Đầu tiên E Sports là gì ?
E-Sports là viết tắt của Electronic Sports, đây là tên gọi để chỉ toàn bộ các trò chơi giữa nhiều người chơi như là thi đấu thể thao. Điều này áp dụng cho cả trò chơi máy tính và trò chơi điện tử. Các người chơi chuyên nghiệp, cũng giống như vận động viên, sẽ thuộc về một đội chuyên nghiệp và được nhận tiền thù lao. Phương thức cơ bản để chơi E-Sports là kết nối Internet và bạn có thể chơi ở bất cứ đâu có internet. Sự ổn định của kết nối internet khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và khu vực, nhưng có vẻ như nhiều người chơi khi luyện tập sẽ kết nối internet và chiêu mộ thêm người tham gia trò chơi.
SỰ PHỔ BIẾN CỦA THỂ THAO ĐIỆN TỬ
Thể thao điện tử rất phổ biến trên thế giới và số người chơi thể thao điện tử đã vượt quá 100 triệu người, tương đương với dân số của Nhật Bản. Con số này dự kiến sẽ tăng hơn nữa khi môi trường Internet ở các nước trên thế giới được cải thiện, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các cuộc thi chính thức cũng được tổ chức thường xuyên, và nó đã chính thức được thêm vào sự kiện tại Thế vận hội Châu Á. Ngoài ra, không chỉ chơi điện tử mà nhiều người còn thích quan sát trận đấu giống như xem thể thao chứ không chơi. Các cuộc thi đấu thể thao điện tử được phát sóng trên TV, và kết quả của các trận đấu được tường thuật trên báo và tạp chí. Vì Hàn Quốc rất nổi tiếng với thể thao điện tử, thậm chí còn có các kênh dành riêng cho thể thao điện tử.
Nói về game, không ngoa khi nói rằng Nhật Bản là một cường quốc về game, nhưng Nhật Bản lại đi sau về thể thao điện tử. Có lẽ nhiều người chưa từng nghe đến từ E-sports – thể thao điện tử. Vì Nhật Bản chưa thừa nhận đây là một môn thể thao, nên việc các vận động viên Nhật Bản sẽ tham gia hạng mục thể thao điện tử tại Thế vận hội Châu Á vẫn chưa thể quyết định được.
ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC DỊCH THUẬT GAME
Dịch game khác rất nhiều so với dịch tài liệu kinh doanh hoặc tin tức. Trong hầu hết các bản dịch, phong cách văn bản phải được sử dụng thống nhất. Nếu là một tài liệu kinh doanh, thì đó là phong cách làm việc, nếu là tiểu thuyết, thì đó là phong cách nghệ thuật văn học. Tuy nhiên, người ta nói rằng game về cơ bản có ba loại phong cách viết.
Một là thông báo hệ thống đưa ra để hướng dẫn trực tiếp cho người chơi. Ví dụ, những thông báo có hình thức như là “Bạn có muốn lưu dữ liệu không?” hoặc “hãy chọn nhân vật.” Thứ hai là thứ được gọi là văn bản giao diện, đây là một sự lựa chọn ngay khi đang tiến hành trò chơi, chẳng hạn như “chiến đấu / bỏ chạy” thường thấy trong các game nhập vai. Vì là một câu ngắn nên phải cần phải dịch một cách chính xác. Vì hai câu này tương ứng với các câu chỉ thị, nên bản dịch cũng sát với thực tế. Các chức năng nút của bộ điều khiển có sự khác nhau giữa nước ngoài và Nhật Bản. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, người ta thường nhấn nút × khi đưa ra quyết định, trong khi ở Nhật Bản, người ta thường nhấn nút 〇. Người dịch cần phải chú ý về sự khác nhau giữa các chức năng này khi dịch.
Cuối cùng là lời thoại của các nhân vật trong game. Đặc biệt đối với những game có nhiều tình tiết như game nhập vai, việc dịch lời thoại ảnh hưởng rất nhiều đến sản phẩm. Trong game nhập vai sẽ xuất hiện vua, công chúa, hiệp sĩ, thợ buôn, người già và những con quái vật kỳ lạ khác. Điều quan trọng là ta phải quyết định cách nói phù hợp với từng nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động. Đặc biệt khi dịch một tác phẩm ở nước ngoài sang tiếng Nhật, việc xác định phong cách ngôn ngữ nói của nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đến hình tượng của tác phẩm. Điều này là do trong tiếng Nhật có phong cách ngôn ngữ gọi là “yakuwarigo”, có đặc điểm là phản ánh định kiến về giới tính, tuổi tác, tính cách và nghề nghiệp trong từ ngữ. Ví dụ điển hình cho từ cuối câu, nếu là「~じゃ」 thì dành cho người già, và nếu là「~ですわ」sẽ khiến người nghe (người đọc) hình dung ra một phụ nữ trẻ được giáo dục tốt. Người dịch phải xem xét tuổi tác, địa vị của các nhân vật thông qua sản phẩm game rồi vừa dịch vừa nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ.
DỊCH THUẬT GAME
E-sports vẫn chưa được công nhận là một môn thể thao ở Nhật Bản, nhưng nó sẽ ngày càng được chú ý hơn ở Nhật Bản khi dân số chơi trên thế giới tiếp tục tăng và nó đã được thêm vào Thế vận hội Châu Á. Có rất nhiều trường hợp game tiếng Nhật được dịch ra nước ngoài, nhưng dự kiến game ở nước ngoài sẽ được du nhập vào Nhật Bản trong tương lai, và nhu cầu dịch sang tiếng Nhật sẽ tăng lên. Dịch thuật game chứa nhiều yếu tố khác nhau chứ không có một phong cách dịch cố định như các tài liệu kinh doanh. Mỗi câu thoại của nhân vật đều phải xem xét phong cách ngôn ngữ và làm cho câu chuyện trở nên thú vị hơn. Game hiển thị tin nhắn hệ thống và lời thoại trên màn hình,cho nên cũng có giới hạn ký tự. Việc tiến hành câu chuyện với số lượng ký tự hạn chế là điều không dễ. Nên chắc chắn hãy nhờ tới một chuyên gia tinh thông với việc dịch thuật game.
Quý khách hàng có thể dễ dàng liên hệ yêu cầu báo giá dịch thuật tại trang web của chúng tôi.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 500
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.