Cách tự phân tích bản thân hiệu quả

Cách phân tích bản thân hiệu quả

Có rất nhiều cách để phân tích bản thân. Đó không chỉ là những thứ bạn đang nghĩ đến lúc này như tạo ghi chú dùng để phân tích bản thân và đánh dấu, mà còn viết ra giấy một cách rõ ràng để sắp xếp thông tin và dựa theo dàn ý đó để tạo nên phần tự PR bản thân.

Tuy nhiên, trong số những bạn đọc ở đây, ắt hẳn có nhiều người chỉ mới bắt đầu thực hiện quá trình này. Mặc dù biết là phải viết ra nội dung phân tích được nhưng ắt hẳn các bạn sẽ có nhiều thắc mắc về nội dung phải viết, chẳng hạn như “Phương pháp tự phân tích trước hết mình sẽ làm gì?” “Cách phân tích hiệu quả là gì?” “Tôi nên tìm kiếm những đặc trưng nào của bản thân?”

Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách thức để phân tích bản thân hiệu quả.

[BƯỚC 01] Ghi chép tài liệu cuộc đời của riêng bạn

Bước đầu tiên trong quá trình tự phân tích bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu khách quan về bản thân bạn. Dữ liệu khách quan là sự phân tích những kinh nghiệm bạn đã trải qua cho đến nay, và dựa trên đó để chắt lọc ra trải nghiệm nào đã giúp bạn nhận ra thế mạnh của bản thân và ứng dụng vào trong mục tự PR bản thân. Đầu tiên, hãy sử dụng mẫu note bên dưới đây và cùng nhìn lại xem từ thời cấp II đến đại học bạn đã nỗ lực những gì. Chắc chắn là bạn sẽ tìm ra những điểm mạnh mà cho đến bây giờ bạn vẫn chưa ý thức được sự tồn tại của chúng.

Mẫu note A:

Cấp 2

 

Cấp 3

 

Đại học

 

Bạn có thể thấy trong mẫu note, tiêu đề chỉ được viết đơn giản là “Bạn đã nỗ lực những gì từ thời cấp II đến đại học”, tuy nhiên nếu bạn có thời gian rảnh, hãy thử phân tích nội dung trên nhiều khía cạnh như “những điều khiến tôi tiếc nuối”, “những trải nghiệm khó quên từ cấp II đến đại học”, “những thành tựu đạt được từ cấp II đến đại học”. Bằng cách trình bày những nỗ lực của bản thân để cải thiện tình hình không tốt, bạn đã có thể tận dụng những trải nghiệm tiêu cực để bộc lộ điểm mạnh của mình. Do đó, thay vì vội vàng kết luận rằng những trải nghiệm này chắc chắn không khả dụng được cho mục PR bản thân, hãy thử nhìn lại và phân tích nó nhé.

[BƯỚC 02] Đi sâu vào các tình tiết

Hãy tìm hiểu sâu hơn bằng cách sử dụng bảng phân tích B dựa trên những gì bạn đã viết ra trong bảng A. Thông qua cách này, bạn có thể xây dựng nội dung cho mục tự PR bản thân mang đậm dấu ấn cá nhân của bạn, đồng thời việc nhìn lại vào sâu trong từng chi tiết những trải nghiệm đã qua, bạn sẽ có thể tìm thấy những điểm hấp dẫn ở bản thân mình như “cá tính” và “ưu điểm”.

Những điều đã làm được

 

Những điều bạn đã nỗ lực

Trải nghiệm

Chi tiết của những trải nghiệm đó

Những khó khăn bạn đã trải qua

Để giải quyết những khó khăn đó, bạn đã làm những gì

Những kết quả bạn đã đạt được sau nỗ lực giải quyết

Những điều bạn đã học được thông qua trải nghiệm đó

Trong mục “Những khó khăn bạn đã trải qua”, bạn hãy viết những điểm yếu của bản thân mình. Cách mà bạn giải quyết những điểm yếu đó sẽ trở thành điểm mạnh của bạn, nên hãy giải thích và phân tích thật chi tiết. Ở buổi phỏng vấn, ai cũng sẽ thể hiện điểm mạnh của bản thân. Tuy nhiên, người phỏng vấn sẽ nhìn vào những căn cứ bạn đưa ra có hợp lý không thay vì chỉ nghe suông điểm mạnh của bạn là gì. Hãy tận dụng bảng B chúng tôi đề xuất trên đây để xây dựng những căn cứ rõ ràng, không mập mờ và làm bản thân nổi bật hơn những người khác trong buổi phỏng vấn.

[BƯỚC 03] Sắp xếp nội dung phân tích

Hãy phân tích nội dung đã viết ra trong bước 1 và bước 2. 

Từ những trải nghiệm xuyên suốt thời cấp 2 đến đại học, có điểm chung nào trong những điều bạn đã học được và cách bạn phân tích những trải nghiệm đó không? Phân tích những điểm chung đó sẽ giúp bạn tìm ra điểm mạnh chính xác của bản thân là gì và khiến câu trả lời của bạn không bị mập mờ. Để tìm ra điểm chung, bạn cần phân tích những trải nghiệm đó trên nhiều khía cạnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý trình bày quan điểm sao cho không mang lại cảm giác khoe mẽ hoặc tự mãn. Những quan điểm kiểu như “Tôi nghĩ rằng mình là người có khả năng nỗ lực liên tục cho một việc gì đó vì tôi đã kiên trì sưu tập đủ 100 mô hình”. “Vì tôi là đội trưởng nên chắc chắn người khác sẽ tin tưởng tôi” sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt và không muốn làm việc chung vì cho rằng bạn đang quá tự tin. Do đó, điều quan trọng nhất là hãy chọn lựa những quan điểm, kết quả phân tích có khả năng thu được sự đồng cảm của nhà tuyển dụng.

Nhìn lại những kinh nghiệm trong quá khứ và phân tích tính cách, đặc điểm của bản thân là một công việc cần sự kiên trì, nhưng cũng nhờ đó, bạn có thể phát hiện ra những “điểm mạnh” mà trước đây bạn vẫn chưa nhận ra, vì vậy hãy kiên nhẫn phân tích, rồi bạn sẽ tìm ra viên ngọc sáng của bản thân mình.

Tổng kết

Sau khi đọc xong bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn sẽ sử dụng những bảng phân tích trên đây để phân tích bản thân và từ đó tìm ra câu trả lời in đậm dấu ấn cá nhân cho buổi phỏng vấn. Khi mới bắt đầu, bạn có thể sử dụng hình thức ghi chép đơn thuần vào sổ tay hoặc quyển tập cũng không vấn đề gì, nhưng điều quan trọng là hãy ghi chép dựa trên bảng phân tích chúng tôi đã cung cấp.

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 500

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

info@translationifk.com
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065