Tìm hiểu về bản địa hóa phần mềm

Bằng cách bản địa hóa phần mềm cho phù hợp với từng quốc gia trên thế giới, phần mềm sẽ có thể thu được một lượng người dùng khổng lồ – điều không thể đạt được nếu chỉ tính riêng trong nước. Thị trường phần mềm dự kiến sẽ đạt 507,2 tỷ USD vào năm 2021, đây là thời điểm tuyệt vời để bản địa hóa.

1. Bản địa hóa phần mềm là gì?

ban-dia-hoa-1

Bản địa hóa phần mềm là quá trình điều chỉnh phần mềm cho phù hợp với nhu cầu văn hóa, ngôn ngữ và kỹ thuật của thị trường mục tiêu chứ không chỉ đơn giản là một sản phẩm dịch thuật. Bản địa hóa không chỉ chuyển đổi thông tin ngôn ngữ mà còn điều chỉnh toàn bộ sản phẩm phần mềm cho phù hợp với người dùng trong khu vực mục tiêu.

Trong quá trình bản địa hóa, công ty dịch thuật sẽ thực hiện các công việc sau tùy theo yêu cầu của từng ngôn ngữ và khu vực.

  • Thay thế bằng những thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn kế toán và tài chính tại địa phương, chẳng hạn như phương thức thanh toán, đơn vị tiền tệ và thuế.
  • Tạo ra bản dịch chính xác. Trong bản địa hóa phần mềm, những sai sót trong bản dịch có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng, vì vậy công ty dịch thuật sẽ dịch chính xác 100% mà không có sai sót nào.
  • Thực hiện thiết lập bố cục đã có cân nhắc đến hình thức của từng ngôn ngữ.
  • Bản thiết kế có cân nhắc đến ngôn ngữ đích và văn hóa địa phương.
  • Cài đặt các chi tiết như lịch, ngày, giờ, định dạng địa chỉ và đơn vị đo lường theo định dạng của địa phương.
  • Chọn chính tả và từ ngữ dựa theo khu vực, chẳng hạn như tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ, tiếng Tây Ban Nha ở Tây Ban Nha và tiếng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ.

2. Quy trình bản địa hóa phần mềm

ban-dia-hoa-2
Mặc dù bản địa hóa phần mềm là một quy trình tiến hành theo nhiều bước, nhưng bạn nên hợp tác với một công ty dịch thuật đã có thành tích thực tế để có được quy trình làm việc chuyên nghiệp. Bản địa hóa bắt đầu bằng việc tạo ra một phiên bản quốc tế có thể được sử dụng trên toàn thế giới mà không cần sửa đổi nhiều.
Quy trình này bao gồm các bước sau:
  • Lựa chọn các công cụ và tài nguyên cần thiết để bản địa hóa bằng cách phân tích phần mềm và tài liệu hỗ trợ. Xác định các nhu cầu về kỹ thuật, ngôn ngữ và văn hóa của dự án.
  • Lập trình các tệp tài nguyên bên ngoài (External Resource Files). Thay vì nhúng văn bản sẽ được hiển thị cho người dùng trong mã của phần mềm thì hãy thiết kế ứng dụng của bạn có thể giữ cho từng tệp ngôn ngữ riêng biệt để tham chiếu ngoại bộ (external reference). Việc này cho phép dễ dàng nhập và xuất từng tệp ngôn ngữ mà không ảnh hưởng đến phần còn lại của mã.
  • Đảm bảo không gian hiển thị để chứa các phiên bản ngôn ngữ khác nhau. Cho dù cùng một nội dung được mô tả nhưng khoảng trống bắt buộc như số ký tự hay khoảng cách dòng sẽ khác nhau tùy thuộc vào ngôn ngữ.

Ví dụ: Tiếng Do Thái có thể được viết trong khoảng trống ít hơn từ 40% đến 50% so với tiếng Anh và so với tiếng Phần Lan là khoảng trống ít hơn tới 60%. Ngoài ra, tiếng Ả Rập và tiếng Do Thái được viết từ phải sang trái, vì vậy cần phải xem xét đến khoảng trống bị chiếm đáng kể.

  • Tạo ra thư viện thông tin cho từng khu vực mục tiêu. Trong thư viện chứa các bảng thuật ngữ song ngữ về thông tin của từng khu vực như tiền tệ, đơn vị, ký hiệu ngày và giờ. Bằng cách lưu trữ những thông tin này trong thư viện thay vì mã hóa cứng, người dịch có thể xác định định dạng nào phù hợp với ngôn ngữ nào.
  • Tạo ra sổ tay hướng dẫn văn phong cho các quy tắc liên quan đến ký hiệu tên sản phẩm, từ ngữ chuyên môn, cách phát âm, v.v. và những thông tin yêu cầu tính nhất quán.
  • Dịch nội dung phần mềm và nhập các tệp dịch thuật vào ứng dụng. Trong quá trình dịch thuật này, điều quan trọng là phải ủy thác công việc cho một công ty dịch thuật có thể chỉ định người dịch bản ngữ cho cả ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích.
  • Bản địa hóa các phương tiện như đồ họa và script (bao gồm các ký hiệu, biểu tượng, văn bản, v.v). Sử dụng các ký hiệu và biểu tượng được chấp nhận ở thị trường mục tiêu là điều quan trọng vì không có gì lạ khi ý nghĩa của những biểu tượng dễ hiểu ở một quốc gia này lại không thể truyền đạt được ở một quốc gia khác.
  • Kiểm tra và kiểm tra, tiến hành test phần mềm đảm bảo chất lượng. Vì bản địa hóa phần mềm là một quy trình rất chi tiết nên việc thử nghiệm lặp đi lặp lại là chìa khóa để phát hành thành công ở nước ngoài. Trong bài test chất lượng, công ty dịch thuật kiểm tra các lỗi của ngày hôm trước và các lỗi mã hóa để đảm bảo rằng không có lỗi về ngữ pháp, chính tả không thống nhất hoặc bản dịch không nhất quán, đảm bảo bản dịch đã xem xét về mặt văn hóa, loại bỏ triệt để các vấn đề có thể xảy ra ra trong phiên bản bản địa hóa.
Khi phần mềm được bản địa hóa đúng cách, nó sẽ trông giống như phiên bản gốc. Nói cách khác, thành công hay thất bại của việc bản địa hóa nằm ở chỗ liệu phần mềm có thể có được khả năng sử dụng như nhau ở tất cả các ngôn ngữ đích hay không.
Một số công ty có thể chưa nghiêm túc với bản địa hóa phần mềm. Tuy nhiên, thị trường phần mềm toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 634 tỷ USD vào năm 2023. Khi ngành công nghiệp phần mềm tiếp tục phát triển, việc bản địa hóa phần mềm được kỳ vọng sẽ tăng doanh thu, tiếp cận khách hàng mới và tăng khả năng cạnh tranh.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 299

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

info@translationifk.com
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065