8 chiến lược dịch thuật có thể bạn đã biết (Phần 2)
Chiến lược dịch thuật là một trong các công cụ hữu ích đối với người dịch khi đối mặt với các vấn đề về tính tương đương giữa 2 văn bản. Tiếp nối phần trước, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm 4 chiến lược dịch thuật khác của Mona Baker.
5. Dịch bằng cách dùng từ liên quan để diễn giải
Chiến lược này được dùng khi từ ngữ trong ngôn ngữ gốc được thể hiện theo một dạng khác trong ngôn ngữ đích. Ưu điểm chính của dịch thuật bằng cách diễn giải là có thể đạt được độ chính xác cao trong việc xác định nghĩa của một từ hoặc khái niệm, nhưng nhược điểm là có thể xảy ra sự mất cân đối về độ dài của văn bản nguồn và văn bản đích, điều này hầu như không bao giờ là một hiệu ứng mong muốn.
Ví dụ: từ “interdisciplinary” trong cụm “interdisciplinary research project” thường được hiểu là “bao gồm hai hoặc nhiều chủ đề hoặc lĩnh vực kiến thức khác nhau”, tuy nhiên ý nghĩa này lại không có từ nào trong tiếng Việt đủ để bao hàm. Thay vào đó, chọn cách diễn giải bằng một cụm từ, “trên nhiều lĩnh vực” có vẻ thích hợp để thay vào hơn.
6. Dịch bằng cách dùng từ không liên quan để diễn giải
Cũng như cách trên, chiến lược này có thể được dùng khi khái niệm trong ngôn ngữ gốc không được từ vựng hóa trong ngôn ngữ đích. Khác ở chỗ, khi ý nghĩa của của từ gốc rất phức tạp trong ngôn ngữ đích, thay vì dùng các từ có liên quan, việc diễn giải có thể dựa trên việc điều chỉnh một từ tổng thể hoặc đơn giản là làm rõ ý nghĩa của từ gốc.
Ví dụ: Trong vế “To make education available to everyone”, mặc dù có tần suất sử dụng đáng kể trong tiếng Anh, nhưng tính từ “sẵn có” không tương ứng tốt trong tiếng Việt, cụ thể ở ngữ cảnh này. Không một từ tiếng Việt nào có thể chuyển tải ý nghĩa của nó một cách toàn diện. Dựa trên toàn bộ ngữ cảnh, bạn có thể sử dụng các từ khác nhau để làm rõ ràng hơn, ví dụ như “có thể tiếp cận với”.
7. Dịch bằng cách lược bỏ
Đây có thể là một chiến lược dịch thuật quyết liệt, nhưng trên thực tế việc bỏ qua một từ hay cách diễn đạt trong một số ngữ cảnh lại rất có ích và không gây hại gì. Nếu ý nghĩa truyền tải bởi một từ hay cách diễn đạt cụ thể không nhất thiết phải được nhắc đến để hiểu bản dịch, người dịch có thể bỏ qua việc dịch từ để tránh những giải thích dài dòng. Chiến lược này đặc biệt được áp dụng nếu ngôn ngữ nguồn có xu hướng là ngôn ngữ thừa (redundant language).
Ví dụ: với câu “Long hours and shared stress at work are leading to office romance.”, thay vì dịch từ “romance” thành “câu chuyện tình lãng mạn” hoặc “mối tình lãng mạn”, một lựa chọn ngắn hơn nhưng vẫn đủ hiểu với người đọc chắc chắn sẽ ưu việt hơn. Ở đây có thể dịch thành “tình” trong “tình công sở”.
8. Dịch bằng cách minh họa
Chiến lược này sẽ hữu ích khi sự tương đương trong ngôn ngữ đích không bao gồm một số khía cạnh của từ ngữ trong ngôn ngữ gốc, hoặc từ hay cụm từ đang đề cập đến là một thực thể vật lý có thể được minh họa. Ngoài ra, lựa chọn này còn giúp tránh việc giải thích quá dài dòng, giúp văn bản súc tích và đi thẳng vào vấn đề.
Ví dụ: “tò he” là những bức tượng điêu khắc được tạo hình từ bột gạo màu. Nó được nặn thường để mô tả những anh hùng, những người bình thường trong cuộc sống, hay những con vật hằng ngày. Tuy nhiên, người đọc vẫn khó hình dung được chính xác “tò he” là gì, kích thước ra sao, hình dáng ra sao, và cách tốt nhất là dùng một bứa hình về con tò he làm hình minh họa.
Giữa vô vàn cách thức, người dịch sẽ có thể chọn được cho mình những lựa chọn phù hợp trong quá trình dịch. Cũng phải nói thêm, các chiến lược này thường được áp dụng trong các vấn đề không tương đương ở cấp độ từ ngữ, với những trường hợp là câu hoặc đoạn văn, người dịch cần phải sử dụng thêm nhiều kỹ thuật khác.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 123
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.