Dịch thuật và bản địa hoá game (trò chơi điện tử)

Dịch thuật và bản địa hoá game (trò chơi điện tử)

Công việc bản địa hoá game là gì?

Công việc bản địa hoá game không chỉ là dịch thuật các ngôn ngữ trong game một cách đơn thuần, mà nó làm cho ngôn ngữ của trò chơi mang đủ tính địa phương để khiến người dùng cảm thấy như vốn dĩ ngôn ngữ ban đầu của game chính là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ vậy. Quá trình bản địa hoá game mặc dù rất phức tạp, nhưng việc đó đáng thời gian và công sức mà bạn bỏ ra.

Quá trình bản địa hoá game tạo ra mọi yếu tố để rung động trái tim của người chơi ở các đất nước và khu vực mục tiêu. Từ các thông tin như cuộc đối thoại, văn bản được hiển thị đến đồ hoạ trong game, công ty làm game lập kế hoạch tỉ mỉ và thực hiện nó trôi chảy khiến game sẽ trở nên tinh tế, người dùng của các khu vực đối tượng có thể tận hưởng game của hãng một cách tự nhiên hơn.

Do tính chất và độ phức tạp của công viêc đòi hỏi trình độ cao, lời khuyên rằng các công ty làm game nên làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ bản địa hoá có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để dịch và bản địa hoá game của họ.

Làm cách nào để bản địa hoá game?

Có vài bước để bản địa hoá game nhưng bước đầu tiên là lựa chọn một công ty / nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ (LSP) để đảm nhận dịch thuật, bản địa hoá game. Công ty dịch thuật LSP sẽ thành lập một nhóm nhân viên phụ trách mảng dự án được yêu cầu và bắt tay vào công việc bản địa hoá. Công việc bao gồm như sau:

  • Xác định đối tượng quốc gia / khu vực sẽ được bản địa hoá. Việc kiểm duyệt nội dung và khu vực nơi game của công ty đó sẽ được phát hành ở các quốc gia lớn cho thị trường game như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức và Vương Quốc Anh.
  • Các bản dịch thông tin dạng văn bản như giao diện người dùng, hướng dẫn trong game, kịch bản nội dung của game… Sau khi có bản dịch kịch bản nội dung trong game, việc lồng tiếng trong game phải chú trọng ngữ điệu giọng nói sao cho không gây khó chịu của các nước đối tượng. Vì vậy hãy tuyển chọn và thu âm những diễn viên lồng tiếng tốt nhất.
  • Điều chỉnh toàn bộ hình ảnh trong game tạo ra môi trường phù hợp đối với các nước đối tượng.
  • Hãy nội địa hoá game đến từng chi tiết nhỏ nhất của game bao gồm các yếu tố đồ hoạ, tên nhân vật, địa danh, đơn vị đếm, ngày tháng và định dạng hệ thống ký hiệu địa chỉ.
  • Thao tác, điều chỉnh các phần kỹ thuật trong game bao gồm code và thao tác chuỗi. Điều chỉnh code trong trò chơi để phù hợp với các ngôn ngữ, địa điểm và văn hoá khác nhau, giả sử như trong tương lai game có thể được mở rộng sang các khu vực khác. Sau khi đã bản địa hoá tất cả các yếu tố trong game, tiếp thị và quảng cáo của game cũng cần được bản địa hoá bao gồm việc bản địa hoá trang web, áp phích và các nội dung in ấn… Ngoài việc mở rộng truyền bá game thông qua truyền thông, chúng ta còn nên bản địa hoá nội dung PR để quảng bá game.

Tại sao game cần được dịch thuật và bản địa hoá?

Thị trường game quốc tế được dự đoán sẽ quá 200 tỷ đô la vào năm 2023 và thông qua việc nội địa hoá game, các nhà phát hành game có thể mong đợi sự tăng trưởng hơn của ngành công nghiệp game. Nếu nhà phát hành game chỉ nhắm vào một số thị trường nào đó sẽ mất đi cơ hội tăng trưởng rất lớn. Do game là sản phẩm tiếp tục thống trị lĩnh vực giải trí đối với nhiều người nên việc bản địa hoá có thể thu hút nhiều người chơi mới ở thị trường mới.

Những lợi ích khác của việc bản địa hoá game

Bản địa hoá game thì ngoài việc đưa game của công ty ra thế giới để đáp ứng với nhu cầu của thị trường thì còn có những lợi ích sau đây:

  • Thiết lập lợi thế cạnh tranh. Việc bản địa hoá game cho phép bạn tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh không bản địa hoá.
  • Đạt thứ hạng hàng đầu trong cửa hàng ứng dụng (Appstore, Playstore) dễ dàng hơn. Việc bản địa hoá sẽ giúp game dễ dàng hiển thị trên cửa hàng ứng dụng tăng lên, dẫn đến tăng doanh số bán game của công ty.
  • Nâng cao mức độ phủ sóng của game. Nếu số lượt download của game tăng lên thông qua những bài comment và bài đăng của người chơi của game đó thì công ty có thể mong đợi những người chưa biết đến trò chơi sẽ chú ý đến game của công ty.
  • Cải thiện sự hài lòng và tương tác của người chơi. Người chơi sẽ hài lòng và gắn bó với game nếu nội dung và giao diện của game được bản hoá địa hoá để phù hợp với đất nước đối tượng.

Nhà phát hành game thực hiện quy trình bản địa hoá như thế nào?

Nhiều công ty làm game hiểu rằng việc lên kế hoạch tỉ mỉ bản địa hoá là chìa khoá dẫn đến sự thành công của game. Ví dụ, khi bản địa hoá game “World of Warcraft” cho thị trường game Trung Quốc, nhà phát triển game đã có một số thay đổi như là ban đầu một mô hình của nhân vật trong game trông giống bộ xương mà bộ xương được coi là biểu tượng của sự xui xẻo ở Trung Quốc. Vì vậy nhà phát hành game phải thiết kế lại bộ xương thành một nhân vật mới và gửi sang thị trường Trung Quốc.

Với những tựa game bắn súng góc nhìn thứ ba (Third person shooter) như game Fortnite đang thống trị làng game, tiềm năng tăng trưởng của nội địa hoá game là vô cùng lớn. Các công ty trò chơi có thể hướng tới những cấp độ cao hơn bằng cách bản địa hóa sản phẩm của họ.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 459

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.