Khi chuẩn bị du học Nhật Bản, bạn có thắc mắc về cơ cấu tổ chức của các trường đại học ở Nhật Bản không? Hay bạn băn khoăn rằng liệu nó có giống Việt Nam hay không? Bài viết sau đây sẽ giải thích cho bạn về nhiệm vụ của ban giám hiệu, các văn phòng khoa tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam và Nhật Bản theo Luật Giáo dục đại học.
1. Việt Nam:
Các trường đại học ở Việt Nam nói chung đều có hội đồng trường, ban giám hiệu, các khối đào tạo, khối chức năng,… Trong đó, ban giám hiệu và các khoa thuộc khối đào tạo là “thân thuộc” nhất đối với sinh viên. Bởi lẽ, khi mới nhập học vào một trường đại học nào đó, chắc hẳn các bạn cũng đều thắc mắc rằng: “Hiệu trưởng trường mình là ai?”, “Trường mình có mấy khoa tất cả?” nhỉ?
Theo điều 14 Luật Giáo dục đại học Việt Nam, ban giám hiệu của một trường đại học gồm:
– Hiệu trưởng: là người đại diện cho trường đại học trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường,…
– 1 đến 3 phó hiệu trưởng: là người trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của hiệu trưởng, được thay mặt hiệu trưởng giải quyết và chịu trách nhiệm trước pháp luật,…
Cơ cấu tổ chức của một khoa thuộc khối đào tạo gồm:
– Trưởng khoa: là người quản lí trực tiếp nhân sự trong khoa, chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình đào tạo theo kế hoạch chung của trường,…
– 1 đến 2 phó trưởng khoa: là người giúp trưởng khoa trong việc quản lí, thực hiện các kế hoạch đào tạo, các hoạt động phong trào,…
2. Nhật Bản:
Tại Nhật Bản, cơ cấu tổ chức trường đại học là một hệ thống phân chia cấp bậc, phân chia trách nhiệm. Cơ cấu tổ chức cụ thể của các trường đại học có thể khác nhau nhưng hầu hết, cấp trên cùng của cơ cấu tổ chức chính là ban giám hiệu. Điều 26 Luật Giáo dục trường học Nhật Bản (学校教育法) quy định các chức vụ như: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa, phó khoa,… là những vị trí cần thiết cho tất cả các trường đại học.
Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có duy nhất một hiệu trưởng trong một trường đại học, nhưng lại có thể có nhiều phó hiệu trưởng trong cơ cấu tổ chức của trường đại học. Nhiệm vụ chính của từng chức vụ như sau:
– Hiệu trưởng (学長): theo điều 92 Luật Giáo dục trường học Nhật Bản, hiệu trưởng là người phụ trách các công việc và quản lý đội ngũ nhân viên của nhà trường. Nói cách khác, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cho tất cả các công việc của trường đại học và là người có quyền chỉ đạo, giám sát đội ngũ giảng viên và nhân viên thuộc trường đại học.
– Phó hiệu trưởng (副学長): là người giúp hiệu trưởng trong việc điều hành, quản lí các công việc của trường đại học theo sự phân công của hiệu trưởng.
Điều 92 khoản 5 Luật Giáo dục trường học Nhật Bản quy định về người chịu trách nhiệm các công việc trong khoa đào tạo như sau:
– Trưởng khoa (学部長): là người phụ trách các công việc của trường liên quan đến chương trình đào tạo, chịu trách nhiệm về giáo dục, nghiên cứu của khoa và là người đại diện cho các giảng viên trong khoa, điều phối các chính sách trong khoa.
– 1 đến 2 phó trưởng khoa (副学部長): là người hỗ trợ trưởng khoa trong các công việc như: giám sát chương trình giảng dạy, phân bổ các môn giảng dạy cho từng giảng viên trong khoa theo sự phân công của trưởng khoa.
*Lưu ý khi dịch về các chức vụ trong bảng điểm tiếng Nhật
Thông thường, khi chuẩn bị đi du học hoặc tham gia internship, bạn sẽ phải nộp bảng điểm tổng kết trong quá trình học tập tại Việt Nam cho phía Nhật Bản. Bảng điểm đó của bạn phải có chữ kí xác nhận từ phía ban giám hiệu nhà trường. Theo Nghị định số 09/2010/NĐ-CP, đối với những văn bản thông thường như bảng điểm của sinh viên, hiệu trưởng có quyền giao cho phó hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo, phó trưởng phòng đào tạo,… kí thay, kí thừa lệnh và kí thừa ủy quyền.
Đối với việc kí thay (KT), kí thừa lệnh (TL) và kí thừa ủy quyền (TUQ), có thể dịch chung thành “đại diện”, tiếng Nhật là 代表 (daihyou) hoặc 代理 (dairi). Ví dụ:
TUQ. Hiệu trưởng 学長 の代表
Phó trưởng Phòng Đào tạo dịch là: 教育管理部署の副部長
3. Từ vựng thông dụng trong cơ cấu tổ chức của các trường đại học Nhật Bản:
Tiếng Nhật |
Romaji |
Tiếng việt |
大学 |
daigaku |
trường đại học |
総長室 |
souchou-shitsu |
ban giám hiệu |
学長 |
gakuchou |
hiệu trưởng |
副学長 |
fuku gakuchou |
phó hiệu trưởng |
学部長 |
gakubuchou |
trưởng khoa |
副学部長 |
fuku gakubuchou |
phó trưởng khoa |
部長 |
buchou |
trưởng phòng |
副部長 |
fuku buchou |
phó phòng |
教授 |
kyouju |
giáo sư |
准教授 |
junkyouju |
phó giáo sư |
助教 |
jokyou |
trợ lí giáo sư |
博士 |
hakase |
tiến sĩ |
修士 |
shuushi |
thạc sĩ |
講師 |
koushi |
giảng viên |
~学部 |
~gakubu |
các khoa |
~部/~室 |
~bu/~shitsu |
các phòng |
4. Từ vựng về các phòng, khoa cơ bản trong các trường đại học Nhật Bản:
Tiếng Nhật |
Romaji |
Tiếng việt |
内部監査室 |
naibu kansa-shitsu |
phòng kế toán |
経営政策部 |
keiei seisaku-bu |
phòng chính sách quản lí |
人事部 |
hitogoto-bu |
phòng nhân sự |
研究支援部 |
kenkyuu shien-bu |
phòng hỗ trợ nghiên cứu |
教務部 |
kyoumu-bu |
phòng giáo dục |
農学部 |
nou-gakubu |
khoa nông nghiệp |
工学部 |
kou-gakubu |
khoa công nghiệp |
建築学部 |
kenchiku-gakubu |
khoa kiến trúc |
社会学部 |
shakai-gakubu |
khoa xã hội |
法律学部 |
houritsu-gakubu |
khoa luật |
観光学部 |
kankou-gakubu |
khoa du lịch |
経営学部 |
keiei-gakubu |
khoa kinh tế |
薬学部 |
yaku-gakubu |
khoa dược |
医学部 |
i-gakubu |
khoa y |
電工学部 |
denkou-gakubu |
khoa điện tử |
美術学部 |
bijutsu-gakubu |
khoa mỹ thuật |
Liên hệ Công ty dịch thuật IFK
Quý khách hàng có thể dễ dàng liên hệ yêu cầu báo giá dịch thuật tại trang web của chúng tôi. Truy cập tại đây để có thể gửi file dịch bằng cách hoàn thành form yêu cầu báo giá của chúng tôi.
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại đây.
Dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại đây.
Trường hợp bạn cần báo giá dịch thuật nhanh chóng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline của chúng tôi tại đây.
Địa chỉ 1: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Địa chỉ 2: Tầng 5 – C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 176
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.