Dịch thuật video có gì khác với các loại hình dịch thuật khác? Tìm hiểu về dịch thuật video

Khi xem phim truyền hình hay điện ảnh của nước ngoài chúng ta luôn có thể thấy phụ đề hay thuyết minh lồng tiếng, những cái đó đều được gọi là dịch thuật video. Dù có thể dễ dàng bắt gặp được nhưng chắc hẳn có khá nhiều người vẫn chưa thực sự biết về dịch thuật video. Các loại hình trong dịch thuật có thể phân thành ba nhóm lớn là dịch thuật hành chính, dịch thuật văn học và dịch thuật video.

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu sơ bộ các loại hình dịch thuật và tập trung giải thích về loại hình dịch thuật video.

1. Các loại hình dịch thuật

Trước hết chúng tôi sẽ nói về các loại hình dịch thuật.

Cac loai hinh dich thuat

Dịch thuật hành chính

Dịch thuật hành chính là dịch thuật các loại tài liệu có liên quan đến các lĩnh vực công việc, chẳng hạn như sách về kinh doanh v.v. Đây là một loại hình dịch thuật phổ biến, có thể nói hầu hết các dịch vụ dịch thuật được cung cấp bởi các công ty dịch thuật đều nằm trong loại hình này. Lĩnh vực dịch thuật của nó rất rộng nên đòi hỏi dịch giả có trình độ chuyên môn cao.

Các lĩnh vực dịch chính gồm IT, tài chính, kinh doanh, marketing, du lịch, ngoài ra còn có các văn bản thông cáo của cơ quan nhà nước, văn phòng chính phủ v.v. Không chỉ đa dạng về mặt nội dung mà dịch thuật hành chính còn đa dạng về chủng loại bản dịch như là pamphlet, tài liệu văn phòng công ty… Có thể xem đó là đặc trưng của loại hình dịch thuật này.

Dịch thuật văn học

Dịch thuật văn học ban đầu vốn chỉ đề cập đến dịch thuật các tác phẩm văn học như truyện, tiểu thuyết,… nhưng bây giờ cũng bao gồm cả thể loại nonfiction như sách kinh doanh. Điểm khác biệt của loại hình dịch thuật này là bản dịch được biên soạn thành sách và xuất bản.

Đối tượng dịch của dịch thuật văn học là tác phẩm văn học thuần túy, huyền bí, kinh dị, giả tưởng, văn học thiếu nhi, sách tranh, cũng như các tác phẩm tài liệu thực tế và các loại sách hướng dẫn v.v.

Khách hàng hầu hết là các công ty xuất bản. Thế nhưng ngoài các công ty dịch thuật còn có không ít dịch giả làm việc cá nhân cũng theo loại hình này.  Dịch thuật trong lĩnh vực này đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng không chỉ về kỹ năng dịch thuật mà còn phải có trình độ tiếng Việt và khả năng đọc hiểu cực kỳ cao, cũng như hiểu biết về bối cảnh và hoàn cảnh tác phẩm ra đời, kiến thức văn hóa và chính trị.

Bên cạnh đó, người dịch thuật văn học hay video có thể được xem là “dịch giả”, cũng có thể chỉ được xem là một biên dịch viên thông thường.

Dịch thuật video

Đối tượng dịch của dịch thuật video là các chương trình tin tức, thời sự, phim tài liệu, chương trình thể thao, nấu ăn,… Đặc biệt, cùng với sự phát triển của CNTT và sự phổ biến của smartphone, số video được đăng tải trên các kênh kết nối internet như Youtube, Tiktok ngày càng nhiều hơn, nên nhu cầu dịch thuật video cũng ngày một tăng.

Các sản phẩm đa ngôn ngữ không chỉ riêng tiếng Anh mà cả tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, ngôn ngữ các nước châu Âu,…cũng ngày càng nhiều. Tuy vậy, trong ngành này hiện nay vẫn luôn thiếu hụt những dịch giả ưu tú.

Dịch thuật video có cách diễn đạt và những quy ước khác với dịch thuật hành chính và dịch thuật văn học. Do đó dù là các chuyên gia trong loại hình dịch thuật khác cũng không đảm bảo được họ có thể dịch thuật video.

Chúng tôi sẽ đi vào chi tiết hơn về các quy ước có trong dịch thuật video ở phần tiếp theo.

2. Nhu cầu dịch thuật video ngày càng tăng

Dich thuat video

Dịch thuật video là dịch âm thanh và văn bản trong phim ảnh, truyền hình TV,… Trong đó được chia thành 3 kiểu: dịch phụ đề, dịch lồng tiếng và dịch thuyết minh.

Dịch phụ đề và dịch lồng tiếng là dịch lời thoại và lời tường thuật trong phim ảnh, DVD, chương trình truyền hình, v.v. Dịch thuyết minh là kỹ thuật chồng giọng đã dịch lên trên giọng gốc (vẫn giữ lại giọng gốc ở mức âm lượng nhỏ).

Trong dịch thuật video có những quy ước đặc biệt rất khác với các loại hình dịch thuật khác.

Giới hạn số chữ

Trong dịch thuật video, số chữ bị hạn chế để không gây ảnh hưởng đến video. Bởi vì nếu phụ đề có quá nhiều chữ đến nỗi người xem chỉ lo tập trung vào đọc phụ đề thì sẽ bỏ qua việc thưởng thức tác phẩm. Vì vậy, khi dịch cần chú ý để người xem có thể dễ dàng đọc xong phụ đề trước khi diễn viên nói xong lời thoại. Đối với phụ đề tiếng Nhật có quy tắc “không quá 4 chữ mỗi giây”. Ngoài ra, tuy trong bản dịch lồng tiếng không có giới hạn về số chữ nhưng cần chọn những từ hài hòa với khẩu hình và chuyển động khuôn miệng của diễn viên.

Các quy tắc riêng

Đối với phụ đề tiếng Nhật, để giản lược tối thiểu số chữ nên sẽ không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. Thay vì dùng dấu chấm, dấu phẩy thì sẽ dùng khoảng trắng để tách câu. Sự cân bằng giữa chữ và khoảng trắng sẽ làm phụ đề dễ đọc hơn.

Trong trường hợp dịch lồng tiếng bạn nên chọn những từ dễ nghe hiểu và tự nhiên. Từ đồng âm có thể gây hiểu lầm vậy nên bạn nên dùng những từ có thể hiểu được chính xác ngay khi nghe thấy.

Bạn nên cân nhắc dịch sao cho ngắn gọn mà vẫn dễ hiểu. Tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được dùng từ ngữ nhạy cảm. Tóm lại với dịch thuật video, bạn cần dựa theo các quy ước đó để lựa chọn từ ngữ sử dụng sao cho phù hợp.

Không có chú thích

Bạn có thể biết về ngôn ngữ, văn hóa, v.v của các nước khác khi xem phim ảnh hay chương trình giải trí của nước họ. Tuy nhiên việc chuyển đổi các phong tục, tập quán, văn hóa xa lạ với người Việt thành tiếng Việt, trong khi vẫn phải đảm bảo giới hạn số chữ là việc rất khó.

Nếu bạn hầu như không biết gì về quốc gia nơi bộ phim hay video đó được làm ra thì lại càng khó khăn gấp bội. Với dịch thuật văn học, bạn có thể thêm chú thích cho những từ không phổ biến, nhưng với dịch thuật video (đặc biệt là dịch lồng tiếng hay dịch thuyết minh), thêm chú thích là điều không thể.

Các kỹ năng cần thiết trong dịch thuật video

Bởi vì có những quy ước đã nói đến ở trên nên việc dịch thuật video đòi hỏi khả năng đọc hiểu và biểu đạt ngôn ngữ thành thục. Ngay cả khi bạn có năng lực ngoại ngữ giỏi mà lại không có kỹ năng tiếng Việt tốt, thì bạn cũng không phù hợp với công việc dịch thuật video.

Những người có khả năng ngoại ngữ tốt cũng thường cảm thấy khó chịu với phụ đề hay lồng tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu dịch dựa quá sát bản gốc thì nghĩa của bản dịch tiếng Việt sẽ trở nên khó hiểu và diễn biến mạch logic cũng mơ hồ không rõ.

Trong dịch thuật video cần nắm bắt được ẩn ý và sắc thái phía sau lời thoại, tinh tế dùng từ truyền tải điều đó theo sát với tác phẩm chứ không phải cứ dịch bám sát mặt chữ bản gốc mà thôi.

Dịch thuật là cách để truyền đạt ý nghĩa nội dung cho những người không hiểu được ngôn ngữ gốc, vậy nên “truyền đạt” là yếu tố cần ưu tiên hàng đầu. Dù cho bản dịch có chính xác thế nào nhưng nếu không truyền tải được ý nghĩa thì cũng không thể được xem là một bản dịch chính xác.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 496

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

[email protected]
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065