Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng dịch thuật trong các chiến lược phát triển hình ảnh thương hiệu của họ. Họ thường chú trọng tới những công cụ hữu ích giúp phát triển website trên các công cụ tìm kiếm mà khách hàng thường sử dụng. Tuỳ theo thị trường từng địa phương mà các websites, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cần phải được tích hợp riêng cho từng khu vực. Để làm được điều đó thì cần phải có những phương pháp dịch thuật hiệu quả. Các thao tác SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) thông thường sẽ không đủ đối với những website đa ngôn ngữ. Thay vào đó, bạn cần xác định rõ đối tượng người xem cũng như tích hợp các từ khoá một cách phù hợp theo từng địa phương.
Trước đây, Google Dịch được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để dịch thông tin cho nhãn hàng của họ. Sau đó đã xuất hiện một cách tiếp cận mới hơn đối với dịch website để đáp ứng nhu cầu phát triển cao hơn của nhãn hàng, họ đồng thời sử dụng Google Dịch và người dịch trực tiếp. Điều đó đã giúp các từ khoá bài viết và website của doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Nếu doanh nghiệp không đầu tư cho đội ngũ dịch thuật chuyên nghiệp thì họ sẽ gặp phải nhiều rào cản lớn về văn hoá, đồng thời tạo nên nhiều cú sốc lớn đối với khách hàng khi họ đọc trang web. Do đó, những từ khoá tạo thúc đẩy lượng truy cập ở quốc gia này những sẽ chưa chắc ở quốc gia khác nếu không được chăm chút kỹ lưỡng. Tập trung vào phương thức tiếp cận mới, hãy cùng điểm qua 5 mẹo hữu ích để dịch website hiệu quả.
1. Chú trọng marketing kỹ thuật số toàn cầu.
Có nhiều yếu tố mà một website đa ngôn ngữ cần phải chú trọng tới như việc cụ thể hoá địa phương, quốc gia, ngôn ngữ và địa lý. Dịch thuật quan trọng ở trong cả chất lượng nội dung và marketing kỹ thuật số. Địa phương hoá từ khoá tìm kiếm đòi hỏi người dịch phải hiểu rõ người bản xứ và phương thức marketing kỹ thuật số truyền thống của họ để có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Nếu kết quả SEO của bạn chưa đạt yêu cầu thì bạn cần phải đánh giá lại xem bản dịch từ khoá đó đã đúng hay chưa. Cách tốt nhất là tạo một danh sách những từ khoá tìm kiếm toàn cầu và đánh giá mức độ phản hồi của chúng ở trên các công cụ tìm kiếm.
2. Cân nhắc về đối tượng người xem bản dịch.
Khi cụ thể hoá địa phương bất cứ trang web nào, bạn cần phải có nghiên cứu về hành vi khách hàng cũng như cách thức việc đó thúc đẩy lượng truy cập web ra sao. Cách tiếp cận này cũng giống như làm biên dịch từ khoá. Chắc chắn rằng khách hàng đã biết được về nhãn hàng doanh nghiệp và những gì họ đang rao bán, nhưng ở cương vị người bán, bạn cần phải có được những từ khoá ở nhiều ngôn ngữ. Những từ khoá này phải đảm bảo không những về mặt dịch thuật các thuật ngữ mà còn phải nhắm vào các kỹ năng giao tiếp thông thường hay thấy ở khách hàng.
Khi dịch các từ khoá, yếu tố văn hoá đóng vai trò khá là quan trọng. Nó có thể tạo nên quá trình SEO localization (quá trình tối ưu hoá công cụ tìm kiếm giúp website tiếp cận nhiều người dùng trong một khu vực nhất định) ngay từ ban đầu. Cũng vì mục đích này mà doanh nghiệp sẽ có niềm tin vững chắc vào công ty dịch thuật của bạn hơn. Chúng cũng là một nguồn dữ liệu then chốt giúp định hướng bạn ở những giai đoạn đầu của việc dịch các từ khoá tìm kiếm phù hợp với khu vực cụ thể, như vậy bạn có thể giao tiếp với đúng đối tượng người xem cần thiết.
3. Tạo cơ sở “từ điển từ khoá” cho dịch thuật
Bạn để ý thấy rằng các từ khoá như vậy cũng là những thuật ngữ không? Trong quá trình thực hiện dịch thuật, cơ sở dữ liệu từ khoá có công dụng như một cơ sở dữ liệu thuật ngữ. Các từ khoá này hỗ trợ các biên dịch viên tiếp cận những từ khoá đã được dịch từ trước với nguồn thông tin đáng tin cậy. Quá trình này giống như là một bảng chú giải từ khoá hay là một cơ sở “từ điển từ khoá” ở đa ngôn ngữ và phân bố theo khu vực.
Chính cơ sở “từ điển từ khoá” này giúp tăng tốc độ dịch thuật và giữ được sự đồng nhất về mặt chất lượng của từng từ khoá được dịch. Một từ khoá sau khi dịch có thể được dùng đi dùng lại nhiều lần trong nhiều nền tảng khác nhau như blog, website hay mạng xã hội. Miễn là các từ khoá này đã được dịch chuẩn xác thì việc còn lại cứ để quá trình SEO localization đảm nhiệm.
4. Tránh lạm dụng một từ khoá quá nhiều khi dịch
Tưởng tượng xem nếu bạn cho quá nhiều đường vào một ly nước ép thì điều gì sẽ xảy ra? Nó chắc chắn sẽ làm mất đi vị ngon tự nhiên của nước ép đúng không nào. Điều này tương tự với việc bạn sử dụng một từ khoá quá nhiều lần cho nhiều trang khác nhau trên website. Thứ hạng website của bạn chắc chắn sẽ không được đảm bảo nằm ở đầu trên trang tìm kiếm.
Để tránh việc này xảy ra thì bạn nên tạo ra một danh sách từ khoá LSI (Latent Semantic Indexing – một loại từ khoá có cùng nghĩa với từ khoá chính) hay các thuật ngữ để biến đổi các từ khoá bạn dùng một cách uyển chuyển hơn. Bạn có thể dùng mỗi từ khoá riêng cho mỗi trang web và dịch chúng cũng theo những yêu cầu về dịch từ khoá trên website (yêu cầu của trang web và yêu cầu về văn hoá). Những điều này thật sự giúp ích cho việc làm nội dụng website thêm độc đáo và có thể thu hút nhiều lượt truy cập hơn nữa.
5. Sử dụng công cụ Google Keyword Planner
Bạn có thể sử dụng công cụ Google Keyword Planner (viết tắt là GKP – công cụ lập kế hoạch từ khoá miễn phí do Google cung cấp) để tìm kiếm cũng như đánh giá chính xác từ khoá trong ngôn ngữ đích. Mỗi từ khoá đều có từ khoá tương đương (như giải thích ở mục trên) và bạn có thể tận dụng nó một cách đa dạng.
Tuỳ theo yêu cầu, bạn có thể linh động sử dụng các từ khoá, phân tích phản hồi và lập kế hoạch sử dụng riêng. Ví dụ, đối với website thì việc sử dụng từ khoá “dịch vụ dịch thuật” khá là thích hợp nhưng đối với những nền tảng blog hay mạng xã hội thì các từ khoá như “ngôn ngữ đích” hay “biên dịch viên chuyên nghiệp” nên được tận dụng. Công cụ GKP cũng giúp bạn lọc các từ khoá theo ngôn ngữ và vùng miền nên sẽ dễ dàng để sử dụng trong dịch thuật.
6. Kết luận
Nếu bạn muốn dịch website một cách hữu ích thì bạn cần có cách tiếp cận đặc biệt hơn. Bên cạnh đó, trước khi dịch website, hãy nhớ phân tích người xem và đảm bảo rằng bạn thông hiểu hoàn toàn từ khoá cũng như bối cảnh nó được sử dụng. Mong rằng 5 mẹo hữu ích trên đã giúp bạn phần nào đó trong việc phát triển khả năng dịch website của bạn.
Liên hệ Công ty dịch thuật IFK
Quý khách hàng có thể dễ dàng liên hệ yêu cầu báo giá dịch thuật tại trang web của chúng tôi. Truy cập tại đây để có thể gửi file dịch bằng cách hoàn thành form yêu cầu báo giá của chúng tôi.
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại đây.
Dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại đây.
Trường hợp bạn cần báo giá dịch thuật nhanh chóng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline của chúng tôi tại đây.
Địa chỉ 1: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Địa chỉ 2: Tầng 5 – C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 615
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.