BIÊN TẬP LÀ GÌ? HIỂU VÀ ỨNG DỤNG BIÊN TẬP TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI

Hiện nay, cụm từ “biên tập” đang dần trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Người ta có xu hướng nghĩ về biên tập như một công việc liên quan đến những thứ mang tính trực quan. Tuy nhiên, bằng việc mở rộng góc nhìn của mình, biên tập cũng có thể được sử dụng một cách linh hoạt ở những tình huống khác nhau trong bối cảnh thương mại. Trong bài viết lần này, hãy cùng chúng tôi thử tìm hiểu một chút về cụm từ “biên tập” nhé!

HIỂU VỀ BIÊN TẬP​

Cụm từ “biên tập” mang đến cho người nghe ấn tượng rằng nó thường được sử dụng trong những bối cảnh như khi tạo ra một thứ gì đó mang tính trực quan. Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng với ý nghĩa như một thao tác máy tính trên màn hình hiển thị. “Biên tập” là một cụm từ thông dụng trong đời sống hằng ngày của chúng ta, tuy nhiên, bạn đã bao giờ tìm hiểu kỹ về ý nghĩa của nó? Bằng việc lĩnh hội và đào sâu về ý nghĩa của “biên tập”, chúng ta có thể tận dụng được nó ngay cả trong môi trường thương mại.

BIÊN TẬP TRONG THƯƠNG MẠI

BIÊN TẬP LÀ GÌ?

Biên tập có nghĩa là thực hiện các công việc như xây dựng, sắp xếp, chỉnh lý… các tài liệu và tư liệu để tổng hợp lại thành một bộ phim, một chương trình TV, radio hay một sản phẩm sách, báo hoàn chỉnh. Khi biên tập, sẽ luôn có những mục đích nhất định và điều này cũng ảnh hưởng đến ấn tượng mang lại cho người nhận nên có thể nói rằng đây là một quá trình làm việc vô cùng quan trọng.

BIÊN TẬP CÓ THỂ ĐƯA THÊM NHỮNG GIÁ TRỊ BỔ SUNG

Tùy vào phương thức biên tập, có thể thêm những giá trị bổ sung khác nhau vào đối tượng biên tập. Lấy ví dụ là bức ảnh chụp lại giao lộ Shibuya.

Khi đặt những bức ảnh về thiên nhiên hùng vĩ như núi non hoặc rừng cây… bên cạnh bức ảnh giao lộ Shibuya, có thể thấy được rằng bức ảnh về giao lộ Shibuya mang hơi thở của một tác phẩm nhiếp ảnh đô thị.

Mặt khác, khi đặt những bức ảnh chụp lại các khu phố mua sắm trên những con đường “cửa sập” cạnh bên bức ảnh này thì chẳng phải là bức ảnh về giao lộ Shibuya lại mang ý nghĩa như một “khu phố sầm uất” sao?

Bằng việc xây dựng, kết hợp và sắp xếp một thứ gì đó, người biên tập có thể thay đổi những giá trị vốn có của chính nó hoặc tạo ra thêm những giá trị mới. Việc tạo nên những ấn tượng như vậy cho người nhận cũng chính là mục tiêu của biên tập.

TRUYỀN CẢM HỨNG CHO MỌI NGƯỜI BẰNG VIỆC BIÊN TẬP CÓ HIỆU QUẢ

Trong mục này, chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn một chút về quá trình biên tập để đạt được hiệu quả. Khi nắm được kiến thức cơ bản về biên tập, bạn có thể ứng dụng nó trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

TRUYEN CAM HUNG BANG BIEN TAP

THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN

Trước hết, hãy lập kế hoạch trong khi suy nghĩ về hình thức cuối cùng của đối tượng biên tập. Khi đó, điều quan trọng mà bạn cần làm là phải thu thập và phân tích thông tin. Để có thể đạt được thành phẩm lý tưởng cuối cùng, cần phải thu thập rất nhiều các thông tin như các ví dụ lý tưởng có sẵn trong thực tế hay ấn tượng cùng loại trước đây… rồi phân tích chúng một cách chi tiết.

Để biến sản phẩm cuối cùng là sản phẩm hòan hảo, cần phải thu thập rất nhiều các thông tin như các ví dụ hòan hảo hoặc ấn tượng về các ví dụ giống nhau đã có sẵn trong thực tế… rồi phân tích chúng một cách chi tiết.

Sau khi tiến hành thu thập và phân tích các thông tin khác nhau như “những điểm tương đồng như thế nào sẽ tạo nên ấn tượng?”, “quan điểm chung của những người có cùng ấn tượng đó là gì?” v.v, biên tập viên sẽ bước vào quá trình tìm kiếm những yếu tố cần thiết để tạo nên một sản phẩm hòan hảo.

THU HÚT NGƯỜI KHÁC BẰNG CẤU TRÚC VÀ KẾ HOẠCH

Sau khi phân tích thông tin, hãy lập kế hoạch chỉnh sửa đối tượng biên tập. Sau đó, dựa theo kế hoạch đã lập, hãy nghĩ về cấu trúc của bài đăng, thu thập các tư liệu cần thiết và cố gắng truyền đạt rõ ràng đến người nhận hơn những điều mà bản thân muốn thể hiện thông qua đối tượng biên tập. Quá trình tạo lập kế hoạch và suy nghĩ về cấu tứ của sản phẩm cũng chiếm vai trò quan trọng trong việc tác động đến ấn tượng của người khác.

NGOÀI RA, BẠN CŨNG CẦN PHẢI SUY NGHĨ VỀ CÁCH TRUYỀN TẢI CHÚNG

Cuối cùng, hãy suy nghĩ xem phải làm thế nào để truyền tải được những nội dung mà mình đã lên kế hoạch và xây dựng. Bởi vì các phương thức truyền tải thông tin như phương pháp truyền tải trực quan dễ hiểu hay sự khéo léo của người nói hoặc thay đổi người truyền đạt thông tin,… cũng làm thay đổi đáng kể đến ấn tượng của người nhận nên những dữ liệu đã được phân tích từ trước cũng bắt đầu trở nên quan trọng hơn.

BIÊN TẬP THƯƠNG MẠI

Sau khi đã hiểu được những nét khái quát về quá trình biên tập, hãy thử nghĩ xem có thể ứng dụng quá trình này như thế nào trong môi trường thương mại nhé!

Trong kinh doanh cũng có rất nhiều tình huống mà bạn cần phải truyền đạt một điều gì đó đến người khác như phát biểu trước nội bộ công ty về ý kiến của bản thân hay giải thích cho khách hàng và các doanh nghiệp đối tác về sức hấp dẫn của sản phẩm. Nếu phân tích trước những ấn tượng mà bản thân có thể mang lại cho đối phương trong lúc truyền đạt sẽ dễ dàng mang lại kết quả tốt hơn.

BIÊN TẬP TRONG THƯƠNG MẠI (đbn) (1)

SUY NGHĨ BỐ CỤC CHO CUỘC TRÒ CHUYỆN

Đầu tiên, hãy nghĩ xem mình sẽ nói theo bố cục như thế nào. Trình tự chung của bố cục thường là mở đầu, chủ đề chính, tổng hợp.

Người ta thường có xu hướng tập trung vào phần chủ đề chính, tuy nhiên, phần mở đầu và tổng hợp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng nên trong bố cục của bài nói, nhất định phải kết hợp thêm hai yếu tố này. Nếu như phải nói chuyện với người lần đầu gặp gỡ, hãy bắt đầu bằng việc giới thiệu sơ lược về bản thân. Nếu nội dung của cuộc trò chuyện có thể xóa đi cảm giác căng thẳng trong tình huống đó thì chẳng phải là người nghe sẽ dễ dàng cảm thấy hứng thú hơn sao?

Về chủ đề chính, cho dù là mở đầu bằng một lời kết luận hay một câu chuyện bên lề (một câu chuyện phiếm) thì câu chuyện cũng phải xoay quanh các đề tài và tin tức có liên quan đến chủ đề chính. Những nội dung dễ khiến đối phương đồng cảm sẽ dễ dàng thu hút được sự chú ý của họ.

Việc đưa ra những căn cứ và những ví dụ thực tế liên quan đến chủ đề chính có thể ảnh hưởng đến khả năng thuyết phục đối phương. Khi trình bày kết luận, có thể nhấn mạnh lời kết và làm cho nó trở nên dễ hiểu hơn mà lại không khiến cho nội dung của cuộc trò chuyện bị lu mờ.

Trong phần tổng kết, hãy dành thời gian để giải đáp thắc mắc và trình bày các phương án giải quyết rủi ro. Bên cạnh đó, thông qua việc trao đổi thắc mắc, ta cũng có thể nghe thêm về ý kiến của đối phương.

80% THÔNG TIN THU ĐƯỢC LÀ TỪ THỊ GIÁC

Theo câu tục ngữ “trăm nghe không bằng một thấy”, người ta cho rằng con người nắm bắt 80% thông tin thông qua thị giác. Nói cách khác, những thứ dễ để lại ấn tượng cho người khác là những thứ có nhiều thông tin trực quan. Chính vì thế, hãy sử dụng hiệu quả những công cụ (tool) trực quan trong bài thuyết trình của mình nhé!

Về phần các tư liệu của bài thuyết trình, các thông tin sẽ dễ dàng lưu lại trong đầu người nghe nếu toàn bộ nội dung của bài thuyết trình dễ hiểu và những phần cần nhấn mạnh được giải thích rõ ràng. Đối với cách sử dụng các màu sắc, màu nền và màu chữ nên hòa hợp với nhau và chỉ nên dùng 4 màu thôi. Như vậy, bài thuyết trình sẽ trở nên rõ ràng và những chỗ cần nhấn mạnh cũng trở nên dễ hiểu hơn.

Hãy trình bày những chỗ mà bạn muốn nhấn mạnh sao cho thật to, dễ hiểu và nổi bật. Việc trình bày lặp đi lặp lại nhiều lần cũng là một phương pháp thường được sử dụng để tạo ấn tượng mạnh cho người xem.

KỸ NĂNG BIÊN TẬP ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THUYẾT PHỤC

Biên tập là thuật ngữ chung chỉ công việc tạo ra sản phẩm bằng cách kết hợp nhiều thứ lại với nhau, hoặc chắt lọc, xóa bớt những thứ dư thừa, không cần thiết. Việc quan sát từ nhiều khía cạnh và lựa chọn xem có nên quyết đoán xóa đi những thứ không cần thiết hay không cũng rất quan trọng.

Ta cũng có thể lôi kéo được sự hứng thú của đối phương nếu bỏ đi những nội dung nằm ngoài những điều mà người nói muốn truyền tải hoặc những điều không cần thiết và thêm vào ô trống đó, vào thời gian đó những ví dụ dễ hiểu hơn. Ngoài ra, trong công tác biên tập cũng cần phải chú ý kỹ đến vấn đề chọn lọc thông tin cần thiết và không cần thiết.

ỨNG DỤNG BIÊN TẬP VÀO ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

ỨNG DỤNG BIÊN TẬP VÀO ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

Chỉ bằng việc thay đổi một chút trong cách tiếp cận ý nghĩa của từ “biên tập”, có thể thấy rằng biên tập có mặt khắp nơi trong đời sống hằng ngày của ta. Bên cạnh đó, nhờ vào việc hiểu được tường tận các vai trò của biên tập, ta còn có thể ứng dụng nó vào rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Biên tập hỗ trợ chúng ta từ cuộc sống thường ngày cho đến môi trường thương mại, nó phát huy tác dụng trong những lúc ta trò chuyện cùng ai đó hay tạo ra thứ gì đó, khi chúng ta đi đâu đó, khi phát biểu trước đám đông và thậm chí là những khi ta xây dựng nên một kế hoạch nào đó.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 243

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.