CÁCH VIẾT VÀ TÓM TẮT LÝ DO VÀO CÔNG TY (Sử dụng trong hồ sơ xin việc・hồ sơ kinh nghiệm công việc・phỏng vấn)

Các cách viết lý do vào công ty

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách viết lý do vào công ty trong hồ sơ xin việc hoặc hồ sơ kinh nghiệm công việc, cũng như là cách tóm tắt lý do vào công ty khi được phỏng vấn. Lý do vào công ty là một mục quan trọng để thể hiện nguyên nhân vì sao bạn muốn vào công ty và ứng tuyển cho vị trí đó. Hãy hiểu rõ quan điểm về lý do vào công ty của mình và cho công ty thấy được nhiệt huyết của bạn.

1. Các nguyên tắc cơ bản và các mẫu khi viết lý do vào công ty - nguyện vọng vào công ty:

Một ví dụ về cách viết đúng mục lý do vào công ty – nguyện vọng vào công ty:

MỘT VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT ĐÚNG ĐỘNG CƠ XIN VIỆC

Tôi bắt đầu quan tâm đến quý công ty khi được biết rằng ở đây, nhân viên có thể hoạt động theo cá nhân hoặc các nhóm nhỏ để mang đến các dịch vụ website cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Ở vị trí hiện tại, tôi đang phụ trách kinh doanh hạ tầng CNTT, nhưng vì tôi thường hay cộng tác với mười người trở lên, tôi đã rất khó để xác định giá trị của bản thân mình. Hiểu được điều đó, tôi mong muốn tận dụng kiến thức từ công việc hiện tại để ứng tuyển vị trí phóng viên và làm việc ở một môi trường cho phép giá trị bản thân được bộc lộ một cách rõ ràng.

Các điểm tương ứng với cách viết đúng của lý do vào công ty – nguyện vọng vào công ty:

① Gắn kết những điểm hấp dẫn của công ty bạn định ứng tuyển với những điểm mà công ty cũ không thể đạt được

② Hãy sáng tạo nội dung của riêng bạn dựa trên những trải nghiệm thực tế của bản thân (thay vì dựa trên các mẫu có sẵn) và điền nội dung một cách cụ thể.

③ Điền cẩn thận nội dung với mục tiêu viết phủ trên 70% các mục.

2. Mục đích của việc viết lý do vào công ty và nguyện vọng vào công ty trong hồ sơ xin việc là gì? Thông tin này quan trọng như thế nào?

Mục đích của viết lý do vào công ty

Đầu tiên, “lý do vào công ty” nghĩa là “điều gì” đã thôi thúc bạn ứng tuyển. “Điều gì” ở đây bao hàm cả hai hướng là “công ty” và “công việc”. Trong số đó, người tuyển dụng thường sẽ quan tâm đến lý do về công ty hơn, họ muốn biết “Vì sao trong rất nhiều công ty ngoài kia, bạn lại chọn công ty của chúng tôi?”. Nói cách khác, khi bạn truyền đạt lý do vào công ty của bạn, cũng là lúc bạn cần phải thuyết phục họ hiểu “Ồ ra vậy, hóa ra đó lý do bạn chọn công ty chúng tôi.”

Mặc dù có nhiều người sử dụng cùng một nội dung lý do vào công ty để ứng tuyển cho nhiều công ty, tuy nhiên tùy vào mỗi công ty mà lý do vào công ty sẽ khác nhau, nên nếu không có tính sáng tạo phù hợp với từng công ty đó thì phần “lý do vào công ty” sẽ bị NG. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ về nơi bạn sẽ ứng tuyển và giải thích một cách chi tiết vì sao bạn có hứng thú với nơi đó.

Biểu đồ dưới đây tổng hợp các câu trả lời của các nhà tuyển dụng! “Đâu là nội dung quan trọng nhất trong hồ sơ xin việc?”

BIỂU ĐỒ ĐÂU LÀ MỤC QUAN TRỌNG NHẤT TRONG HỒ SƠ XIN VIỆC

Nguồn: Khảo sát Doda “Bảng câu hỏi về tuyển dụng”

Thời gian khảo sát: Tháng 12 năm 2018

Mục tiêu khảo sát: 103 người phụ trách lọc hồ sơ tuyển dụng người có kinh nghiệm trong vòng 3 năm qua

Khảo sát được thực hiện bởi: Công ty TNHH Persol Career (Điều hành dịch vụ thay đổi công việc “doda”)

Biểu đồ trên đây được thực hiện bởi PERSOL CAREER CO., LTD, công ty điều hành dịch vụ thay đổi công việc 「doda」. Biểu đồ thể hiện kết quả của cuộc khảo sát các nhà tuyển dụng với câu hỏi “Đâu là mục quan trọng nhất trong hồ sơ xin việc?”. Những người trả lời “lý do vào công ty” chiếm 23,3% trong tổng số người được hỏi, là câu trả lời phổ biến thứ hai chỉ sau “kinh nghiệm công việc”. Bạn không thể khai man kinh nghiệm làm việc của bản thân chỉ vì muốn được người tuyển dụng đánh giá cao. Nói cách khác, khi viết hồ sơ xin việc, mục bạn cần đặt nhiều tâm sức vào là mục “lý do vào công ty”. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ các cách viết và tóm tắt lý do vào công ty mà bạn có thể sử dụng để tăng xác suất đậu ở vòng tuyển chọn hồ sơ.

3. Các cách viết và tóm tắt lý do vào công ty・nguyện vọng vào công ty:

Lý do vào công ty sẽ được viết dưới dạng văn bản trong hồ sơ ứng tuyển, và hầu như sẽ luôn được hỏi trong các cuộc phỏng vấn. Nếu bạn được mời phỏng vấn, bạn nên chọn lọc và tóm tắt câu trả lời của mình.

Cách 1: Hãy gắn kết “Điểm hấp dẫn của công ty ứng tuyển” với “lý do bạn muốn nhảy việc”

Khi nói đến lý do vào công ty, có nhiều người nghĩ rằng chỉ cần truyền đạt những điểm hấp dẫn chung chung của công ty ứng tuyển như nội dung công việc, sản phẩm/dịch vụ, thành tích kinh doanh, thị phần, nhân viên hoặc phong cách làm việc, nhưng thực chất, chỉ nhiêu đó thôi vẫn chưa đủ. Những điểm khiến bạn thấy hấp dẫn đó cũng có thể là những điểm khiến người khác thấy hấp dẫn, do đó nó sẽ không còn là “lý do” của riêng bạn nữa.

Do đó, hãy móc nối lý do khiến bạn muốn nhảy việc và điểm khiến bạn thấy hấp dẫn ở công ty ứng tuyển để cụ thể hóa lý do vào công ty.

Cách 2: Hãy viết nội dung do chính bạn nghĩ ra

Khi viết lý do vào công ty, đầu tiên bạn hãy thử nhớ lại lý do khiến bạn muốn thay đổi công việc hiện tại, cụ thể như điều gì đã làm bạn quyết định nghỉ việc, những gì bạn muốn đạt được khi nghỉ việc. Ví dụ, lý do là “Công ty hiện tại cho tôi quá ít không gian tự do quyết định, vì thế tôi muốn nhận công việc, vị trí cho phép tôi có nhiều sự tự do hơn. Trong trường hợp này, lý do vào công ty sẽ là “Tôi nghĩ rằng công ty của bạn sẽ cho tôi nhiều không gian tự do quyết định hơn”.

Căn cứ cho lý do trên có thể là, “Tin tuyển dụng có ghi rằng ngay cả những nhân viên trẻ tuổi cũng có thể làm việc với khá nhiều không gian tự do”, hoặc “Tôi nghe được từ một người quen từng làm việc cùng quý công ty”, “Tôi đã đọc bài phỏng vấn nhân viên ở đây trên một tạp chí”. Hãy thu thập thông tin về công ty tuyển dụng và tạo ra lý do vào công ty của riêng bạn một cách cụ thể nhé.

Cách 3: Lý do vào công ty nên phù hợp với kĩ năng và thành tích của bản thân

Ngoài ra, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể truyền tải đến bên công ty ứng tuyển rằng  bạn có thể phát huy sức mạnh của mình và đóng vai trò tích cực trong công ty dựa trên thành tích vốn có của bạn. Bạn hãy gây ấn tượng bằng cách thuyết phục họ rằng bạn có thể phát huy tối đa sở trường và kinh nghiệm của bạn dựa trên lý do vào công ty đã nêu, ví dụ như, “Tôi có khả năng định hướng thành tích cao, tôi có thể đạt được tất cả mục tiêu đã đề ra trong công việc nếu tôi có không gian phát triển tự do cá nhân phù hợp”.  

Cách 4: Tùy vào hình thức nộp hồ sơ mà cách trình bày sẽ khác nhau.

Có 2 cách chính để viết lý do vào công ty khi nó được truyền đạt dưới dạng văn bản. Cách 1 là viết khoảng 5 dòng ở đầu hồ sơ kinh nghiệm công việc của bạn. Cách 2 là viết “Thư xin việc” (Cover letter) để trình bày lý do vào công ty trên 1 tờ giấy A4 tách biệt với hồ sơ xin việc và nộp nó cùng với hồ sơ xin việc và hồ sơ kinh nghiệm công việc. Nếu trong hồ sơ xin việc có mục riêng để viết lý do vào công ty, hãy viết ngắn gọn vì nó có thể trùng lặp với các tài liệu khác.

4. Các trường hợp NG thường gặp về lý do vào công ty và nguyện vọng vào công ty:

Các trường hợp NG hay xuất hiện trong lý do vào công ty

Trường hợp 1: Tôi đồng tình với quý công ty về quan niệm “…”

Nhìn qua thì đây có vẻ là lý do vào công ty tương đối ổn, vậy thì tại sao chúng tôi lại nói rằng lý do này NG? Thực tế thì, lý do này NG không phải vì bản thân sự đồng tình. Nguyên nhân ở đây là vì nhiều người nghĩ rằng ứng viên chỉ cần nói đồng tình là được, nếu nhà tuyển dụng không thấy được cụ thể ứng viên “đồng tình ở đâu” từ hồ sơ xin việc, và ứng viên cũng không trả lời được điều đó trong buổi phỏng vấn, thì ứng viên có thể nhận đánh giá tiêu cực từ phía công ty.

Điều quan trọng ở đây là bạn phải chỉ ra một cách cụ thể cơ sở cho sự đồng tình dựa trên suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân, như là bạn đồng tình với điều gì và tại sao đồng tình với điều đó. Nếu không làm được thì bạn không nên sử dụng cụm từ “đồng tình với quan niệm” một cách bừa bãi.

Trường hợp 2: Tiện ích dịch vụ của quý công ty khá tốt…

Đây là lý do vào công ty chung đối với các công ty BtoC chuyên cung cấp hàng hóa và dịch vụ (như thực phẩm, nhu yếu phẩm hằng ngày) trực tiếp đến người tiêu dùng. Lý do này NG không phải vì việc bạn đã thử sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty đó ngoài đời, dù sao thì trong trường hợp bạn ứng tuyển vào doanh nghiệp BtoC, đó là việc bạn nên làm càng nhiều càng tốt. Nguyên nhân NG ở đây là, nếu chỉ nói suông rằng “Tôi thấy tiện ích này tốt”, “Tôi cảm thấy tiện ích này giúp cuộc sống tiện lợi hơn” thì nó không còn là lý do vào công ty nữa mà sẽ trở thành ấn tượng của bạn trên tư cách người tiêu dùng.

Điều quan trọng là bạn phải thêm vào những lý giải chi tiết, cụ thể vì sao bạn nghĩ tiện ích đó tốt và tốt ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu bạn có thể đưa ra các đề xuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ đó dựa trên kiến thức thực tế của bản thân, bạn có thể nhận được đánh giá tích cực như “Có khả năng phân tích tốt”.

Trường hợp 3: Tác phong “Hãy để tôi học hỏi”

Nhiều người nghĩ rằng thái độ ham học hỏi là cách để biểu hiện lòng khiêm tốn và sự chân thành, tuy nhiên bạn cần chú ý đến cách biểu đạt và cách thể hiện. Tất nhiên là, sẽ rất tốt nếu bạn có thể chọn nơi làm việc thúc đẩy sự phát triển của bản thân. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cách truyền đạt như muốn đổ hết trách nhiệm “phát triển” của bạn cho công ty và người khác, ví dụ như “Tôi muốn có cơ hội phát triển nên tôi mong được làm việc ở công ty”.

Nếu bạn muốn thể hiện sự khiêm tốn và lòng chân thành bao hàm cả thái độ ham học hỏi, hãy thử sử dụng các cách diễn đạt như “Tôi không bám víu vào các kinh nghiệm cũ mà sẽ luôn tích cực mở rộng tầm nhìn, học hỏi những điều hay” hoặc “Tôi muốn tích cực truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức hữu ích tới mọi người xung quanh”.

5. Các mẫu văn lý do vào công ty (Dành cho người chưa có kinh nghiệm hoặc các sinh viên mới ra trường mong muốn tìm chỗ làm thứ hai)

  • Lý do vào công ty dành cho trường hợp chuyển việc sang lĩnh vực chưa có kinh nghiệm:

Từ thời sinh viên đến hiện tại, tôi đã thiết kế game cho điện thoại thông minh như một sở thích cá nhân. Hiện tại, tôi đã có 3 năm kinh nghiệm ở bộ phận kế hoạch của công ty quảng cáo trên Internet, nhưng bây giờ tôi đã có đủ kỹ năng cơ bản của một người trưởng thành, khi nghĩ về con đường sự nghiệp một lần nữa, tôi nhận ra mình muốn làm công việc thiết kế game yêu thích trước đây nên đã quyết định chuyển việc. Tôi được biết, cho tới nay, công ty đã cho ra mắt 3 sản phẩm game tích hợp VR. Tôi muốn vào làm ở đây vì muốn sử dụng những kỹ thuật tiên tiến để phát triển game trước đây chưa từng có. Không chỉ phát triển, tôi sẽ tận dụng những kiến thức marketing trang web mà mình đã học được từ công ty quảng cáo để tham gia vào kế hoạch tạo ra loại game có thể bán được.

<Giải thích>

Điểm quan trọng trong cách viết và tóm tắt lý do vào công ty đối với trường hợp bạn chuyển việc sang lĩnh vực bạn chưa có kinh nghiệm, đó là giải thích rõ ràng về lý do tại sao bạn quyết định thử thách bản thân ở một lĩnh vực hoàn toàn mới.

Ngoài ra, việc ứng cử vào lĩnh vực mới cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị so sánh, đánh giá cùng với người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Bạn cũng cần chỉ ra lý do vì sao nên công ty nên tuyển bạn dẫu cho bạn thiếu kinh nghiệm.

Bạn cũng nên đưa ra những luận điểm như bạn sẽ tận dụng các kiến thức bên ngoài và những kinh nghiệm bạn đã có được từ lĩnh vực khác để hoàn thành công việc này như thế nào, giải thích chi tiết việc cần bao nhiêu nỗ lực để có thể có được công việc này.

  • Lý do vào công ty trong trường hợp chuyển việc cùng ngành nghề: 

Hiện tại, tôi đang phụ trách kinh doanh các sản phẩm máy chủ và phần cứng trong lĩnh vực CNTT. Tôi không có điều gì bất mãn với công việc bây giờ cũng như các sản phẩm mà mình phụ trách kinh doanh, công ty khách hàng cũng là một công ty lớn cần lắp đặt máy chủ như một phần của hệ thống quy mô lớn. Tuy nhiên, bởi vì công việc hiện tại đòi hỏi tôi cộng tác với hàng chục thành viên bán hàng phụ trách các sản phẩm và ứng dụng khác, tôi cảm thấy rất khó để thấy được giá trị và đóng góp mà cá nhân tôi mang lại. Tôi bắt đầu quan tâm đến quý công ty khi được biết rằng ở đây, nhân viên có thể hoạt động theo cá nhân hoặc các nhóm nhỏ để mang đến các dịch vụ website cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tôi mong muốn tận dụng kiến thức từ công việc hiện tại và làm việc ở một môi trường mà tôi có thể dễ dàng nhìn nhận các giá trị của bản thân mình, vì vậy, tôi đã quyết định ứng tuyển.

<Giải thích>

Điểm quan trọng trong cách viết và tóm tắt lý do vào công ty đối với trường hợp chuyển việc cùng ngành nghề là chỉ ra câu trả lời cho câu hỏi “Công ty trước đây đã không thể giải quyết được vấn đề canh cánh trong lòng bạn đúng không?”

Lúc này, bạn không nên nghĩ rằng “Vì tôi ứng tuyển cho lĩnh vực tương tự nên nhà tuyển dụng vẫn sẽ hiểu dù tôi không giải thích chi tiết”, thực chất việc giải thích một cách lịch sự và ngắn gọn là rất quan trọng. Nguyên nhân là vì, dù là cùng một lĩnh vực, tùy vào công ty mà nội dung công việc và cách tiến hành cũng sẽ khác nhau, do đó không phải lúc nào người tuyển dụng cũng sẽ nắm rõ tính chất công việc.

Ngoài ra, cũng như các trường hợp khác, bạn hãy nghiên cứu về công ty mình định ứng tuyển, và chỉ ra cách bạn sẽ tận dụng kiến thức, kinh nghiệm từ công việc trước như thế nào một cách cụ thể.

  • Lý do vào công ty trong trường hợp cho sinh viên mới ra trường muốn tìm việc lần thứ hai: 

Tôi đã làm việc được một năm rưỡi tại bộ phận nghiên cứu và phát triển ở công ty mà tôi đầu quân ngay khi mới tốt nghiệp. Bởi vì tôi hầu như không được tận dụng những kiến thức đã học trên trường đại học ở nơi làm việc cũ, tôi đã mong muốn tìm thấy một doanh nghiệp cho phép tôi sử dụng kiến thức chuyên môn của mình, và đó là lý do tôi ứng tuyển vào quý công ty. Tại thời điểm nhận nhiệm vụ sau 3 tháng gia nhập công ty cũ, mặc dù tôi đã ngay lập tức nghĩ đến chuyện nghỉ việc, nhưng bởi vì đây là công ty tôi đã bỏ nhiều công sức và mang theo tâm huyết khi gia nhập, tôi đã tạm thời gác lại ý định nghỉ việc. Tôi đã quyết định ít nhất mình cũng phải tiếp thu các nền tảng của người trưởng thành ở đây và để lại những thành quả dù nhỏ cách mấy rồi mới nghỉ việc. Tôi đã bắt đầu càng sớm càng tốt việc thay đổi công việc ngay khi bài nghiên cứu mà tôi tham gia với tư cách trợ lý cho các tiền bối đã đạt được một số thành quả nhất định.

<Giải thích>

Điểm quan trọng trong cách viết và tóm tắt lý do vào công ty đối với trường hợp sinh viên mới ra trường muốn tìm việc lần thứ hai là gạt đi mối quan ngại của nhà tuyển dụng về việc ứng viên có thể sẽ nghỉ việc lần nữa. Thay vì nói rằng “Tôi đã nghỉ việc ở đó vì tôi không thích”, bạn hãy giải thích một cách cụ thể về việc bạn đã nỗ lực làm việc có trách nhiệm như thế nào dù chỉ trong thời gian ngắn. Ngoài ra, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể nêu chi tiết trong khoảng thời gian đó, bạn đã rèn luyện được bao nhiêu kỹ năng thương mại và nuôi dưỡng tư duy cần có ở người trưởng thành đến mức nào.

  • Lý do vào công ty trong trường hợp muốn quay về công việc trước đây: 

2 năm trước đây, tôi đã chuyển từ vị trí bán hàng sang công việc văn phòng. Ở vị trí bán hàng, tôi đã không thể đáp ứng hoàn toàn cho mỗi công ty trong 200 công ty khách hàng tôi phụ trách. Để có thể tồn tại và hỗ trợ bộ phận kinh doanh đa mang, tôi đã chọn công ty hiện tại, nơi tôi có thể làm việc như một nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, đối với con người mong muốn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như tôi, công việc văn phòng đã không diễn ra như tôi tưởng tượng. Đó cũng là lúc tôi nhận ra động cơ sâu xa của ý định nghỉ việc ban đầu đó là tôi đã không thể giao dịch cẩn thận với từng công ty. Do đó, hiện tại tôi quyết định quay lại công việc bán hàng một lần nữa với quan điểm “làm việc trên thái độ xem trọng mối quan hệ với khách hàng hiện có” như trong công việc bán hàng cho khách hàng cá nhân.

<Giải thích>

Tôi đã đưa ra một ví dụ về động lực của một người nói, “Tôi đã thay đổi công việc của mình từ vị trí bán hàng sang vị trí công việc văn phòng, nhưng lần này tôi muốn quay lại vị trí bán hàng.” Kết quả là, có thể nói rằng lần thay đổi công việc đầu tiên là một sai lầm về những gì bản thân muốn khi thay đổi công việc, nhưng điều quan trọng là phải truyền đạt một cách rõ ràng và thành thật bằng lời nói sai lầm đó bạn hiểu như thế nào là quan trọng.

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 500

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

info@translationifk.com
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065