“Bản địa hoá” là gì? Có gì khác so với dịch thuật?

“Bản địa hoá” là gì? Có gì khác so với dịch thuật?

Nếu là người đã từng đi du lịch nước ngoài thì chắc hẳn ai cũng đã một lần bối rối trước sự khác biệt về tập quán, văn hoá, pháp luật của nước ngoài đúng không? Chẳng hạn như, ở Nhật Bản thì họ rất coi trọng văn hoá hiếu khách và việc nhận được dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt khi đi mua sắm hoặc đến nhà hàng là một điều rất phổ biến. Nhưng ở nhiều quốc gia khác không phải lúc nào cũng phải làm vậy. Hoặc là, ở Nhật Bản việc học sinh tiểu học đi bộ đến trường và về nhà ngay từ khi còn nhỏ cũng là một chuyện hết sức bình thường nhưng có vẻ như nhiều người nước ngoài du lịch tại Nhật lại bất ngờ về chuyện này.

Chính vì vậy, tuỳ vào mỗi quốc gia mà văn hoá, tập quán và giá trị quan sẽ có nhiều điểm khác nhau. Nên khi tiến hành dịch thuật ta cần phải cân nhắc những sự khác biệt này để tạo nên câu văn phù hợp với quốc gia đó. Đây chính là “ bản địa hoá” bản dịch. Đó là lý do tại sao lần này IFK sẽ giải thích cụ thể về “bản địa hoá” nên chú ý khi dịch thuật tiếng Nhật sang ngôn ngữ khác.

ban dia hoa la gi

1. Bản địa hoá là gì?

Bản địa hoá có nghĩa là phải làm cho ngôn ngữ tương thích nhất với ngôn ngữ sử dụng ở quốc gia khác để các sản phẩm sản xuất ở quốc gia này có thể sử dụng ở quốc gia khác.

Vốn dĩ trước đây thì “bản địa hoá” là từ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực IT và nó dùng để ám chỉ việc dịch thuật giao diện phần mềm nhưng hiện nay việc tiến hành bản địa hoá trong lĩnh vực dịch thuật cũng đã trở nên phổ biến. Chẳng hạn như , nếu một thành ngữ được sử dụng trong một bộ phim phương Tây được công chiếu ở Nhật Bản, mà cứ để nguyên như vậy dịch sát nghĩa sang tiếng Nhật thì thường sẽ không truyền tải được nhiều ý nghĩa. Nên người ta sẽ thay bằng thành ngữ tiếng Nhật có ý nghĩa gần giống với thành ngữ tiếng Anh và tiến hành bản địa hoá tạo thành phụ đề. Một ví dụ khác, nếu anime (hoạt hình của Nhật) được xuất khẩu sang nước ngoài thì nó không chỉ được dịch sang ngôn ngữ của nơi xuất khẩu mà còn có trường hợp thay đổi cả cài đặt chi tiết và cảnh quay theo văn hóa và phong tục của quốc gia đó. Điều này cũng có thể gọi là bản địa hoá. Bằng cách vừa trân trọng thế giới quan trước đó, vừa thêm vào những chỉnh sửa – thay đổi cần thiết sẽ làm cho quốc gia đó dễ chấp nhận hơn.

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không có hiểu biết về bản địa hoá?

Người ta nói rằng nếu chuyển một ngôn ngữ sang tiếng nước ngoài thì điều quan trọng là bạn phải hiểu biết về bản địa hoá. Bởi vì nếu như một văn bản đã chuyển đổi mà không nhận thức được bản địa hoá thì nó sẽ giống như một bản dịch tối nghĩa. Nên sẽ có trường hợp, đối với người của quốc gia có nền văn hoá, tập quán, pháp luật, tôn giáo khác thì nó sẽ trở thành câu văn vô nghĩa. Ví dụ, câu “I could eat a horse” ở trong tiếng Anh là một câu có phép ẩn dụ. Câu này nếu dịch sát nghĩa thì nó sẽ trở thành “ngay cả con ngựa tôi cũng có thể ăn”, nhưng thực chất câu này lại mang ý nghĩa chỉ trạng thái “đói bụng cồn cào”. Đối với các quốc gia phương Tây thì ngựa tồn tại thân thuộc như một người bạn quý giá nên việc ăn ngựa là một điều không thể nào nghĩ đến. Câu gốc nó thể hiện ý nghĩa là đói bụng tệ đến mức dường như có thể ăn cả con ngựa. Nên khi sử dụng câu “ ngay cả con ngựa tôi cũng có thể ăn” được dịch sát nghĩa mà không có nhận thức về bản địa hoá thì sẽ không truyền tải được ý nghĩa vốn có của câu.

Ngoài ra, trong trường hợp của tiếng Trung Quốc thì có 2 loại chữ là “ chữ phồn thể” và chữ giản thể”, nên tuỳ vào mỗi nơi mà nó sẽ được sử dụng khác nhau. Vì vậy, nếu tiến hành dịch mà mà không hiểu rõ về từng điểm khác nhau, không chỉ không truyền tải được nghĩa vốn có mà thậm chí còn không thể hiểu được câu.

3. Sự khác biệt của bản địa hoá, dịch thuật và copywriting

ban dia hoa-dich thuat-copywriting

Bản địa hoá và dịch thuật thường được sử dụng với ý nghĩa giống nhau, nhưng chính xác thì dịch thuật là thao tác “ chỉ thay đổi ngôn ngữ”, cụ thể là dịch từng câu từng chữ là phổ biến. Mặt khác, bản địa hoá thì có nghĩa là sau khi xem xét các bối cảnh khác nhau như văn hoá, tập quán, xu hướng, tôn giáo của quốc gia mà ngôn ngữ đó được sử dụng rồi tiến hành thao tác làm cho phù hợp với quốc gia đó. Ví dụ, việc thay đổi đơn vị tiền tệ sang tiền tệ của quốc gia khác và việc điều chỉnh ngày giờ thành ký hiệu của quốc gia đó chính là bản địa hoá.

Mặt khác, copywriting là quá trình chỉnh sửa và làm lại văn bản quảng cáo trong bổi cảnh của những nền văn hoá, tập quán khác nhau để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Vì ngoài bản địa hoá và dịch thuật thì ta cũng cần phải lưu ý đến việc xây dựng thương hiệu và đặt mục tiêu nên các kỹ năng cao hơn cũng được yêu cầu.

4. Những điều cần lưu ý khi thực hiện bản địa hoá

Vậy thì, trong thực tế nếu tiến hành bản địa hoá thì cần phải lưu ý những điểm nào? Điều quan trọng nhất là ta phải hiểu rõ về quốc gia mà ta sẽ biên dịch. Không chỉ văn hoá và tập quán của quốc gia đó, mà ta cũng phải hiểu rõ về pháp luật, vấn đề thời sự, xu hướng… để tạo nên câu văn tự nhiên và dễ được chấp nhận hơn.

Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp sau khi hiểu toàn bộ văn hoá, tập quán, xu hướng của quốc gia đó rồi mới dịch thì sẽ rất khó. Do đó, nếu cảm thấy khó khăn, tại sao bạn không cân nhắc việc nhờ đến một công ty dịch thuật?

Hãy để Công Ty Giáo Dục Và Dịch Thuật IFK giúp bạn bản địa hoá bản dịch

Khi dịch thuật web đa ngôn ngữ thì việc tham khảo những nội dung đã đề cập ở trên và hiểu biết về bản địa hoá rất là quan trọng. Dù vậy, để bản địa hóa thì điều cần thiết là phải hiểu biết sâu sắc về luật pháp, văn hóa và điều kiện xã hội của quốc gia cần biên dịch. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc tự tiến hành bản địa hóa thì việc nhờ đến công ty dịch thuật thực hiện bản dịch bản địa hóa cũng là một phương pháp.

Công Ty TNHH Dịch Thuật Và Giáo Dục IFK không chỉ có thể bản địa hóa mà còn dịch nhiều văn bản và ngôn ngữ khác nhau. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến biên dịch, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với IFK.

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 464

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

[email protected]
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065