THỦ TỤC LY HÔN GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

ly hon nhat ban va viet nam

Luật lệ mỗi nước đều khác nhau tùy thuộc vào môi trường và con người họ chung sống. Trên phương diện pháp luật, kết hôn ở Việt Nam sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản. Vậy nếu ly hôn thì các thủ tục liên quan cũng sẽ rắc rối như vậy? Để tránh gặp rủi ro không đáng có khi ly hôn ở Nhật thì bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!

Đầu tiên chúng ta sẽ đi qua sự khác nhau của luật lệ ly hôn ở Việt Nam và Nhật Bản.

THUẬN TÌNH LY HÔN

Mục Việt Nam Nhật Bản
Thủ tục _Đơn ly hôn _Giấy chứng nhận kết hôn _CMND hoặc căn cước của 2 vợ chồng _Khai sinh con chung (nếu có) _Sổ hộ khẩu gia đình _Giấy tờ về tài sản hoặc công nợ chung (nếu có) _Đơn yêu cầu giải quyết nhân sự (đơn ly hôn) _Giấy chứng nhận kết hôn _Giấy tờ chứng minh thân phận của 2 vợ chồng _Khai sinh cong chung (nếu có) _Tài liệu chứng minh nơi cư trú của hai bên _Giấy tờ về tài sản hoặc công nợ chung (nếu có)
Qui trình B1: Thụ lý đơn ly hôn B2: Chờ tòa xét đơn và nộp lệ phí B3: Hòa giải B4: Sau thời gian hòa giải không thành ⇒ Tòa án công nhận ly hôn. B1: Nộp hồ sơ ly hôn và chờ nhận thông báo B2: Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì sẽ báo về và người làm đơn nộp lệ phí tại Chi cụ thi hành án B3: Tham gia các buổi làm việc tại tòa theo triệu tập. B4: Sau 7 ngày tham gia giải quyết tại tòa nếu vẫn không thay đổi ý kiến ⇒ Tòa án công nhận ly hôn.
Thời gian Mất khoảng 2 đến 3 tháng kể từ ngày tòa thụ lý. (2 đến 3 tháng này tiêu tốn ở mục hòa giải) Mất khoảng 7 ngày đến 2 tuần để hoàn thành tất cả hồ sơ. (tính cả thời gian chờ nhận thông báo triệu tập) (thời gian tính từ ngày tòa thụ lý hồ sơ)

Trong quá trình ly hôn thuận tình gặp phải vấn đề không thể giải quyết thống nhất được thì sẽ bị chuyển sang thành ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN.

ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Mục Việt Nam Nhật Bản
Thủ tục Tương tự thuận tình ly hôn Tương tự thuận tình ly hôn Khác đơn ly hôn của mục này là “Đơn khởi kiện”
Qui trình B1: Thụ lý đơn ly hôn B2: Hòa giải. (nếu không thể hòa giải ⇒ B3) B3: Xét xử (mở tòa sơ thẩm xét xử) ⇒ Sau khi xét xử xong sẽ có bản án chấm dứt hôn nhân. B1: Nộp hồ sơ ly hôn B2: Nhận thông báo bổ sung nếu tòa yêu cầu và nộp tạm ứng án phí tại Tòa án có thẩm quyền. B3: Hòa giải (nếu không thể hòa giải ⇒ B4) B4: Mở phiên tòa xét xử ly hôn B5: Sau khoảng tgian tố tục nếu không có thay đổi ý kiến ⇒ Đồng ý ly hôn và có bản án chấm dứt hôn nhân
Thời gian 4 đến 6 tháng kể từ ngày tòa thụ lý. (tăng lên tùy theo thời gian tranh chấp) Tùy theo tranh chấp của hai bên.

Vậy muốn làm thủ tục ly hôn ở Nhật Bản chúng ta phải làm thế nào?

_Điều kiện cần: Xác định cách thức ly hôn:
Như đã nêu ở trên, tại Nhật Bản hiện hành ba loại ly hôn điển hình:

  1. Thuận tình ly hôn (協議離婚) – Ly hôn dân sự :Theo Điều 763 BLDS Nhật Bản, đây là trường hợp ly hôn thông qua sự thảo luận giữa hai bên đương sự.Nếu có một bên vợ hoặc chồng khồng đồng ý dù là bất cứ lý do nào kể cả bạo lực gia đình, ngoại tình … cũng không thể ly hôn.
  2. Hòa giải ly hôn (調停離婚):Nếu có tranh chấp giữa các bên đương sự về lý do ly hôn, điều kiện ly hôn,… mà không thể ly hôn thuận tình thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu hòa giải ly hôn tại Tòa án gia đình.
  3. Phán quyết ly hôn (判決離婚):Theo Điều 770 BLDS Nhật Bản, nếu việc hòa giải ly hôn không thành thì có thể Tòa án gia đình sẽ hoàn tất việc ly hôn theo thẩm quyền của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể hoàn tất việc ly hôn bằng cách kiện tụng.

_ Điều kiện đủ:
Ly hôn tại Nhật thường chia ra hai trường hợp phố biến là trường hợp người Việt- Việt muốn ly hôn tại Nhật và người Việt- Nhật ly hôn tại Nhật.

Trường hợp 1: Việt - Việt:

Theo luật lệ của Nhật Bản và Việt Nam thì người Việt mặc dù sinh sống tại Nhật thì vẫn bắt buộc phải ly hôn theo luật lệ của đất nước gốc của cả hai vợ chồng là Việt Nam.
⇒ Cách thực hiện cho trường hợp này là liên hệ với Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán tại Nhật để ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

Trường hợp 2: Việt - Nhật

_ Ly hôn thuận tình:
Thủ tục ly hôn theo hình thức này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần nộp các giấy tờ đã được nêu đầu bài viết cho văn phòng hành chính thành phố, quận, thị trấn, làng xã tại nơi cư trú hoặc nơi thường trú của vợ hoặc chồng. Một lưu ý khi soạn đơn ly hôn là cần có chữ ký viết tay/đóng dấu của 2 người làm chứng từ 20 tuổi trở lên, nếu người nước ngoài là người làm chứng thì người đó phải đủ tuổi thành niên theo luật ở nước của người đó.

_ Ly hôn hòa giải:
Tại đây, hòa giải viên sẽ lắng nghe ý kiến của hai bên đương sự và tiến hành hòa giải. Các hòa giải viên sẽ hòa giải về quyền nuôi con, chi phí cấp dưỡng, phân chia tài sản, trao đổi việc thăm nom con cái,… Trường hợp hòa giải ly hôn đã thành công, thì trong vòng 10 ngày, bạn hãy gửi bản sao biên bản hòa giải ly hôn kèm theo đơn xin ly hôn để tiến hành thủ tục ly hôn.

_Phán quyết ly hôn:
Trong trường hợp ly hôn theo hình thức này, bạn cần gửi kèm bản sao của bản phán quyết cùng giấy chứng nhận quyết định của tòa án, hoặc bản sao của bản phán quyết cùng giấy chứng nhận quyết định của tòa án kèm với đơn xin ly hôn.

Trường hợp đặc biệt: Yêu cầu tòa án không thụ lý ly hôn.

_ Vợ hoặc chồng có thể làm đơn yêu cầu không thụ lý đến văn phòng hành chính thành phố, quận, thị trấn, làng xã để ngăn việc đối phương nộp đơn xin ly hôn trong khi mình không biết, không để việc ly hôn được giải quyết một cách đơn phương. Yêu cầu này không có giới hạn thời gian hiệu lực.
 Tuy nhiên, để thực hiện quyền này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Một trong các bên đương sự phải là người Nhật. Để đưa ra yêu cầu, bạn cần có con dấu của người yêu cầu (nếu người yêu cầu là người Nhật) và giấy tờ xác minh danh tính (loại giấy tờ có ảnh chụp của người đó). Ngoài ra, người yêu cầu phải tự trực tiếp làm thủ tục tại quầy.
+ Yêu cầu không thụ lý này chỉ có thể thực hiện trong trường hợp kết hôn, ly hôn thuận tình, nhận con nuôi, hủy bỏ mối quan hệ con nuôi theo thỏa thuận và công nhận.

Lưu ý quan trọng:
_ Ly hôn sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày tòa án chấp thuận ly hôn chứ không phải ngày thụ lý hồ sơ ly hôn.
_ Vấn đề đối với công dân Việt Nam là sau ly hôn bạn cần trình báo với Cục quản lí xuất nhập cảnh trong vòng hai tuần sau đó.

Trên đây là những thông tin cần thiết về thủ tục ly hôn tại Nhật Bản. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho người dân Việt Nam khi sinh sống tại Nhật Bản.

Xin cảm ơn!

Công Ty Giáo Dục Và Dịch Thuật IFK

Địa chỉ 1: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Địa chỉ 2: Tầng 5 – C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật, Dịch thuật công chứng uy tín tại Tp Hồ Chí Minh.
Thường xuyên mở các lớp đào tạo tiếng Nhật tại Bình Tân – Tp. Hồ Chi Minh.
Dịch vụ tư vấn chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản
Email: [email protected]
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 233

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

[email protected]
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065