Các nhà chuyên môn lí giải phương pháp xử lí đúng “hiệu ứng đám đông” trong công ty

3 nguyên nhân phát sinh hiệu ứng đám đông phát sinh ở Nhật Bản

3 nguyên nhân phát sinh

Do tình trạng virut Corona kéo dài nên có lẽ có nhiều người đang cảm thấy ngày thường ngột ngạt hơn bao giờ hết. Các cửa hàng ăn uống đang kinh doanh bị quấy rầy và tố giác, ở trong xe điện xảy ra cãi vã vì việc có đeo khẩu trang hay không. Việc cưỡng ép lời nói và hành động giống như những người xung quanh nhứ thế được gọi là hiệu ứng đám đông hiệu ứng này đang có dấu hiệu phổ biến ở tất cả mọi nơi như trường học và công ty ở Nhật Bản.

Về việc phát sinh hiệu ứng đám đông, ông Ota chỉ ra 3 nguyên nhân.

Ông Ota đã nói “Nguyên nhân đầu tiên của áp lực đám động là “tính khép kín”. Nhật Bản là một quốc đảo với rất ít dân nhập cư so với các quốc gia khác.. Hơn nữa, ở các doanh nghiệp, có liên doanh các doanh nghiệp, chế độ thâm niên và chế độ tuyển dụng trọn đời, di chuyển khó khăn do thay đổi công việc, tính ngày trở nên rõ nét. Ngay cả ở trường, hoạt động ngoài giờ học như là hoạt động câu lạc bộ cũng được tổ chức ở đơn vị trường học”.

Lý do thứ 2 là “tính đồng nhất”. Tỉ lệ các chủng tộc khác nhau ở Nhật so với các nước khác khá thấp. Chính vì vậy, sự khác biệt lớn về văn hóa, giá trị quan, tôn giáo không có nhiều, và tính đồng nhất cũng trở nên cao hơn.

Ông Ota giải thích “vì nhận thức người Nhật giống nhau nên rào cản về quy chuẩn cùng có cũng nâng cao. Dù nhìn thấy một người đang gọi điện thoại trên xe điện ở nước ngoài tôi cũng không nghĩ gì nhưng, khi nhìn thấy cảnh tượng này ở Nhật Bản, vì tôi có ý thức rằng người Nhật đều giống nhau nên sự kì vọng về những quy chuẩn trong tôi cũng tăng cao.”

Ông Ota cho rằng “Ở nước ngoài, hầu hết việc công việc được phân công cho từng cá nhân nhưng mà ở Nhật thường tổ chức theo nhóm và phòng ban. Nếu quyết định phạm vi công việc của từng cá nhân, mọi người khó có thể về nhà đúng giờ và chắc chắn có thể xin nghỉ phép tùy thích.”

Ngoài ra, các hoạt động làm việc tập thể như là trò chơi rết tiếp sức, thể dục phối hợp, chia cơm cho mọi người được đẩy mạnh, có nhiều trường hợp các nhóm hoạt động câu lạc bộ không thể tham dự đại hội, với tư cách là người chịu trách nhiệm tập thể. Khi tham gia đầy đủ ở tổ dân phố và hội phụ huynh, chắc có lẽ mọi người ai cũng từng bị nhìn bằng con mắt dò xét nếu đề ra khiếu nại về việc tiến hành cuộc họp đã được lên kế hoạch.

Không chỉ tổ chức theo cách này về tính xã hội, mà Nhật Bản còn chú trọng tính tập thể hơn là cá nhân.

Hiệu ứng đám đông ngày càng trầm trọng

Theo thông tin của SNS, hiệu ứng đám đông đang ngày càng trầm trọng

Thêm vào đó, có sự thúc đẩy nảy sinh ra hiệu ứng đám đông. Đó là “chủ nghĩa cộng đồng”.

Ông Ota cho biết “Ý thức cộng đồng có nghĩa là nhận thức bản thân là một thành viên của tập thể và cố gắng đạt được sự ổn định về mặt tinh thần bằng việc coi bản thân thuộc tập thể đó. Mặc khác, chủ nghĩa cộng đồng là ưu tiên hàng đầu về sự đoàn kết, ca ngợi sự trói buộc và kết nối. Tồn tại hệ tư tưởng gốc, vượt qua tính cần thiết và lợi ích của hiện thực và nói chung là để đoàn kết vì tập thể. Nguyên nhân phát sinh chủ nghĩa tập thể là suy nghĩ nông cạn “vì tôi là như thế, các thành viên cũng nên đồng thuận lời nói và việc làm như nhau”, là cơ cấu xã hội khép kín của Nhật Bản, và vì tính thông nhất đã được đề cập ở trên.”

3 yếu tố tính khép kín, tính thống nhất và xu hướng chưa phân chia cá nhân, cùng với chủ nghĩa tập thể đã và đang sinh ra hiệu ứng đám đông.

Tuy nhiên, hiệu ứng đám đông như thế đã có tác dụng với sự phục hưng của Nhật Bản sau chiến tranh.

Theo ông Ota, “Ở ngành công nghiệp xe ô tô, điện cơ đã kéo theo sự tăng trưởng của Nhật Bản sau chiến tranh, việc sản xuất các sản phẩm một cách đồng đều có hiệu quả đã được chú trọng. Tại những nơi như thế, hành vi được kiểm soát và nhân lực lao động đồng đều đã được đòi hỏi.Tại các văn phòng, dựa trên việc tổ chức công việc đã được quyết định, nhân viên biết nghe lời đã rất được yêu thích. Để bắt kịp các nước Âu Mỹ, hệ thống có thể thể làm việc nhanh chóng, sao chép nhau cần thiết hơn là tính cá nhân và tính sáng tạo. Tuy nhiên, ngay cả trong thời đại hiện nay khi cấu trúc xã hội đã thay đổi mạnh mẽ với sự ra đời của IT, các chuẩn mực của xã hội công nghiệp thời Showa vẫn không thay đổi. Theo đó, vấn đề hiệu ứng đám đông đang dần dần hiện ra.”

Ông Ota chỉ ra rằng chính SNS đã làm hiệu ứng đám đông biểu hiện ra, và làm cho nó thậm chí còn cực đoan. Trước đây, hiệu ứng đám đông bị ảnh hưởng từ phương thẳng đứng. Ví dụ, nó bao gồm áp lực từ tổ chức chính phủ, các quy tắc của công ty về những cống hiến vô tận, và sự lạm dụng quyền lực của các ông chủ. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, áp lực theo phương ngang bởi SNS ngày càng mạnh mẽ.

“Cốt lõi của áp lực theo chiều dọc là quyền lực và cấp bậc, nhưng cốt lõi của áp lực chiều ngang là chính nghĩa. Khi vô số tiếng nói của SNS chứng thực cho chính nghĩa, những người không đồng ý với nó sẽ bị tố cáo không thương tiếc. Thật không dễ dàng để chống lại áp lực theo chiều ngang từ những người không nhìn thấy và cũng không biết tên, và ngay cả những người nắm quyền buộc phải rời khỏi công chúng. Và, việc phù hợp với chính nghĩa cần được đòi hỏi.”

Đó chính xác là những gì đã xảy ra tại Thế vận hội Olympic mùa hè này. Cựu Thủ tướng Yoshiro Mori và Keigo Oyamada dường như vì điều đó mà từ chức.

“Ngay cả khi chính nghĩa chắc chắn là đúng, chúng ta cần có chỗ để bày tỏ những ý kiến ​​khác nhau và là nơi có thể được tôn trọng, điều này dẫn đến sự lành mạnh của xã hội. Trước khi loại bỏ việc tranh cãi vô ích thì không thể nào tiến bộ được. Hiệu ứng đám đông mạnh mẽ, sự khó thở trong xã hội ngày càng tăng.”

Trên thực tế đã có trường hợp lên án và trục xuất người khác dù họ phạm sai lầm hay lỗi như thế nào đi nữa, được gọi là “văn hóa đào thải” trên toàn thế giới, và nó có vẻ khá phù hợp với hiệu ứng đám đông của Nhật Bản.

 

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 831

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

info@translationifk.com
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065