Người bình thường chưa có kinh nghiệm để trở thành phiên dịch viên cần gì?
Trước tiên có thể đưa ra một lí do như sau, việc xuất phát điểm từ một người chưa có kinh nghiệm sau đó đi làm như một phiên dịch viên chuyên nghiệp là điều vô cùng khó khăn.
Ngay cả khi nhìn vào việc tuyển dụng nhân sự phiên dịch viên, có vẻ như có nhiều trường hợp sẽ không chấp nhận tất cả những người thiếu kinh nghiệm và yêu cầu phải có những kinh nghiệm nghiệp vụ cần thiết.
Trường hợp từ một người thiếu kinh nghiệm đặt mục tiêu trở thành phiên dịch viên, việc trước tiên là tham gia học tập tại các nơi như trường đào tạo phiên dịch chẳng hạn, không ngừng trang bị và nâng cao năng lực cá nhân.
Tại hầu hết các trường đó, đều đăng ký với công ty phái cử có liên quan hoặc cơ quan trực thuộc nên sau khi tốt nghiệp học viên có thể nhận được các cơ hội giới thiệu về việc làm.
Có thể nói quá trình được thử sức với phong cách làm việc mà bản thân thực sự mong muốn sau khi có những trải nghiệm quý báu và tích lũy được nhiều thành tích thực tế thông qua các dự án công việc, chính là con đường ngắn nhất để trở thành phiên dịch viên.
Hơn nữa, các cuộc cạnh tranh của nhiều người có năng lực ngoại ngữ cao chẳng hạn như năng lực tiếng Anh, tiếng Trung đang trở nên rất khắc nghiệt nhưng khi có thể sử dụng được các ngôn ngữ ít thông dụng chẳng hạn là tiếng Lào, tiếng Thái Lan, tiếng Nga, tiếng Việt Nam thì có vẻ như rất nhiều trường hợp được ưu tiên dù cho kinh nghiệm nghiệp vụ thực tế còn hạn chế.
Các điều kiện có lợi thế, điều kiện cần thiết để chuyển đổi sang làm phiên dịch viên:
Để trở thành thông dịch viên không yêu cầu những bằng cấp đặc biệt.
Chỉ cần bản thân có kỹ năng phiên dịch và vốn ngôn ngữ phong phú là có thể trở thành phiên dịch viên.
Tuy nhiên, để có thể nhận được công việc trong thực tế, điều kiện cần thiết là phải bộc lộ cũng như thể hiện được năng lực ngôn ngữ và trình độ đó với khách hàng để khách hàng lựa chọn mình.
Do vậy, có rất nhiều người đã tham gia các kì thi và nhận chứng chỉ như cơ sở để chứng minh một cách khách quan về thực lực của bản thân mà mắt thường không thể thấy được.
Ví dụ, hướng dẫn viên du lịch quốc gia với Chứng nhận quốc gia của hệ ngôn ngữ chính thống ấy chính là điều kiện phổ biến đối với phiên dịch viên.
Đặc biệt, vì là chứng chỉ dành riêng cho ngành du lịch nên đó cũng là một đề xuất tuyệt vời cho những người muốn hoạt động trong lĩnh vực chẳng hạn như thị trường du lịch đến từ du khách nước ngoài.
Đối với người có mục tiêu trở thành phiên dịch viên thương mại thì cũng có những chứng nhận được gọi là chứng nhận phiên dịch viên kinh doanh TOBIS.
Đây là chứng chỉ chứng minh vốn từ vựng và kiến thức kinh doanh cần thiết đối với phiên dịch viên hoạt động trong lĩnh vực này.
Kinh nghiệm nghiệp vụ có ích đối với việc chuyển đổi nghề nghiệp sang làm phiên dịch viên:
Khi chuyển đổi nghề nghiệp sang làm phiên dịch viên thì những kinh nghiệm nghiệp vụ trước đây rất quan trọng.
Sở dĩ như vậy vì để làm một phiên dịch viên, việc thấu hiểu tường tận chủ đề đang được nói tới cực kì quan trọng.
Và để lí giải được chủ đề thì cần có kiến thức nền tảng và vốn kinh nghiệm phong phú.
Tức là sau khi trở thành một phiên dịch viên thì những kiến thức cũng như kinh nghiệm tích góp được trong các lĩnh vực nghề nghiệp đã làm trước kia có khả năng sẽ trở thành thứ vũ khí hữu ích đối với công việc.
Đặc biệt, những kinh nghiệm làm việc trong thị trường có nhu cầu phiên dịch viên cao như y học, IT, hay sở hữu trí tuệ lại là thứ vũ khí sắc bén có thể biến nó thành lĩnh vực chuyên môn, hay thế mạnh mang dấu ấn cá nhân.
Ngay cả khi không như vậy, trong thời buổi hiện đại được coi là xã hội toàn cầu hóa thì thật khó để tìm thấy ngành nghề nào đó hoàn toàn không có nhu cầu về phiên dịch viên.
Ngày nay, dù bản thân đang hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp nào đó, thì việc trang bị chắc chắn những kinh nghiệm để có thể phát huy đầy đủ kiến thức và trải nghiệm đã có trước đây là điều rất quan trọng sau khi trở thành một phiên dịch viên.
Những điều cần lưu ý khi tham gia phỏng vấn chuyển đổi nghề nghiệp sang làm phiên dịch viên:
Khi tham gia phỏng vấn công việc với tư cách một phiên dịch viên hay đăng kí phỏng vấn với công ty phái cử phiên dịch thì dưới đây có 2 điểm cần đặc biệt lưu ý:
Năng lực ngôn ngữ, kĩ năng
Quy tắc ứng xử kinh doanh và các kiến thức cơ bản
Đối với năng lực ngôn ngữ và kĩ năng, việc sở hữu đầy đủ những năng lực không thể thiếu đáp ứng cho công việc phiên dịch sẽ được xem xét kĩ lưỡng.
Trong các công ty phái cử phiên dịch, có những công ty tiến hành thi lí thuyết và thi vấn đáp kết hợp với phỏng vấn.
Phiên dịch viên đồng hành và làm việc trong những trường hợp quan trọng thuộc lĩnh vực kinh doanh như các cuộc đàm phán hay hội nghị thương mại.
Để làm được việc đó, thì không chỉ cần thông thạo về ngôn ngữ mà còn phải có hành vi cư xử đúng mực tại nơi làm việc.
Khi phỏng vấn, có thể nói nhiều nhiều trường hợp sẽ xem xét hành vi ứng xử có khả năng thích hợp với môi trường kinh doanh nói trên.
Độ tuổi có khả năng chuyển đổi sang làm phiên dịch viên là đến khoảng bao nhiêu?
Việc trở thành một phiên dịch viên không có giới hạn về tuổi tác.
Chỉ cần có nhiệt huyết, thì hoàn toàn có khả năng hướng tới sự nghiệp thứ 2 sau khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, theo những gì đã nói trước đó, trước khi trở thành một phiên dịch viên độc lập, cần phải trải qua thời gian chuẩn bị nhất định như tham gia theo học tại các trường đào tạo để mài dũa những kĩ năng cơ bản.
Và sau khi xuất hiện với tư cách như một phiên dịch viên đi chăng nữa, thì trước khi đạt được công việc ổn định cũng không ai biết chắc được sẽ cần phải trải qua bao nhiêu thời gian.
Vì vậy, khi có ý định trở thành một phiên dịch viên với xuất phát điểm là một người non nớt về kinh nghiệm, cần chuẩn bị kĩ lưỡng để đảm bảo có thể gánh vác được gánh nặng về mặt thời gian cũng như tiền bạc trước khi đương đầu với thử thách.
Độ tuổi có khả năng chuyển đổi sang làm phiên dịch viên là đến khoảng bao nhiêu?
Nhu cầu nhân sự phiên dịch viên rất nhiều và bắt buộc phải có những kinh nghiệm vượt trên một trình độ nhất định.
Đó là vì thị trường đang đòi hỏi những người sẵn sàng làm việc có kĩ năng chính xác mà không cần đào tạo.
Trường hợp từ người thiếu kinh nghiệm muốn chuyển đổi công việc sang làm phiên dịch, dù không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhưng trong đó lại có kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội cần thiết từ quá trình làm việc ở những ngành nghề khác.
Trường hợp chuyển đổi từ ngành nghề khác, chỉ truyền đạt được động cơ mong muốn trở thành phiên dịch viên thôi thì không đủ.
Hãy tập hợp nhận thức đã trở thành động lực thúc đẩy việc nắm bắt được lí do làm phiên dịch sau khi tích lũy được sự nghiệp này bằng cách liên kết với quá trình sự nghiệp của bản thân trong quá khứ.
Đặc biệt là, trong lĩnh vực chuyên môn và phạm vi thế mạnh của bản thân, hãy thể hiện rõ ràng kiến thức cũng như các kĩ năng đã đạt được, và cần bộc lộ một cách cụ thể việc có thể phát huy những lợi thế đó như thế nào trong nghiệp vụ phiên dịch.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Địa chỉ: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
0 / 5. Lượt đánh giá: 0
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.