8 chiến lược dịch thuật có thể bạn đã biết (Phần 1)

8 chiến lược dịch thuật có thể bạn đã biết (Phần 1)

Dịch thuật là một chuỗi các hành động nhằm kết xuất các từ ở ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích nhưng vẫn giữ nguyên độ chính xác về mặt ý nghĩa của tài liệu gốc. Để làm được điều đó, dịch giả cần phải sử dụng đến các giải pháp, kỹ thuật dịch,… liên quan để có thể mang lại chất lượng bài dịch cao hơn, cũng như giải quyết được các vấn đề phát sinh trong tác vụ dịch. Dưới đây là 8 chiến lược dịch thuật (translation strategies) của Giáo sư nghiên cứu dịch thuật Mona Baker mà bạn có thể dùng đến.

8 chiến lược dịch thuật có thể bạn đã biết (P1)

1. Dịch bằng một từ mang nghĩa tổng quát hơn

Đây là một trong những chiến lược phổ biến nhất để xử lý nhiều trường hợp không có từ tương đương với từ gốc, bằng cách sử dụng từ mang nghĩa chung hơn so với từ cần dịch.

Ví dụ: tại Mỹ, mopeds, scooters và motorcycles được phân biệt khá rõ ràng nhưng khi dịch sang tiếng Việt, ta dùng từ “xe máy” để chỉ chung tất cả.

2. Dùng từ trung tính/ít tính biểu cảm hơn

Đôi khi trong quá trình dịch, từ ngữ đích lại mang nặng sắc thái trong khi từ gốc lại không có hoặc có rất ít, khi đó sẽ buộc phải dùng đến những từ trung tính hơn. Vấn đề đặc biệt dễ thấy trong các trường hợp về tính từ.

Ví dụ: “motherland” trong đa phần trường hợp không nên dịch là “mẫu quốc” vì từ gốc vốn không mang nặng sắc thái “mẫu” như thế. Ở trường hợp này, “quê hương” là một lựa chọn thích hợp.

3. Dịch bằng cách thay thế văn hóa

Bằng cách thay thế một từ ngữ/biểu thức văn hóa cụ thể với một từ ngữ/biểu thức văn hóa tuy khác nghĩa, nhưng bản dịch sẽ đem lại cho người đọc tác động tương tự như khi người viết đọc văn bản gốc. Chiến lược này làm cho các văn bản dịch tự nhiên hơn, dễ hiểu hơn và quen thuộc với người đọc hơn.

Ví dụ: thành ngữ “Early bird catches the worm” nếu dịch trực tiếp sẽ là “Con chim bắt được sâu là con chim dậy sớm”, điều này người đọc vẫn có thể hiểu được ý nghĩa và nội dung thành ngữ, nhưng lại thiếu tự nhiên và khó mường tượng được. Khi này, ta có thể chọn một cách dịch khác là sử dụng câu “Trâu chậm uống nước đục” để mang lại cảm giác thân quen hơn.

4. Sử dụng từ mượn có thể có kèm lời giải thích

Chiến lược này thường được sử dụng khi người dịch đối mặt với các yếu tố văn hóa, các khái niệm hiện đại, và những thuật ngữ thông dụng. Bạn có thể viết kèm lời giải thích ngay phía sau nếu cần thiết, và với những lần xuất hiện tiếp theo thì không cần giải thích lại.

Ví dụ: “Áo dài” là một từ đã trở nên phổ biến trên thế giới, nếu như trước đó người dịch cần phải dịch bằng cách giải thích dài dòng thì hiện tại “Ao Dai” đã là đủ.

Tùy vào mục đích sử dụng, đối tượng người đọc và cũng như các yêu cầu khác mà người dịch cần biết cách sử dụng linh hoạt, tránh mang lại hiệu ứng ngược. Vì trên hết, sản phẩm dịch mới là thứ cần phải được quan tâm nhất và phải mang được đầy đủ ý nghĩa, nội dung, cảm giác,… hệt như tài liệu gốc.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

[email protected]
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065