi, vest có cổ
– Viết tên trường, khoa và tên mình vào mặt sau của ảnh

Tên, ngày sinh
– Hãy viết tên bằng kanji và furigana bằng katakana
– Viết tuổi tại thời điểm viết ES

Địa chỉ, thông tin liên lạc
– Viết tên tỉnh hoặc thành phố trước, không bỏ sót tên thị trấn, địa chỉ thường trú, đường,…
– Hãy viết số điện thoại dễ liên lạc trong ngày
– Nếu không có điện thoại nhà, bạn có thể sử dụng số di động của mình
– Viết địa chỉ email đầy đủ, tên email nghiêm túc

b. Phần trình độ học vấn, quá trình làm việc
Trình độ học vấn
– Nên viết bắt đầu từ trình độ THCS
– Viết tên chính thức của trường và không bỏ sót tên trường
– Nếu chưa tốt nghiệp đại học, bạn có thể ghi năm dự kiến tốt nghiệp
– Thống nhất ký hiệu năm (theo niên hiệu hoặc năm dương lịch)

Quá trình làm việc
– Không nên ghi công việc thời vụ vào ES
– Chỉ ghi nếu bạn đã từng là nhân viên chính thức

3. Lưu ý sau khi viết và trước khi nộp ES
– Có lỗi đánh máy hoặc thiếu sót nào không?
– Đã viết furigana chưa?
– Bạn đã viết tên trường và tên của bạn ở mặt sau ảnh thẻ chưa?
– Ảnh có được dán keo chắc chắn không?
– Địa chỉ, tên trường,… có được viết đầy đủ không?
– Số điện thoại và địa chỉ email có chính xác không?
– Có sai sót ở ngày nhập học và tốt nghiệp không?
– Đã thống nhất cách viết năm theo niên hiệu hay năm dương lịch chưa?

III. Một số câu hỏi thường gặp trong Entry Sheet (ES)

1. Lý do bạn ứng tuyển vào vị trí này? ( 理由動機)
Bạn muốn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy lý do bạn chọn lĩnh vực này và cách bạn có thể đóng góp cho doanh nghiệp của họ. Họ muốn biết lý do tại sao công ty của họ được chọn trong số các doanh nghiệp tương tự khác, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn tìm hiểu công ty của họ thật kỹ lưỡng để có thể đưa ra những lý do thuyết phục.

2. Hãy cho chúng tôi biết về bản thân bạn  (自己 PR
Trong 自己 PR, hãy tập trung vào việc thể hiện cá tính của bạn và lý do bạn phù hợp với văn hóa công ty. Bao gồm những câu chuyện cá nhân có liên quan, từ thời thơ ấu đến vị trí hiện tại của bạn. Mục đích là phải làm cho họ nghĩ rằng: “Tôi phải gặp người này!”

3. Bạn đã học được những gì ở trường?
(学生 時代 い)
Đây là một câu hỏi hoàn hảo để thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề và sự kiên trì của bạn. Để có một lập luận thuyết phục, hãy bắt đầu bằng trải nghiệm thất bại hoặc thất vọng của bạn. Bạn có thể kể cho họ nghe về quá trình vượt qua chúng và những gì bạn học được từ đó. Họ sẽ tìm hiểu về cách bạn đối phó với các tình huống khó khăn và tiềm năng phát triển của bạn cho công việc.

4. Điểm mạnh / điểm yếu của bạn là gì?
( / か)
Đưa ra lập luận thuyết phục bằng cách nêu bật điểm mạnh của bạn bằng những kinh nghiệm trong quá khứ. Sau đó, mô tả cách bạn có thể đóng góp cho công ty với những điểm mạnh này. Đối với những điểm yếu, bạn nên tập trung vào việc bạn đang tích cực tìm cách khắc phục chúng như thế nào. Bạn có thể viết về những trải nghiệm đầy thử thách mà bạn đã đối mặt với những điểm yếu này và cách bạn khắc phục nó.

5. Bạn muốn đạt được điều gì ở công ty chúng tôi?
( )
Một điều rõ ràng là các công ty luôn muốn nhân viên của họ có đam mê với công việc kinh doanh của công ty. Bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng về hướng đi của công ty và nhìn lại những kinh nghiệm của bạn xem nó có thể giúp đỡ công ty hay không.

entry sheet

IV. Một số từ vựng tiếng Nhật về điểm mạnh, điểm yếu khi viết Entry Sheet (ES) hoặc CV

Tiếng Nhật

Romaji

Tiếng Việt

忍耐力

nintai ryoku

kiên trì, kiên nhẫn

集中力

shuchu ryoku

khả năng tập trung

ストレス耐性

sutoresu taisei

chịu được stress

主体性

shutaisei

tính chủ động

学ぶ姿勢

manabu shisei

tinh thần học hỏi

責任感が強い

sekininkan ga tsuyoi

tinh thần trách nhiệm cao

誠実さ

seijitsusa

thành thật

真面目さ

majimesa

nghiêm túc

チームワークスキル

chimuwaku sukiru

kỹ năng làm việc nhóm

プレゼンテーション力

purezenteshon ryoku

kỹ năng thuyết trình

交渉力

kosho ryoku

kỹ năng đàm phán

論理的思考力

ronriteki shikou ryoku

khả năng tư duy logic

PCスキル

PC sukiru

kỹ năng vi tính

計画力

keikaku ryoku

khả năng lập kế hoạch

心配性

shinpaishou

hay lo lắng

優柔不断

yujufudan

thiếu quyết đoán

あがり症

agarisho

hay ngượng ngùng

マイペース

maipesu

chỉ thích làm theo ý mình

せっかち

sekkachi

thiếu kiên nhẫn

頑固

ganco

cứng đầu, bướng bỉnh

飽きっぽい

akippoi

hay thay đổi

お節介

osekkai

nhiệt tình thái quá

神経質

shinkeishitsu

dễ nhạy cảm

自信が無い

jishin ga nai

không tự tin

理屈っぽい

rikutsuppoi

hay nói lí lẽ

注意散漫

chuisanman

hay mất tập trung

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 335

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

[email protected]
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065