Những đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc

NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC

Các đặc điểm trong văn hóa doanh nghiệp của một quốc gia cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Đặc biệt, các doanh nghiệp Hàn Quốc mang những đặc trưng văn hóa rất riêng. Hiện nay, chúng ta có thể thấy một số văn hóa trong doanh nghiệp đã dần được thay đổi nhưng vẫn còn những nét đặc trưng ăn sâu vào gốc rễ. Vì vậy, thông qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các đặc trưng văn hóa thường thấy ở các doanh nghiệp Hàn Quốc, điều đó sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên có ý định làm việc ở các doanh nghiệp Hàn Quốc. Sau đây là một số đặc trưng chính thường thấy.

1. Văn hóa doanh nghiệp theo “chủ nghĩa gia đình”

Đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc, không chỉ riêng các doanh nghiệp lớn thuộc các tập đoàn tài phiệt (chaebol) mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng quản lý doanh nghiệp theo thể chế kinh doanh sở hữu “nepotism” hay còn gọi là “chủ nghĩa gia đình”, tập trung vào các nhà sáng lập. Nói cách khác, “chủ nghĩa gia đình” tức là việc quản lý tập trung vào gia đình, chưa tách biệt quyền sở hữu và kinh doanh (quyền sở hữu và quyền kinh doanh không tách rời nhau). Điều này đã trở thành một đặc trưng thường thấy nhất ở các doanh nghiệp Hàn Quốc. Đồng thời chỉ ra việc quản lý kinh doanh trên nền tảng “chủ nghĩa độc quyền” và “phi dân chủ hóa” tập trung vào tính khép kín của doanh nghiệp.

2. Văn hóa kế thừa tinh thần của người sáng lập và thể chế kinh doanh tập quyền

Hầu hết, khi so sánh với các doanh nghiệp nước ngoài thì tư tưởng kinh doanh và hình thức quản lý của các doanh nghiệp Hàn Quốc chỉ dừng lại ở mức kế thừa ý chí khởi nghiệp của các nhà sáng lập. Người sáng lập đang được “thần thánh hóa”, từng lời nói của người sáng lập trở nên quyền lực hơn nên kinh doanh không thể thoát khỏi thể chế tập quyền. Và tất nhiên, hình thức quản lý như vậy sẽ có ưu điểm và nhược điểm. Tuy nhiên nếu nhìn vào tình hình hiện tại thì hình thức kinh doanh như thế này cần phải bị xóa bỏ. Trên thực tế là hiện nay một số doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đang dần xóa bỏ hình thức này.

3. Văn hóa tổ chức theo “chế độ gia trưởng” và các thành viên tổ chức có lòng trung thành cao

Trong một xã hội vốn dĩ mang tính gia trưởng như Hàn Quốc, không có gì lạ khi các doanh nghiệp được tổ chức theo “chế độ gia trưởng (paternalism)”. Các thành viên trong tổ chức là những thành viên trong gia đình gắn bó với cái gọi là cha đỡ đầu (father) và con trai (son). Trong khi cha đỡ đầu chịu trách nhiệm “kiếm miếng ăn” thì gia đình sẵn sàng trung thành với cha đỡ đầu và cống hiến cả cuộc đời họ. Có thể nói rằng cơ hội để Hàn Quốc có thể phát triển nhanh chóng trong thời gian qua cũng được bắt nguồn từ đặc trưng này. Tuy nhiên, trong thực tế, do gia đình hạt nhân (gia đình có hai thế hệ) đang tăng dần nên đặc trưng này sẽ phải thay đổi.

4. Văn hóa tổ chức theo “chủ nghĩa tình cảm” và “chế độ thâm niên”

Nếu xã hội phương Tây là xã hội năng lực thì xã hội Hàn Quốc là xã hội tình cảm. Các đặc trưng văn hóa xã hội được kết nối chặt chẽ với các mối quan hệ huyết thống, mối quan hệ láng giềng, mối quan hệ trong môi trường học tập,… do đó “chế độ thâm niên (seniority)” dựa trên trình tự thâm niên, từ lớn đến bé là khuôn khổ cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp. Mặc dù điều này đảm bảo được sự tôn trọng và hòa thuận bên ngoài nhưng các tổ chức sẽ bị mất khả năng cạnh tranh do thiếu tính hợp lý và theo chủ nghĩa độc tài.

5. Văn hóa theo “chủ nghĩa cá nhân” và công nghiệp hóa theo sự chỉ đạo của chính phủ

Trong quá trình xúc tiến kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế từ năm 1961, kinh tế đã phát triển chủ yếu dựa vào sự lãnh đạo của các cơ quan nhà nước và đây là giải pháp duy nhất tại thời điểm đó. Vì vậy, nhờ vào năng lực thống trị của nhà lãnh đạo vĩ đại Park Chung Hee mà Hàn Quốc khi đó đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và đẩy lùi 5000 năm chìm trong cảnh nghèo đói.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã có nền tảng về kinh tế, việc chính phủ tham gia sâu vào nền kinh tế đã làm gia tăng sự hỗn loạn, vì phá hủy nền kinh tế thị trường và cả chủ nghĩa dân chủ tự do. Ngay lúc này, sự cần thiết của “chính phủ nhỏ (small government)” lớn hơn bao giờ hết. Do đó, “chủ nghĩa cá nhân” ăn sâu vào trong các doanh nghiệp phải nhanh chóng bị xóa bỏ.

6. Văn hóa giá trị quan theo “chủ nghĩa được ăn cả ngã về không” và sự xuất hiện của “chủ nghĩa zombie”

Ngày nay, mặc dù đặc trưng văn hóa này có thể thấy ở khắp nơi trên thế giới, nhưng có thể nói “điểm mù” của chủ nghĩa tư bản ở Hàn Quốc là do sự du nhập vô kế hoạch của văn hóa phương Tây trong quá trình phát triển kinh tế chỉ trong một thời gian ngắn. Điều này đã dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Lúc này niềm tin vô giá vào uy lực của đồng tiền đã dẫn đến sự xuất hiện của tư tưởng coi trọng “chủ nghĩa được ăn cả ngã về không”, còn có tên gọi khác là “chủ nghĩa zombie”, từ đó đạt đến thời kì đỉnh cao của “chủ nghĩa tư bản dân đen (pariah capitalism)”. “Chủ nghĩa zombie” gồm những người muốn kiếm tiền và thoải mái sử dụng những đồng tiền đó, đồng thời họ cũng tránh các ngành 3D và giết thời gian với tâm thế ung dung tự tại, tránh xa những rắc rối. Đây là những người khôn ngoan, muốn bảo vệ bản thân, tùy vào hoàn cảnh mà họ chỉ tuân thủ theo hình thức chứ không làm tròn hết trách nhiệm. Trong môi trường có lợi cho bản thân thì họ cố gắng hết mình và làm những hành động trái với quy định. Ngược lại, trong lúc khủng hoảng thì họ sẽ án binh bất động, không làm gì cả, từ đó khiến cho tổ chức bị giảm năng suất. Nói một cách đơn giản, đây là những người muốn kiếm nhiều tiền chỉ trong một lần.

Đây là các đặc điểm văn hóa doanh nghiệp thường thấy trong các doanh nghiệp Hàn Quốc. Những đặc trưng này có thể giúp doanh nghiệp của đất nước này tăng trưởng và phát triển. Nhưng thời đại đã thay đổi, những đặc trưng này cũng không còn phù hợp nữa, vì vậy các nhà kinh doanh hiện đại cũng mong muốn có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn để giải quyết vấn đề này.

Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 350

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

[email protected]
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065