TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGỮ PHÁP

Trong quá trình học tiếng Anh hay những ngôn ngữ khác, thực hành giao tiếp với bạn học hay một ai đó là quá trình cần thiết để chúng ta cải thiện khả năng phát âm và phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Đôi khi chúng ta có thể mắc những lỗi ngữ pháp như “One day, John and me (I) …”; “I joined (have
joined) this class since three months ago.”; “ride (drive) a car” và nhiều trường hợp khác. Nhưng trong quá trình giao tiếp nếu đối phương hiểu được những gì ta đang nói, vậy vấn đề không quá nghiêm trọng, phải không?

NGU PHAP

Ngữ pháp là gì?

Từ quan điểm ngôn ngữ học, ngữ pháp là một khuôn mẫu về cách sắp xếp từ vựng để thành những cụm từ hoặc mệnh đề trong văn nói hoặc văn viết. Ngôn ngữ khác nhau có những khuôn mẫu khác nhau, như trong tiếng Anh, ta có chủ ngữ thường đứng đầu câu, tiếp sau là động từ và cuối cùng là bổ ngữ; hoặc với tiếng Nhật và ngôn ngữ khác sẽ là chủ ngữ đầu câu, tiếp theo là bổ ngữ và động từ.

Trong thời gian trước, các học giả cố gắng định nghĩa một khuôn mẫu chung cho mọi ngôn ngữ bằng cách nghiên cứu kỹ càng các khuôn mẫu chung nhất của từng ngôn ngữ. Quá trình nghiên cứu các khuôn mẫu ấy đã mở một cuộc tranh luận không hồi kết của hai luồng ý kiến, một bên thuộc Prescriptivism – chủ nghĩa hệ thống và Descriptivism – chủ nghĩa mô tả. Prescriptivism – chủ nghĩa hệ thống cho rằng một ngôn ngữ nên tuân theo những quy tắc thống nhất, trong khi đó Descriptivism – chủ nghĩa mô tả thấy rằng sự khác biệt và khả năng thích nghi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ là một phần tự nhiên và thiết yếu của ngôn ngữ.

Trong quá khứ, văn nói được sử dụng là chủ yếu, nhưng để mọi người trong cộng đồng liên kết nhau hơn, văn viết được chú trọng, tiêu chuẩn hóa và sử dụng rộng rãi. Văn viết giúp mọi người ở nhiều khu vực khác nhau kết nối và hiểu được nhau, từ đó văn viết trở thành hình thức chuẩn, là khuôn mẫu ở nhiều ngôn ngữ. Những nhà ngôn ngữ học thuần túy đã thiết lập và truyền bá tiêu chuẩn này bằng cách chi tiết hóa các bộ quy tắc qua ngữ pháp và dùng những ngữ pháp ấy trong văn nói. Do đó những ai sử dụng ngữ pháp sai với các quy tắc ngữ pháp trong văn nói sẽ bị coi là sai lệch, thiếu chính xác, hoặc là dấu hiệu của giai cấp thấp trong xã hội.

Qua thời gian, các nhà ngôn ngữ học nhận định rằng văn nói là một hình thức riêng biệt hoàn toàn với văn viết vốn được hệ thống bởi những quy định và khuôn mẫu riêng. Hầu hết chúng ta học nói từ nhỏ bằng cách bắt chước và nói theo những gì ta nghe được một cách vô thức thay vì ghi nhớ và làm theo các quy tắc. Ngoài ra, văn nói yêu cầu cả nét mặt và ngữ điệu trong quá trình diễn đạt để đáp ứng với nhu cầu của cả người nghe và người nói. Vì thế mà trong thực tế, các câu nói phức tạp và khó phân tích cú pháp trong văn viết thường được tối giản, hoặc chỉ đơn giản là lược bỏ một số âm tiết để nói mượt mà hơn. Qua đó, Descriptivism, hay chủ nghĩa mô tả hiểu và chấp nhận những sự khác biệt ngôn ngữ trong văn nói, mô tả cách người ta sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và theo dõi ngữ điệu đi kèm.

Vậy ngữ pháp không quan trọng?

Với văn nói hay chủ nghĩa mô tả, câu trả lời là không cần quá gò bó việc sử dụng đúng ngữ pháp. Tuy nhiên giữa hai bên Descriptivism và Prescriptivism lại không hề mâu thuẫn lẫn nhau. Prescriptivism hay chủ nghĩa hệ thống giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của các quy tắc trong ngữ pháp của một khuôn mẫu chung trong một thời điểm nhất định. Trong các sự kiện và tình huống yêu cầu sự nghiêm túc, ngữ pháp đặt ra một khuôn mẫu chung trong ngôn ngữ giúp hai bên dễ dàng trao đổi và nắm bắt thông tin, nhằm tránh các trường hợp những người không phải dân bản địa không nắm được ý kiến hoặc có thể là hiểu nhầm do những từ địa phương hay cách nói thường ngày của người bản xứ. Descriptivism hay chủ nghĩa mô tả cho chúng ta thấy rõ cách tâm trí hoạt động và theo bản năng mà chúng ta thiết lập cách sử dụng ngôn ngữ với thế giới quanh bản thân. 

Tóm lại, ngữ pháp là một tập hợp những thói quen ngôn ngữ được liên tục tranh luận và tái phát minh bởi những nhóm người dùng ngôn ngữ ấy. Chú trọng đến sự chính xác của ngữ pháp là việc nên làm trong các tình huống một số ngữ cảnh nhất định như hội họp, trao đổi, và học tập.

Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 200

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

関連記事

所在地:

ホーチミン市、3区、5市街、グエン・ティ・ミン・カイ通り、412番地、14階、HMタウン

事務所:

ホーチミン市、ビン・タン区、アン・ラク市街、キン・ヅオン・ヴオン、631番地、5階 - C5.17号室

Mail:

info@translationifk.com
(日本語対応可)

電話番号:

035.297.7755(日本語対応可)
0282.247.7755

お問い合わせフォーム

 Copyright © 2015 – 2021 株式会社教育・通訳・翻訳IFK・法人コード: 0315596065