Khi xem tin tức và phim truyền hình nước ngoài, phụ đề là một phần không thể thiếu. Một bản dịch phụ đề mà khách hàng mong muốn đòi hỏi phải dễ hiểu để người xem có thể hiểu ngay lập tức. Vì vậy, khi dịch phụ đề, các quy tắc và kỹ thuật đặc biệt thì rất cần thiết.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về các quy tắc và phương pháp dịch phụ đề, cũng như về tác động của sự phát triển phần mềm dịch giọng nói đối với việc dịch phụ đề.
1. Dịch phụ đề là một trong những phương pháp dịch video.
Để thưởng thức các bộ phim nước ngoài và các video trên Internet, dịch thuật video rất quan trọng. Dịch video được phân thành ba loại: dịch phụ đề, dịch lồng tiếng và dịch thuyết minh. Sau đây, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết các quy tắc dịch phụ đề.
a. Hai quy tắc dịch phụ đề
Phụ đề phải là bản dịch mà người xem có thể đọc và hiểu ngay lập tức. Ví dụ, khi xem một bộ phim, nếu số lượng kí tự trên màn hình quá nhiều để có thể theo dõi bằng mắt thường, hoặc phụ đề không đồng bộ với lời thoại nhân vật thì người xem sẽ không thể thưởng thức được bộ phim đó.
Do đó, dịch phụ đề có những quy tắc sau:
・ 4 chữ mỗi giây
・ Tối đa là 2 dòng và 20 chữ trên một màn hình.
Chúng tôi sẽ dịch phụ đề theo hai quy tắc trên, nhưng trước hết là cần dịch tất cả lời thoại và lời tường thuật của video đó. Đối với bản dịch này, công việc “hakokaki” (phân tách kịch bản) và công việc “spotting” là cực kì quan trọng.
b. “Hakokaki” là việc không thể thiếu trong bản dịch phụ đề.
Đây là công việc vừa xem video, vừa tách lời thoại và lời tường thuật trong kịch bản (script) thành mỗi phụ đề cho khớp với các cảnh trên video. Như ở ví dụ dưới đây, người ta thường đặt dấu gạch chéo trước vị trí phân cách và thêm số thứ tự vào trước đó.
Mia: 1/ Xin chào Jacob.
Jacob: 2/ Mia! Lâu rồi không gặp. 3/ Tôi rất mong đến ngày chúng ta gặp lại. Kì nghỉ của bạn kéo dài bao lâu? 4/ Bạn có mang cái đó theo không?
Các lời thoại và lời tường thuật đã được phân tách đó thường được viết hoặc đánh máy vào trong các khung. Và trong một khung, chỉ có lời thoại của một người nói. Trong trường hợp lời thoại của hai người xen kẽ nhau, thì lời thoại của nhân vật quan trọng hơn sẽ được ưu tiên. Các câu thoại khác sẽ được loại trừ khỏi khung, hay còn gọi là “out”. Khi dịch phụ đề, vì số lượng ký tự bị hạn chế nên những câu thoại không cần thiết, dấu chấm than và tên nhân vật mà ai cũng biết thường bị loại bỏ.
Hơn nữa, cũng có một số hạn chế về thời gian xuất hiện của phụ đề. Thông thường, phụ đề được hiển thị với độ dài từ 0,5 đến 7 giây, nhưng đối với phim truyền hình là 6 giây trở xuống và đối với phim tài liệu là 7 giây hoặc ít hơn. Nếu dưới 0,5 giây, phụ đề sẽ biến mất trong nháy mắt, vì vậy thực tế sẽ rất khó đọc kịp.
Ở giai đoạn “hakokaki” (phân tách kịch bản) này, chúng tôi sẽ xóa bỏ nội dung mà ai cũng có thể hiểu được từ video cũng như các thông tin đã được dịch. Ngoài ra, các từ phiếm chỉ như “này” và “đó” hay thấy trong sách hướng dẫn thường sẽ bị xóa.
c. Đối với bản dịch phụ đề, “spotting” là việc không thể thiếu.
“Spotting” là quá trình quyết định thời gian hiển thị phụ đề. Về cơ bản, người dịch sau khi đã thực hiện “hakokaki” (phân tách kịch bản: tách các câu thoại trong kịch bản và để chúng vào khung) thì sẽ làm việc với đồng hồ bấm giờ, phần mềm tạo phụ đề, thiết bị chỉnh sửa video,…Tuy nhiên, để có thể xử lý bố cục phụ đề một cách tỉ mỉ thì cần đến kỹ thuật “spotting” tiên tiến nên các chuyên gia sẽ phụ trách việc này.
2. Cần có cách xử lí khác nhau đối với các tệp video khác nhau.
Có nhiều loại tệp video thiết yếu đối với việc dịch phụ đề, nhưng chúng có thể được chia thành hai loại: tệp có thể chỉnh sửa và tệp chỉ phát lại. Các tệp có thể chỉnh sửa điển hình như là: AVI, MOV, WMV,… Mặt khác, tệp chỉ phát lại mà hiện thường được sử dụng có định dạng MP4.
Đối với việc dịch phụ đề, người ta hay sử dụng các tệp chỉ phát lại có định dạng là MP4. Với loại tệp này, không có vấn đề gì đối với việc hiển thị những phụ đề tiếng Nhật đơn giản.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay thế các ký tự trong telop (television opaque projector) và PowerPoint của video bằng các từ đã dịch, thì bạn cần một tệp có thể chỉnh sửa. Nếu bạn không có tệp này, cách thay thế là đặt câu dịch tương đương bên dưới telop hoặc bên dưới các câu có trong video gốc.
Các công ty mở rộng ra toàn cầu không chỉ phải đối ứng với tiếng Anh mà còn phải xử lí nhiều ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Trung. Ví dụ, nếu bạn có một tệp video tiếng Pháp với phụ đề tiếng Anh và bạn muốn thay thế phụ đề từ tiếng Anh sang tiếng Nhật thì bạn cần một tệp có thể chỉnh sửa. Tuy nhiên, vì không thể thay thế phụ đề chỉ bằng các tệp có định dạng MP4 không thể chỉnh sửa, nên bạn có thể xử lí vấn đề này bằng cách che phụ đề tiếng Anh bằng màu xám nhạt và đè phụ đề tiếng Nhật lên trên chúng.
Đối với bản dịch phụ đề, điều cần thiết là phải biết cách xử lí các tệp video khác nhau, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên nhờ một công ty dịch thuật có nhiều kinh nghiệm trong việc dịch phụ đề.
3. Sự phát triển của công nghệ dịch giọng nói làm thay đổi việc dịch phụ đề
Gần đây, độ chính xác của các bản dịch giọng nói đã được cải thiện đáng kể. Vì lý do này, bản dịch giọng nói dần được sử dụng rộng rãi trong quá trình dịch phụ đề truyền thống.
a. Dịch phụ đề truyền thống là gì?
Dịch phụ đề truyền thống được thực hiện theo các bước sau:
① Dịch phụ đề bởi một chuyên gia
② Xem xét dữ liệu văn bản.
③ Dịch văn bản.
④ Chuyên gia kiểm tra lại bản dịch.
⑤ Điều chỉnh độ dài câu và thời gian hiển thị phụ đề.
Có nhiều cơ hội sử dụng bản dịch giọng nói để phiên âm, và đó là bước đầu tiên của việc này.
b. Sự phát triển của công nghệ dịch giọng nói
Với sự phát triển của công nghệ nhận dạng giọng nói tự động, nhiều trang web và công cụ đã được phát triển cho phép phiên âm bằng cách dịch giọng nói. Trước đây, việc này phải do chuyên gia thực hiện, nhưng hiện tại nếu làm việc đó bằng máy móc thì có thể giảm chi phí và tăng hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế việc phiên âm của con người có độ chính xác cao hơn, và các văn bản được phiên âm bằng công nghệ dịch giọng nói thì không hẳn cứ thế sử dụng là ổn.
c. Hai trang web dịch giọng nói tiêu biểu
Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu những trang web nhận dạng giọng nói tự động cho phép dịch giọng nói dễ dàng. YouTube và Watson là những trang web dịch giọng nói điển hình.
YouTube
YouTube có lẽ là trang web chia sẻ video trực tuyến nổi tiếng nhất trên thế giới. Vì đông đảo người sử dụng nên ắt hẳn nhiều người đã tự tải video của mình lên. YouTube có một chức năng là có thể tự dịch phụ đề những video đã tải lên đó và bất kỳ ai đã tạo tài khoản đều có thể sử dụng chức năng này.
Các bản dịch giọng nói trước đây không được xem là bản dịch tự nhiên, nhưng bây giờ chúng đã chính xác hơn nhiều và thời gian cho việc phiên âm thì tương đối ngắn.
Ngoài ra, điều tuyệt hơn nữa là youtube không chỉ có thể tự động phiên âm mà còn có thể hỗ trợ tạo ra các tệp phụ đề. Nó có thể tạo ra các tệp mô tả được thời gian câu thoại xuất hiện và nội dung của văn bản, vì vậy sẽ đỡ rắc rối hơn cho chúng ta khi điều chỉnh thời gian hiển thị của văn bản.
Tuy nhiên, nếu giọng nói không rõ ràng và chính xác thì youtube sẽ không nhận dạng được. Ví dụ, trong trường hợp của tiếng Anh, giọng Anh của người Anh và giọng Anh của người Ấn Độ rất khác nhau. Nếu nhấn trọng âm mạnh, nó sẽ không thể nhận dạng một cách chính xác, vì vậy sẽ không thể tiến hành phiên âm. Ngoài ra, do các dấu ngắt câu không được tự động nhận dạng, nên dẫn tới một nhược điểm là ngay cả chữ cái đầu câu cũng không được viết hoa.
Waston
Watson là một bản dịch giọng nói do IBM cung cấp. Giống như YouTube, nó sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói tự động để tạo phụ đề.
Một điểm khác biệt lớn so với YouTube là nó có thể nhận dạng được nhiều loại giọng nói. Ngay cả với giọng nói có cách nhấn trọng âm nặng nề thì Waton cũng có thể phiên âm. Ngoài ra, vì nó có thể nhận biết đúng các dấu ngắt trong câu, nên các kí tự đầu câu sẽ được in hoa.
Tuy nhiên, do phạm vi giọng nói mà Waton có thể nhận dạng được quá rộng nên độ chính xác của bản dịch lại có xu hướng thấp hơn so với YouTube. Nói cách khác, ngay cả đối với những giọng nói Waton không thể nhận dạng thì nó cũng dịch một cách gượng ép, dẫn đến văn bản không có ý nghĩa. Ngoài ra, vì Waton không thể tạo tệp phụ đề, nên sau khi phiên âm, chúng ta cần phải tự khớp thời gian của âm thanh và nội dung của văn bản với nhau sao cho hợp lý.
4. Sau khi dịch giọng nói, cần xử lí vấn đề gì để cải thiện độ chính xác của bản dịch phụ đề?
Như đã đề cập ở trên, sự phát triển của công nghệ dịch giọng nói đã giúp giảm đáng kể thời gian cho công việc dịch phụ đề. Tuy nhiên, việc chỉnh sửa thủ công là điều không thể thiếu để có một bản dịch phụ đề chính xác.
a. Chỉnh sửa lỗi dịch thuật
Lỗi dịch thuật phát sinh từ sự hạn chế về độ chính xác của bản dịch giọng nói và sự sai sót trong âm thanh. Để loại bỏ những sai lầm này, người dịch sẽ phải nghe âm thanh và dịch lại cho chính xác. Hơn nữa, trong bản dịch giọng nói, tất cả các từ không cần thiết đối với dịch phụ đề đều được dịch, vì vậy cần xóa những từ không cần thiết đó đi.
b. Thống nhất các số bằng chữ số Ả Rập
Trong bản dịch phụ đề, chữ số Ả Rập rất phổ biến. Tuy nhiên, cũng có trường hợp “one” là danh từ nên người dịch phải nghe và phán đoán xem đó là số hay danh từ.
c. Chèn dấu phẩy
Vị trí của dấu phẩy cực kỳ quan trọng trong bản dịch. Có một hiện tượng phổ biến, đó là ý nghĩa của câu sẽ khác nhau tùy vào vị trí dấu phẩy, do đó cần phải chèn dấu phẩy sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Bản dịch giọng nói không cân nhắc đến ngữ cảnh, vì vậy người dịch phải tự chèn dấu phẩy vào đúng vị trí.
ĐỂ DỊCH PHỤ ĐỀ, VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI IFK, MỘT CÔNG TY DỊCH THUẬT CÓ NHIỀU KINH NGHIỆM.
Do sự phát triển của công nghệ dịch giọng nói, mà nó thường được sử dụng trong lĩnh vực của việc dịch phụ đề. Tuy nhiên, việc chỉnh sửa thủ công thì không kém phần quan trọng, nên nếu bạn muốn có bản dịch phụ đề chất lượng cao, tốt hơn hết bạn nên nhờ đến một công ty dịch thuật.
Công ty dịch thuật IFK hỗ trợ dịch phụ đề của nhiều video khác nhau như: phim truyền hình, phim tài liệu, video để phân phối trên web và video để đào tạo trong công ty tại nhiều lĩnh vực,.. Dịch phụ đề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt, vì vậy việc dịch và kiểm tra bởi các dịch giả có chuyên môn cao là điều hết sức cần thiết. Công ty dịch thuật IFK có những biên dịch viên và người kiểm tra giàu kinh nghiệm. Vì vậy, bạn cứ yên tâm yêu cầu chúng tôi dịch phụ đề.
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 222
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.