NỘI DUNG VÀ CÁCH VIẾT ĐÚNG MỤC NGUYỆN VỌNG CÁ NHÂN TRONG HỒ SƠ XIN VIỆC

CÁC CÁCH VIẾT ĐÚNG MỤC NGUYỆN VỌNG CÁ NHÂN

Đối với mục Nguyện vọng cá nhân trong công việc, có một nguyên tắc chung là ứng viên nên viết “Tôi sẽ theo các chính sách đãi ngộ của công ty ”. Nếu bạn trình bày thẳng thắn về nguyện vọng của mình, bạn có thể sẽ nhận đánh giá tiêu cực từ nhà tuyển dụng rằng bạn là người có quá nhiều yêu cầu. Tuy nhiên, thực tế cũng có những trường hợp cách viết như vậy lại được đánh giá cao. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những nội dung nên viết và không nên viết vào mục Nguyện vọng cá nhân trong công việc cũng như lý do và ví dụ cho cách viết đúng ở mục này.

Các nguyên tắc cơ bản và các mẫu khi viết mục Nguyện vọng trong hồ sơ xin việc

NGUYÊN TẮC VIẾT MỤC NGUYỆN VỌNG CÁ NHÂN

Một ví dụ về cách viết đúng mục Nguyện vọng cá nhân.

VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT ĐÚNG MỤC NGUYỆN VỌNG CÁ NHÂN

貴社の規定に従います。Tôi sẽ theo các chính sách đãi ngộ của công ty.  

営業職を希望致します。Tôi mong muốn được làm việc ở vị trí bán hàng.

現在就業中のため、平日は17時以降にお電話頂けると幸いです。Tôi sẽ rất cảm kích quý công ty nếu có thể liên lạc với tôi sau 17h vào các ngày trong tuần vì vấn đề việc làm cá nhân.

Các điểm tương ứng với cách viết đúng Nguyện vọng cá nhân: 

  1. Nếu bạn không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào trong công việc thì chỉ cần viết “Tôi sẽ theo các chính sách đãi ngộ của công ty” là được.

2. Nếu công ty có nhiều vị trí để ứng tuyển, hãy điền vị trí mà mình mong muốn.

3. Nếu bạn có bất kỳ mong muốn nào ở vòng tuyển chọn, hãy diễn đạt nó một cách khiêm tốn.

Các lưu ý khi viết Nguyện vọng cá nhân: 

  1. Có một nguyên tắc bất thành văn là không viết những yêu cầu về điều kiện làm việc hoặc chế độ đãi ngộ. 

2. Không trình bày lý do xin việc hoặc giới thiệu bản thân.

3. Không điền những câu như “Không có” hoặc “Không có nguyện vọng gì đặc biệt”.

Cách viết đúng mục Nguyện vọng cá nhân ~ Các nhà tuyển dụng muốn chắc chắn điều gì về ứng viên?

Mục Nguyện vọng cá nhân thường để thêm chú thích trong ngoặc như “Hãy điền vào đây nếu bạn có bất kỳ nguyện vọng nào về công việc, đặc biệt là lương, vị trí muốn ứng tuyển, thời gian làm việc, khác”. Nếu ứng viên hiểu theo nghĩa trên mặt chữ, họ sẽ nhầm lẫn rằng đây là mục trình bày mong muốn của bản thân khi làm việc trong công ty. Và cũng chính vì thế, với mong muốn gây ấn tượng trong vòng tuyển chọn hồ sơ, những ứng viên này điền các nguyện vọng mà họ đã nghĩ ra vào hồ sơ xin việc dẫn đến kết quả họ bị loại. Vậy, mục đích của việc điền mục Nguyện vọng cá nhân là gì và bạn nên viết gì ở mục này? Những nội dung đó sẽ được giới thiệu bên dưới đây.

Nhà tuyển dụng có xu hướng nhìn nhận rằng những điều đã viết trong mục Nguyện vọng cá nhân chính là điều kiện tiên quyết của ứng viên khi làm việc trong công ty: 

Ở vòng tuyển chọn hồ sợ, có một số trường hợp mục Nguyện vọng cá nhân sẽ đóng vai trò truyền tải thông điệp mạnh mẽ rằng “Nếu những nguyện vọng này không được thực hiện, tôi nghĩ hai bên sẽ khó có thể hợp tác làm việc”. Khi đó, mục Nguyện vọng cá nhân nên đổi thành mục “Điều kiện để tôi gia nhập công ty” thì sẽ hợp lý hơn. Bởi vì, dù nói giảm nói tránh là Nguyện vọng nhưng bên phía công ty vẫn hiểu đó là “những điều kiện ứng viên không thể khoan nhượng”, do đó bạn có nguy cơ bị loại khỏi danh sách các ứng viên. Bạn nên hiểu rằng đây là mục mà bạn sẽ trình bày những điều kiện bạn không thể từ bỏ bằng bất cứ giá nào.

Nguyên nhân dẫn đến kết quả bạn bị loại là vì nguyện vọng và điều kiện trong khi làm việc là những thứ có thể thay đổi theo quá trình tuyển chọn. Dù lúc mới nộp hồ sơ bạn có thể nghĩ rằng “Nếu những điều kiện này không được thỏa đáng thì tôi cũng không muốn vào công ty nữa”, thì khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng thông qua phỏng vấn và hiểu thêm về công ty bạn đang ứng tuyển, bạn sẽ dần dần hình thành suy nghĩ rằng “Dù những điều kiện đó không được đáp ứng thì tôi vẫn muốn làm việc ở đây”.

Tại thời điểm bạn làm hồ sơ xin việc sau khi đọc tin tuyển dụng, tất nhiên là bạn không hề biết gì về văn hóa doanh nghiệp, tác phong làm việc và nhân viên của công ty bạn định ứng tuyển. Do đó, để mở rộng cơ hội tìm hiểu công ty đó, điều quan trọng là không nên đặt ra những điều kiện quá gay gắt ngay từ đầu và hãy tiếp cận với thái độ linh hoạt, bạn nhé.

Nguyên tắc cơ bản là hãy viết “Tôi sẽ theo các chính sách đãi ngộ của công ty” vào mục Nguyện vọng cá nhân và dành việc thỏa thuận về các điều kiện để gia nhập công ty ở trong buổi phỏng vấn: 

Kể cả trong trường hợp bạn có những mong muốn nhất định về điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ, chúng tôi khuyến khích bạn không nên ghi chúng vào mục Nguyện vọng cá nhân trừ phi đó là những điều kiện bạn không thể từ bỏ. Quy tắc cơ bản nhất chính là hãy viết “Tôi sẽ theo các chính sách đãi ngộ của công ty”. Bởi vì bạn sẽ có cơ hội để đàm phán với bên nhân sự hoặc người phỏng vấn về chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc khi bạn vượt qua vòng tuyển chọn. Thay vì ghi vào hồ sơ, sẽ tốt hơn nếu bạn thảo luận trực tiếp với nhà truyển dụng trong lúc phỏng vấn để cùng đi tới một phương án thỏa đáng cho cả hai bên.

Đối với nhà tuyển dụng, hồ sơ xin việc là gợi ý ban đầu để biết đến ứng viên. Nếu ứng viên vẫn viết các điều kiện sau khi vào làm cho dù chưa đến vòng tuyển chọn hoặc chưa nhận được lời mời làm việc, bên công ty tuyển dụng sẽ đánh giá đó là người tự xem mình là trung tâm và chỉ toàn xem xét ích lợi cho riêng bản thân mình, cũng như sẽ không cố gắng hiểu doanh nghiệp mà chỉ toàn để tâm đến hoàn cảnh của mình. Và kết quả là ứng viên sẽ không đi đến được các bước tiếp theo. Ngoài ra, trong trường hợp nguyện vọng của ứng viên không phù hợp với điều kiện của công ty tuyển dụng, đương nhiên là tỉ lệ người đó bị loại sẽ cao hơn.

Vai trò cơ bản của hồ sơ xin việc là cách ứng viên thể hiện lý lịch và lòng nhiệt huyết của mình để gây ấn tượng với phía doanh nghiệp. Vì vậy trong giai đoạn này bạn hãy nhớ không nên đưa ra yêu cầu quan trọng gì đối với nhà tuyển dụng nhé.

Những nội dung nên viết trong mục Nguyện vọng cá nhân và ví dụ cụ thể

NỘI DUNG NÊN VIẾT VÀ KHÔNG NÊN VIẾT TRONG MỤC NGUYỆN VỌNG CÁ NHÂN

Như chúng tôi đã đề cập ở đoạn trước, về nguyên tắc, cách tốt nhất là bạn không nên viết gì khác ngoài câu “Tôi sẽ theo các chính sách đãi ngộ của công ty”. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những điều PHẢI viết và những điều NÊN viết ở mục Nguyện vọng cá nhân. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những việc NÊN viết trong mục này kèm theo các ví dụ cụ thể.

Trường hợp công ty tuyển dụng nhiều vị trí và bạn đã có vị trí mình yêu thích từ trước đó (giống ví dụ đã được đề cập ở trên): 

Công việc bạn mong muốn trùng với tên vị trí đã có trong tin tuyển dụng

  • Ví dụ: 事務職を希望いたします。Dịch: Tôi muốn làm ở vị trí nhân viên văn phòng.
  • Giải thích: Trong trường hợp phía doanh nghiệp tuyển dụng có nhiều vị trí để ứng tuyển như “nhân viên bán hàng” hoặc “nhân viên văn phòng”, bạn có thể điền tên vị trí mà mình mong muốn. Bạn cũng hãy lưu ý là bạn không thể tự sắp xếp chức vụ cho mình rồi điền vào mục này như “Trưởng phòng kinh doanh” hay “Bán hàng cho khách hàng cá nhân”. Nếu công việc bạn mong muốn không khớp với các vị trí được đề cập trong tin tuyển dụng hoặc yêu cầu ứng tuyển, bạn cũng khó mà giải thích cho nhà tuyển dụng hiểu bạn muốn làm ở vị trí nào.

Trường hợp bạn có các điều kiện làm việc và yêu cầu về chế độ đãi ngộ mà bạn không thể nhượng bộ: 

▼ Đối với mong muốn về địa điểm làm việc, bạn hãy chỉ ra cụ thể tên khu vực và lý do tại sao bạn muốn làm ở đó

  • Ví dụ: 母の介護のため、勤務先を東京・神奈川とさせていただければ幸いです。Dịch: Tôi sẽ rất cảm kích nếu quý công ty cho phép tôi làm việc ở chi nhánh Tokyo hoặc Kanagawa để thuận tiện cho việc chăm sóc mẹ..
  • Giải thích: Đối với các công ty có nhiều chi nhánh, bạn có thể sẽ bị yêu cầu chuyển công tác. Trong trường hợp vì lý do gia đình mà bạn không thể chuyện địa điểm làm việc, bạn hãy ghi lý do cụ thể như ở trên và đề cập địa điểm mà bạn muốn công tác. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là phải viết làm sao cho nguyện vọng này không gây ấn tượng phiến diện. Ngoài ra, nếu bạn có thể mở rộng phạm vi khu vực mong muốn càng nhiều càng tốt thì mong muốn được truyền đạt sẽ mang tính linh hoạt, dễ ứng biến hơn.

▼ Đối với mong muốn về thời gian làm việc và nghỉ phép, hãy nêu lý do và ngày giờ cụ thể

  • Ví dụ: 息子の保育園の迎えのため、毎週水曜日は18時に退勤させていただければ幸いです。Dịch: Tôi sẽ rất cảm kích nếu quý công ty có thể cho phép tôi về lúc 18h mỗi thứ Tư hằng tuần để đón con nhỏ ở trường mẫu giáo.
  • Giải thích: Nếu thời gian làm việc của bạn bị hạn chế bởi những lý do như chăm sóc gia đình, đưa đón con cái, bạn hãy điền cụ thể ngày bạn muốn tan ca sớm hoăc thời điểm bạn mong muốn tan ca. Nếu bạn viết một cách không rõ ràng như “Tôi muốn về khi trời trở tối” thì sẽ khiến phía công ty hoang mang không biết nên xử trí như thế nào. Ngoài ra, hãy thử đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng khi đọc nguyện vọng của bạn họ sẽ nghĩ thế nào, từ đó bạn sẽ có thể truyền đạt nguyện vọng của mình mà không khiến người khác cảm thấy thô lỗ.

Trong trường hợp bạn có mong muốn nhất định về công việc vì lý do sức khỏe: 

▼ Hãy nhập những khung giờ bạn không tiện liên lạc kèm lý do cụ thể

  • Ví dụ: 業務に支障はありませんが、腰痛による通院のため、月に一度午前休暇をとらせていただければ幸いです。Dịch: Công việc thì không có vấn đề gì cả, nhưng tôi sẽ rất cảm kích nếu được nghỉ phép vào buổi sáng mỗi tháng một lần để đến bệnh viện khám vì đau lưng.
  • Giải thích: Nếu bạn mong muốn công ty tuyển dụng có sự cân nhắc về vấn đề sức khỏe của bản thân trong công việc mà hồ sơ xin việc lại không có mục “Tình trạng sức khỏe”, bạn có thể giải quyết bằng cách điền vào mục Nguyện vọng cá nhân. Trong trường hợp bạn bị bệnh mãn tính và cần tái khám định kỳ, bạn hãy điền lý do và tần suất thăm khám. Những mô tả về tình trạng sức khỏe dễ khiến nhà tuyển dụng băn khoăn rằng liệu bạn có thể thực hiện công việc được giao mà không gặp bất kỳ trở ngại nào không, nên bạn cần lưu ý thêm điểm này là hãy nói rõ với họ bạn không hề gặp vấn đề gì với công việc.

Trong trường hợp bạn có những mong muốn khi ứng tuyển chẳng hạn như cách thức liên lạc hoặc thời gian nghỉ việc dự kiến: 

▼ Hãy nói rõ rằng bạn không có vấn đề gì với công việc rồi mới đưa ra đề nghị

  • Ví dụ: 現在就業中のため、平日9~17時はお電話に出られない場合があります(12~13時は休憩時間のため、出られる可能性が高いです)。折り返しご連絡いたしますので、恐れ入りますが留守番電話にメッセージを残していただけますと幸いです。Dịch: Vì hiện giờ tôi vẫn còn đang đi làm, nên có thể tôi sẽ không nghe máy từ 9 giờ đến 17 giờ (khoảng 12 đến 13 giờ là giờ nghỉ nên khả năng tôi bắt máy cũng cao hơn). Tôi sẽ cố gắng liên lạc lại trong thời gian sớm nhất, và tôi thật lòng xin lỗi vì sự bất tiện này, nhưng tôi sẽ rất biết ơn nếu quý công ty có thể để lại tin nhắn trên máy trả lời tự động. 
  • Giải thích: Nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn qua điện thoại để sắp xếp ngày phỏng vấn. Nếu bạn có những khung giờ không tiện bắt máy vì đang làm việc, hãy chú thích cụ thể khung giờ nào tiện cho bạn và khung giờ nào không như ví dụ phía trên. Ngoài ra, nếu giờ làm việc của công ty bạn đang ứng tuyển là từ 9:00 đến 18:00, thì bạn nên nhớ rằng việc hẹn giờ liên lạc trước 9h hoặc sau 18h có thể sẽ gây phiền phức cho họ. Có một nguyên tắc vàng ở đây là khung giờ bạn đưa ra nên trùng khớp với khung giờ của phía công ty càng nhiều càng tốt, đồng thời bạn cũng tránh yêu cầu thời gian một cách tùy tiện nhé.

▼ Trong trường hợp bạn đã định trước ngày nghỉ làm ở chỗ cũ và nắm rõ ngày bạn muốn bắt đầu ở chỗ làm mới

  • Ví dụ: 
    退職予定日:2018年9月30日(日) – Dịch: Ngày nghỉ làm dự kiến: 30/09/2018 (Chủ Nhật).
    入社可能日:2018年10月1日(月)より就業可能 – Dịch: Ngày vào công ty dự kiến: Có thể bắt đầu làm việc từ ngày 1/10/2018 (Thứ Hai).
  • Giải thích: Nếu bạn đã biết trước khi nào sẽ bắt đầu làm việc ở công ty mới, bạn hoàn toàn có thể điền cụ thể ngày nghỉ làm dự kiến và ngày có thể bắt đầu làm ở công ty mới. Tuy nhiên, hồ sơ của bạn có nguy cơ bị loại khi thời gian nghỉ việc chưa được quyết định mà bạn vẫn điền vào ngày giờ dự đoán của bản thân. Nguyên nhân là vì, các nhà tuyển dụng đôi khi sẽ xem xét hồ sơ xin việc của ứng viên để lên lịch tuyển dụng, giả sử bạn không thể nghỉ việc theo đúng như thời gian đã ghi, dẫn đến việc bạn không thể đáp ứng kế hoạch của bên công ty tuyển dụng thì bạn có thể bị loại khỏi danh sách ứng viên. Bạn hãy lưu ý rằng nếu bạn chưa chắc chắn ngày nào mình sẽ nghỉ việc, tốt hơn hết là không nên ghi vào hồ sơ xin việc, bạn nhé.

Những điều không nên viết vào mục Nguyện vọng cá nhân và lý do tại sao

Khi chúng tôi xem xét lại các cách thức để vượt qua vòng tuyển chọn hồ sơ, chúng tôi nhận ra có những nội dung khiến ứng viên có thể để lại ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng nếu ghi vào mục Nguyện vọng cá nhân. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ lưu ý những ví dụ tiêu biểu bên dưới đây để đừng lặp lại sai lầm đó nữa nhé. Đồng thời, sau khi xem xét, chúng tôi cũng đã rút ra được kinh nghiệm ở đây chính là bạn không nên áp đặt các mong muốn của bản thân lên phía doanh nghiệp tuyển dụng và hiểu được ý nghĩa đằng sau mục Nguyện vọng cá nhân này.

Nguyện vọng về lương/chế độ đãi ngộ: 

Khi mới bước vào vòng tuyển chọn hồ sơ, bạn hãy nhớ rằng không nên ghi mong muốn của bản thân về lương hay chế độ đãi ngộ, bởi vì nếu bạn chỉ đơn phương đưa ra mong muốn về thu nhập hằng năm (mà không có sự đồng thuận của bên nhà tuyển dụng), thì như chúng tôi đã nói ở trên, bạn sẽ vô tình để lại ấn tượng cho đối phương rằng bạn là người ích kỷ. Nếu may mắn bước vào vòng phỏng vấn hoặc nhận được lời mời làm việc, bạn chắc chắn sẽ có cơ hội để thương lượng với nhà tuyển dụng về lương bổng và chế độ đãi ngộ. Trừ phi bạn nhận được yêu cầu từ phía doanh nghiệp, quy tắc vàng để hồ sơ xin việc không bị NG chính là không đề cập đến lương bổng và chế độ đãi ngộ.

Các nội dung như lý do xin việc hoặc PR bản thân: 

Vì mục Nguyện vọng cá nhân không giới hạn nội dung và số từ, nên có lẽ bạn sẽ phân vân không biết có nên điền cả lý do xin việc hoặc PR bản thân vào không. Tuy nhiên, mục Nguyện vọng cá nhân chính là để viết nguyện vọng cá nhân, bất kỳ nội dung nào ngoài mong muốn của bản thân đều sẽ bị NG. Nói cách khác, để không bị đánh giá là người thiếu kỹ năng giải quyết yêu cầu một cách thích đáng, bạn hãy tìm hiểu ý nghĩa của từng phần trong hồ sơ xin việc và điền nội dung tự giới thiệu bản thân hoặc lý do xin việc vào đúng chỗ của nó.

Các câu như “Không có nguyện vọng cụ thể”, “Không có”: 

Ngay cả khi bạn không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào, bạn cũng tránh dùng các cách nói trống không như “Không có nguyện vọng cụ thể” hay “Không có” nhé, vì điều đó có thể dẫn đến đánh giá không tốt từ bên nhà tuyển dụng rằng bạn là người không có đam mê, sơ sài và không có ưu điểm nào. Đồng thời, đừng bỏ trống mục Nguyện vọng cá nhân chỉ vì bạn không có gì để viết, điều đó có thể khiến bên doanh nghiệp nghĩ rằng bạn đã bỏ sót mục này và loại hồ sơ của bạn. Trong trường hợp đó, bạn hãy viết tối thiểu một câu “Tôi sẽ theo các chính sách đãi ngộ của công ty” nhé.

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 5

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

[email protected]
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065