Bạn có biết khái niệm “văn hóa bối cảnh cao” và “văn hóa bối cảnh thấp” không? Đây là một khái niệm được nhà văn hóa nhân chủng học Edward T. Hall đề xuất vào những năm 1970, dùng để thể hiện đặc điểm trong phong cách giao tiếp ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó chỉ các phong cách giao tiếp khác nhau như việc nhấn mạnh từ ngữ (bối cảnh thấp) hay nhấn mạnh những ý nghĩa khác ngoài từ ngữ (bối cảnh cao). Biên phiên dịch ngôn ngữ là một công việc mà dù chỉ thay đổi các từ ngữ cũng đã khó khăn khi bạn xem xét đến các hành vi và tín hiệu phi ngôn ngữ, độ khó của nó thậm chí còn tăng thêm. Tuy nhiên, hiểu được đặc điểm của từng loại sẽ giúp bạn biết được những điều cần lưu ý khi biên phiên dịch. Nào chúng ta hãy xem xét thử nhé.
"Văn hóa bối cảnh cao" và "văn hóa bối cảnh thấp"
Đầu tiên, văn hóa bối cảnh cao đề cập đến một nền văn hóa trong đó giao tiếp phần lớn phụ thuộc vào văn cảnh (ngữ cảnh, bối cảnh) như giá trị quan và giác quan. Văn cảnh cũng bao gồm ngôn ngữ cơ thể (không tính lời nói, chữ viết) và âm giọng, đôi khi còn có cả vai vế và lập trường của người nói, người viết. Tiếng Nhật là một ví dụ điển hình. Theo ông Hall, Trung Đông, Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ là những khu vực có nền văn hóa bối cảnh cao. Ở những quốc gia này, con người thích diễn giải lòng vòng chứ không trực tiếp.
Ngược lại, văn hóa bối cảnh thấp đề cập đến một nền văn hóa trong đó giao tiếp gần như bằng ngôn ngữ, ngữ pháp của họ cũng rõ ràng, không mơ hồ. Bắc Mỹ và Tây Âu là những nền văn hóa bối cảnh thấp, và tiếng Anh được xem là một ví dụ tốt nhất. Trong những vùng lãnh thổ này, không cần những từ ngữ trang trọng hay những cách diễn đạt cầu kỳ, và tốt hơn là diễn đạt một cách đơn giản những vấn đề và giải pháp của nó bằng ngôn ngữ. Ngoài ra, người nghe và người đọc có xu hướng chỉ hiểu những gì được diễn đạt bằng ngôn ngữ theo nghĩa đen.
Như thế, ta chia thành hai xu hướng bối cảnh cao và bối cảnh thấp tùy thuộc vào quốc gia và ngôn ngữ. Khi một người Nhật trong nền văn hóa bối cảnh cao làm việc với một người Mỹ trong nền văn hóa bối cảnh thấp, bạn có thể nghe loáng thoáng ở đâu rằng “Người Nhật nghe 1 là biết 10 là điều đương nhiên, nhưng với người Mỹ, dù bạn có nói 10 thì họ cũng chỉ hiểu 1 mà thôi”. Điều này là do họ có phong cách giao tiếp khác nhau.
Đặc điểm của hai loại khi xuất hiện trong văn viết
Vậy, làm thế nào để thể hiện sự khác biệt của cả hai trong văn bản? Trong các nền văn hóa bối cảnh cao, các văn bản được viết trên cơ sở giả định rằng người đọc đã hiểu rõ về bối cảnh và các mối quan hệ, nên sẽ không đi sâu vào chi tiết. Do đó, đối với người đọc lần đầu tiên, họ có thể gặp khó khăn trong việc lý giải những giả định đó.
Mặt khác, trong các nền văn hóa bối cảnh thấp, người đọc có xu hướng diễn giải theo nghĩa đen những gì được viết trong một văn bản, mà không nghĩ đến những yếu tố phụ như người đọc thuộc các nền văn hóa khác nhau có thể hiểu nó theo nghĩa khác không. Ví dụ như trong một nền văn hóa bối cảnh thấp, nếu bạn nói những câu mang tính ẩn ý, họ có thể hỏi lại rằng “nó được viết ở đâu?”. Một vấn đề lớn đáng lo ngại khi đề cập đến sự khác biệt giữa hai nền văn hóa có lẽ là các tài liệu kinh doanh. Đặc biệt là trong các tài liệu như hợp đồng, các tài liệu được tạo bởi những người có văn hóa bối cảnh cao đôi khi phần mô tả bị lược bỏ bởi họ nghĩ rằng bạn có thể hoàn toàn hiểu nó mà không cần nói nhiều, nên những người ở các nền văn hóa bối cảnh thấp có thể gặp rắc rối vì họ hiểu nội dung hợp đồng theo những điều kiện tiên quyết khác nhau. Ngược lại, khi một người có văn hóa bối cảnh cao đọc tài liệu do một người có văn hóa bối cảnh thấp tạo ra, vì được viết bằng những từ ngữ quá rõ ràng và cách diễn đạt thẳng thắn nên những người để ý sẽ đánh giá điều đó là thô lỗ.
Làm thế nào để tạo một bản dịch mà không gây hiểu lầm?
Với những khác biệt trong phong cách giao tiếp, điều gì là cần thiết để tạo ra một bản dịch được cả hai bên chấp nhận mà không gây hiểu lầm? Điều quan trọng là phải nắm trước văn hóa của ngôn ngữ bạn đang dịch và đặc điểm của người đọc. Một cách tiếp cận là tìm kiếm những câu văn tự nhiên đối với người đọc từ những câu đã được viết trong quá khứ và sử dụng chúng làm mẫu nếu có. Và cũng rất hữu ích khi bạn nhờ ai đó quen thuộc với văn hóa của ngôn ngữ đích xem giúp bản dịch và nhận phản hồi.
Khi làm việc với các ngôn ngữ khác nhau trong môi trường toàn cầu, chúng ta cần nhận thức được sự khác biệt giữa bối cảnh cao và thấp. Là một biên dịch viên, việc tìm hiểu không chỉ nghĩa của từ ngữ mà còn cả phong cách giao tiếp và bối cảnh văn hóa là điều cần thiết để chuẩn bị cho việc dịch thuật. Các biên dịch viên đang ở trong thời đại mà sự quen thuộc với các ngôn ngữ và chuyên môn là chưa đủ.
Tuy nói như thế, giao tiếp bối cảnh cao / bối cảnh thấp không chỉ cần thiết khi khác biệt về quốc gia và văn hóa ngôn ngữ. Ngay cả khi bạn nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình, tùy thuộc vào thế hệ và khu vực, bạn có thể cảm thấy sự khác biệt giữa bối cảnh cao và bối cảnh thấp. Có thể bạn cần phải lưu ý hàng ngày đối với những phong cách giao tiếp không thể diễn đạt bằng lời nói.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 251
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.