1. Tình hình hiện tại của phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu
Hiện nay, hầu hết những phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu đều làm việc ở hai hình thức là bán thời gian (part-time) và tình nguyện viên. Các ngân sách mà chính quyền địa phương (bao gồm cả quốc gia) dành cho công việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu là không cao. Chính vì thế, rất ít người chỉ làm mỗi công việc này để trang trải cuộc sống.
Theo đó, tình trạng hiện nay là số người làm thêm nghề tay trái đang tăng lên áp đảo, trong khi đó khá đáng buồn khi mức độ nhận diện của xã hội đối với một phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là không cao.
2. Nhu cầu về phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu
- Nhu cầu cao đối với phiên phiên dịch ngôn ký hiệu
Theo sự phát triển của thời đại, người khuyết tật đang dần hoà nhập vào xã hội, thì một điều chắc chắn rằng nhu cầu về một người phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu có cả kiến thức và kỹ năng cũng sẽ tăng lên.
Chúng ta không chỉ cần phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu tại các trường học dành cho người khuyết tật, cơ sở phúc lợi xã hội hay bệnh viện mà ở tất cả mọi nơi trong đời sống hằng ngày như ngân hàng, cửa hàng bách hóa, đồn cảnh sát, các buổi hội nghị,… để những người khiếm thính có thể nhận được các dịch vụ tương tự như người bình thường.
Chính vì thế, nơi làm việc của phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu được dự đoán sẽ được mở rộng hơn nữa khi mà xã hội hiện nay đang hướng tới việc loại bỏ trở ngại cho người khuyết tật, người già, người yếu,… để họ có thể hòa nhập với cộng đồng.
- Các kỳ thi luôn khó vượt qua
Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu ngoài những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ ký hiệu mà còn yêu cầu về chuyên môn phải có kỹ năng phiên dịch tốt.
Vượt qua được kỳ thi để đạt chứng chỉ phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là rất khó khăn khi mà tỷ lệ đậu của kỳ thi chỉ khoảng 10%.
Ở kỳ thi chứng nhận kỹ năng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu (kỳ thi phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu) lần thứ 31 được tổ chức vào năm 2019, tỷ lệ đậu vô cùng khó, chỉ 11%.
Tuy nhiên, bởi vì bản thân công việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu không cần phải có chứng chỉ phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu mà vẫn có thể làm việc được, nên đang dần có nhiều người mạnh dạn chọn con đường là không thi kỳ thi “khó khăn” kia, mà có thể đăng ký làm thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu ở chính quyền địa phương, làm công việc như một người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và hỗ trợ giúp đỡ cho những người khuyết tật từ các nơi lân cận.
3. Triển vọng tương lai của phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu
Những công việc phúc lợi xã hội bao gồm phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu, là phải có trách nhiệm xã hội rất lớn và vai trò của những người làm công việc này cũng cực kì quan trọng. Chính vì thế, nhu cầu của xã hội đối với công việc đó này sẽ không mất đi.
Tuy nhiên, có một hiện trạng rằng, số người tuyển dụng công việc này rất ít và mặc dù có các chế độ đãi ngộ đi chăng nữa thì đây vẫn là một ngành nghề rất khắc nghiệt.
Những năm gần đây, theo sự phát triển lan rộng của kỹ thuật chuyển đổi giọng nói thành văn bản trong thời gian thực, liệu phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu có bị cô lập không thì vẫn còn là một ẩn số chưa có lời giải đáp.
Tuy nhiên, ngôn ngữ ký hiệu đã được toàn thế giới công nhận là một loại ngôn ngữ và là phương tiện giao tiếp duy nhất mà những người khiếm thính có thể sử dụng một cách tự do.
Có lẽ không cần nói cũng biết, giao tiếp có thể tiếp thêm sức mạnh và giúp những người khiếm thính có thể lạc quan tiến về phía trước đến mức độ nào.
Quả thật, không có gì phải nghi ngờ về tính tiện dụng của kỹ thuật chuyển đổi giọng nói thành văn bản trong cuộc sống của những người khiếm thính. Tuy nhiên, nhu cầu về phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu không thể nào hoàn toàn mất đi được.
Xã hội trong tương lai được dự đoán sẽ đạt đến một xã hội mà người khiếm thính có thể sống tốt hơn và là nơi mà phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và kỹ thuật chuyển đổi giọng nói thành văn bản sẽ được phân chia sử dụng hợp lý, đúng nơi đúng chỗ.
4. Nơi làm việc trong tương lai của phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu
Năm 2016, luật xóa bỏ phân biệt đối xử về khuyết tật đã được thi hành, và ngay sau đó điều luật về ngôn ngữ ký hiệu cũng bắt đầu được ban hành trên phạm vi toàn quốc.
Trong xã hội tương lai, có lẽ ngôn ngữ ký hiệu sẽ ngày càng được phổ biến, những hỗ trợ giúp đỡ người khiếm thính sẽ tăng lên và nhu cầu về phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu cũng sẽ tăng theo.
Thực tế, những nơi làm việc mới cũng dần mở rộng thêm khi mà có nhiều hình thức phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu như sử dụng video call, các ứng dụng gọi điện thoại, hoặc làm phiên dịch riêng cho các chuyên gia như bác sĩ, luật sư…
Hiện nay, phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là một công việc có tiềm năng rất lớn để làm như một công việc tay trái. Tuy nhiên, trong tương lai vị trí của ngành nghề này được hi vọng sẽ được cải thiện hơn nữa bằng cách bố trí những phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp tại tất cả mọi nơi, điển hình là tại các công trình công cộng.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 213
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.