Game ngày một trở nên phát triển cùng với thị trường tiêu thụ ngày một mở rộng là nhờ một phần không nhỏ vào việc bản địa hóa game. Vậy “bản địa hóa game” là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bản địa hóa game là gì?
Hiểu cơ bản thì “Bản địa hóa game” là quá trình chuyển thể game để giúp người chơi ở những nơi khác nhau cảm thấy như game đó được làm ra cho chính khu vực của họ. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất thì nó phức tạp hơn nhiều khi bạn biết được những công việc cần làm để bản địa hóa một sản phẩm.
Bản địa hóa game bao gồm các bước khác nhau có liên quan đến ngôn ngữ, chẳng hạn như bản dịch lời thoại và hướng dẫn về trò chơi, cũng như các quy trình kỹ thuật, chẳng hạn như kéo dài các chuỗi từ mã của bạn và đưa chúng vào hệ thống quản lý dịch.
Đầu tiên, tôi muốn chia sẻ nhanh một ví dụ về những điều có thể xảy ra khi việc bản địa hóa không được chú trọng như cách mà nó nên được.
Đầu những năm 1990, Sonic: The Hedgehog là một tựa game tuyệt phẩm vào thời điểm đó, chất lượng cũng như những lựa chọn trong game thực sự ấn tượng. Ít nhất cũng gần như là như vậy.
Thì một game như là Zero Wing được đánh giá là “siêu nát”. Trong khi cơ chế chơi game hoạt động bình thường không vấn đề gì, thì bản địa hóa hội thoại lại vô cùng dở tệ. Ngay cả phần mở đầu cũng đã có khá nhiều sai sót. Đây chắc chắn không phải là một ví dụ về một bản dịch chất lượng khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh!
Về cơ bản, trong quá trình bản địa hóa Zero Wing, bản dịch kém chất lượng được đưa vào sử dụng, điều này đã làm ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game. Độ khó không phải là vấn đề của game này, nhưng trải nghiệm nhập vai trong quá trình chơi lại bị ảnh hưởng bởi chất lượng dịch thuật.
Đây là lý do chính khiến cho việc bản địa hóa rất quan trọng khi nói đến các trò chơi điện tử. Bản địa hóa có thể tạo ra sự khác biệt giữa một game được yêu thích và một game bị chê cười.
Vì sao chúng ta nên bản địa hóa game?
Vài năm trở lại đây, game đã bắt đầu lấn át các bộ phim bom tấn của Hollywood về chi phí sản xuất ra chúng. Nếu bạn có 100 triệu đô la, bạn có thể tạo ra một bộ phim bom tấn, mặc dù không phải là một trong những bộ phim nổi tiếng đình đám như của Marvel/Star Wars.
Tuy nhiên, có lẽ bạn sẽ cần phải tích lũy thêm một chút để tạo ra một game thành công trên toàn cầu. Tomb Raider, Red Dead Redemption và Grand Theft Auto IV là một trong số những cái tên đi đầu trong việc phá vỡ mốc kinh phí sản xuất 100 triệu đô la vào giữa những năm 2010.
Đây là những tựa game được người chơi trên khắp thế giới yêu thích, và việc bản địa hóa game là yếu tố quan trọng tạo nên thành công đó. Chơi game không còn là một tiểu văn hóa nhỏ lẻ mà đã trở thành một hoạt động chủ đạo được người chơi ở mọi lứa tuổi yêu thích.
Doanh thu của ngành công nghiệp trò chơi ngày càng tăng phản ánh sự chuyển dịch để trở thành xu hướng chủ đạo của lĩnh vực này. Nhìn lại năm 2012, trò chơi điện tử đã tạo ra doanh thu 70,68 tỷ USD. Tua nhanh gần một thập kỷ và chúng ta có Newzoo dự kiến doanh thu đạt 180,1 tỷ USD vào năm 2021.
Sự rộng lớn về số lượng nền tảng có sẵn là một trong những lý do khiến game trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Một yếu tố khác chính là những cải tiến liên tục về công nghệ và khả năng kết nối mà chúng ta có thể nhận thấy được trong 20 năm qua. Điều này cho phép việc chơi game trở thành một trải nghiệm toàn cầu mà trước giờ chưa từng có, với rất nhiều quốc gia muốn thách thức các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
Tất nhiên, để tiếp cận khán giả toàn cầu đồng nghĩa với việc phải dịch và bản địa hóa trò chơi sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ít công ty hiểu được điều này hơn Apple. Tháng 8 năm 2020, Apple đã trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường ở con số 2 nghìn tỷ USD. App Store của Apple hiện có mặt ở 175 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau. Để thực hiện được những điều đó, Apple hỗ trợ 40 ngôn ngữ khác nhau. Rõ ràng, không phải nhà phát triển trò chơi nào cũng ước mơ một quy mô lớn như thế này, nhưng Apple là một ví dụ điển hình về việc chiến lược bản địa hóa thành công có thể giúp chúng ta như thế nào.
Với tất cả những điều trên, chúng muốn nói với bạn rằng bạn nên bản địa hóa game của mình vì điều này sẽ giúp sản phẩm của bạn có thêm hàng triệu người chơi – và có được cả ví tiền của họ! Trên thực tế, có hơn 2,5 tỷ người chơi trên hành tinh ngày nay, việc bản địa hóa game có thể giúp bạn tiếp cận thêm đến hàng tỷ người chơi chứ không chỉ ở mức hàng triệu nữa. Một số con số để là ví dụ như:
- Trung Quốc có 900,6 triệu người dùng internet, giúp cho doanh thu trò chơi điện tử cán mức 36,540 triệu USD.
- Ở Mỹ, 273,7 triệu người đang trực tuyến, giúp cho doanh thu từ trò chơi điện tử đạt mức 35,510 triệu USD.
- Tại Nhật Bản, 121,2 triệu người dùng internet giúp cho doanh thu trò chơi điện tử thu về 18,683 triệu USD.
- Riêng ở Hàn Quốc, Đức và Vương quốc Anh, mỗi nước này đều thu về được hơn 5 tỷ từ trò chơi điện tử.
Có thể thấy việc bản địa hóa thành công một tựa game thực sự đóng góp một phần to lớn vào thành công của game đó. Trong lần tiếp theo, liệu bạn có còn phân vân về quyết định bản địa hóa sản phẩm game của mình?
Liên hệ Công ty dịch thuật IFK
Quý khách hàng có thể dễ dàng liên hệ yêu cầu báo giá dịch thuật tại trang web của chúng tôi. Truy cập tại đây để có thể gửi file dịch bằng cách hoàn thành form yêu cầu báo giá của chúng tôi.
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại đây.
Dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại đây.
Trường hợp bạn cần báo giá dịch thuật nhanh chóng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline của chúng tôi tại đây.
Địa chỉ 1: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Địa chỉ 2: Tầng 5 – C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 770
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.