SỰ THÚ VỊ KHI DỊCH PHỤ ĐỀ

DICH PHU DE (3)

Công việc dịch phụ đề

Cho dù là dịch phụ đề thì nội dung rất đa dạng, trình tự cũng phức tạp và có những quy tắc nghiêm ngặt khi dịch. Điều đầu tiên cần phải làm khi dịch phụ đề là “Spotting”. Spotting là việc hiển thị phụ đề phù hợp với âm thanh gốc của mỗi cảnh trong phim. Một giây được tính là 30 khung hình, trước khi lời thoại của âm thanh gốc bắt đầu thì phụ đề sẽ hiển thị ở 2 khung hình trước, sau khi kết thúc lời thoại thì khoảng 15 khung hình sau phụ đề sẽ biến mất (tùy vào khách hàng mà có sự khác nhau khi thiết lập). Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và rất căng thẳng. Có vẻ như một số người dịch phụ đề chủ yếu không thực hiện thao tác này mà chỉ dịch đơn thuần thôi, nhưng về cơ bản công việc máy móc này cũng do người dịch thực hiện. Sau đó thì mới tiến hành dịch thuật lời thoại, nhưng người dịch phải tính toán xem có thể sử dụng bao nhiêu ký tự cho mỗi phụ đề theo quy tắc là chỉ sử dụng 4 ký tự cho 1 giây.

Điều cần chú ý khi dịch phụ đề

DICH PHU DE (2)

Khi dịch phụ đề, một trong những điểm quan trọng nhất là quy tắc (1 giây 4 ký tự). Đây là quy tắc khi dịch từ âm thanh tiếng Anh sang phụ đề Nhật, còn khi dịch từ âm thanh tiếng Nhật sang phụ đề tiếng Anh thì 1 giây sẽ là 10 chữ cái alphabet. Đó là bởi vì người ta cho rằng đây là lượng ký tự mà ngay cả trẻ em và người già cho dù đọc chậm thì cũng có thể theo kịp. Ngoài ra, người ta còn quy định một lần chỉ được tối đa 2 dòng. Nói cách khác, người ta tính rằng nếu trong 1 phân cảnh có 3 giây thì có thể viết tối đa 12 ký tự, cho nên sẽ hiển thị dài nhất là 2 dòng. Việc giới hạn ký tự này là quy tắc vàng mà người dịch phụ đề không được phá vỡ, đồng thời cũng là quy tắc rắc rối khiến công việc dịch thuật trở nên khó khăn. Về cơ bản, các cuộc hội thoại có nhịp độ nhanh và vượt quá tốc độ mà con người có thể theo dõi. Hơn nữa, tùy thuộc vào nội dung của cuộc hội thoại mà cũng có trường hợp nói rất nhanh.

Điều quan trọng thứ 2 là tập trung vào những điểm cần dịch. Trong một số trường hợp, số lượng ký tự nhiều nhưng số giây dành cho nó lại ngắn nên nếu dịch hết nội dung, bạn sẽ phá vỡ quy tắc 4 ký tự 1 giây lúc nào không hay. Điều này đòi hỏi người dịch phải có khả năng phán đoán, lược bỏ những câu chuyện, phân cảnh không cần thiết. Hơn nữa, cần phải chú ý đến mạch hội thoại trong tiếng Nhật. Ngay cả khi việc dịch các câu văn sang tiếng Nhật không có vấn đề gì, nhưng nếu các cuộc hội thoại không được diễn đạt tốt thì người xem sẽ không hiểu. Ví dụ, ta có câu “Max came to my place and I went to a restaurant in the shopping mall to have dinner with him.” thì nên dịch ngắn gọn như sau 「マックスと夕食を食べに行った」 . Bạn không cần phải nói chi tiết là “わざわざマックスが来て彼とショッピングモールの中の~”. Tuy nhiên, nếu cuộc hội thoại tiếp theo có liên quan đến shopping mall (ショッピングモール) thì không thể lược bỏ chi tiết này được, mà tốt hơn hết là nên dịch như sau 「マックスとモールにあるレストランに行った」. Người dịch phải theo dõi mạch hội thoại trước và sau, đồng thời xem xét kỹ lưỡng thông tin nên lược bớt hay nên để vào phụ đề.

Thứ 3 là mức độ hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ. Trong phim xuất hiện rất nhiều lời nói đùa và cách nói hài hước, nhưng nếu chúng ta không hiểu được văn hóa của họ thì không thể lý giải được những lời nói đùa đó. Ví dụ, trong một cuộc nói chuyện, người nổi tiếng hoặc một điều gì đó phổ biến trong một địa phương bị đem ra nói như một trò đùa, và khi chúng ta giữ nguyên dịch từng chữ như thế thì người nghe sẽ thắc mắc “Ai vậy?” và không hiểu được sự hài hước đó. Aziz Ansari, một diễn viên hài nổi tiếng ở Mỹ nhưng không nổi tiếng ở Nhật Bản. Nếu tên của anh ấy được trích dẫn thì cần phải thay đổi sang thành 「大御所芸人」(người nghệ sĩ nổi tiếng) thì người xem Nhật Bản mới có thể hiểu được. Thêm vào đó, về mặt ngôn ngữ, tiếng Anh có rất nhiều thành ngữ. Ý nghĩa của các thành ngữ đó xuất hiện rất nhiều trong từ điển, nhưng trong hội thoại nếu áp dụng những cái trong từ điển để dịch sang tiếng Nhật thì sẽ không diễn đạt được sự hài hước. Trong quá trình dịch hội thoại sang tiếng Nhật, cần phải có trình độ tiếng Anh và tiếng Nhật cao để truyền tải được sự hài hước của câu thành ngữ

Dịch phụ đề là một công việc đòi hỏi kỹ năng cao

DICH PHU DE

Khi dịch phụ đề, bạn phải vừa hết sức chú ý cẩn thận để làm cho đoạn hội thoại không bị mất tự nhiên, vừa phải bỏ đi những chỗ không cần thiết và dịch văn bản gốc trong phạm vi thời gian bị ràng buộc. Ngoài ra, trong câu chuyện cũng có sử dụng những thành ngữ hài hước, cuộc trò chuyện hoặc những câu chuyện đùa,và có cả những món đồ hoặc nhân vật nổi tiếng trong một địa phương. Bạn cần phải có kỹ năng cao để thấu hiển văn hóa và chức năng của ngôn ngữ để có thể chuyển sang tiếng Nhật và đem lại tiếng cười và sự hài hước bằng tiếng Nhật. Tuy nhiên, khi dịch tiếng Anh sang tiếng Nhật mà để nguyên như vậy, dịch giả sẽ không quan tâm đến những kiến thức nền tảng như văn hóa và tạo ra một bản dịch nhàm chán. Sự thú vị và tuyệt vời của bản gốc được truyền tải bởi những dịch giả có kiến ​​thức sâu sắc về ngôn ngữ và văn hóa và có thể áp dụng nó vào bản dịch của họ. Chúng tôi khuyên bạn nên yêu cầu bản dịch tiếng Anh từ một công ty dịch thuật chuyên nghiệp có dịch giả với trình độ cao về công nghệ dịch phụ đề và có thành tích.

Quý khách hàng có thể dễ dàng liên hệ yêu cầu báo giá dịch thuật tại trang web của chúng tôi.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 534

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

info@translationifk.com
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065