Có thể dịch từ tượng thanh và từ tượng hình được không?

ảnh bìa

Từ tượng thanh, từ tượng hình là gì?

từ tượng thanh là gì?

“Onomatopoeia” trong tiếng Anh là một thuật ngữ chung để gọi các từ tượng thanh và từ tượng hình. Từ tượng thanh là âm thanh mà bạn có thể nghe thấy trong thực tế, chẳng hạn như tiếng kêu của động vật và tiếng hót của các loài chim, và thật không ngoa khi nói rằng không chỉ riêng trong tiếng Nhật mà nó tồn tại trong hầu hết các ngôn ngữ. Ví dụ, tiếng mèo kêu thường được gọi là “nyan nyan” trong tiếng Nhật và “meow meow” trong tiếng Anh. Kể cả khi có sự khác biệt về cách thể hiện âm thanh, mỗi ngôn ngữ đều có điểm chung là nó sử dụng những âm thanh mà con người nghe được trong thực tế làm “từ ngữ”. Tiếp theo, từ tượng hình là từ mô tả trạng thái hoặc tình trạng của “sự vật”. Ví dụ, trong tiếng Nhật, “korokoro/コロコロ” là từ chỉ một thứ gì đó “đang lăn lông lốc” hay “shinshin/しんしん” là từ tượng hình chỉ bầu trời âm u khi tuyết nhẹ nhàng rơi”.

Từ tượng thanh và từ tượng hình trong tiếng Nhật

từ tượng thanh 3

Người ta nói rằng trong số các ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Nhật là một ngôn ngữ có rất nhiều loại từ tượng thanh và từ tượng hình. Trong nhiều ngôn ngữ nước ngoài, từ tượng thanh và từ tượng hỉnh được sử dụng trong các cuộc trò chuyện và sách thiếu nhi của trẻ em, và cụ thể thì nó gần như gắn liền với hình ảnh sử dụng cho những đứa trẻ hay chỉ trẻ con mới hay sử dụng. Trong khi đó, trong tiếng Nhật, từ tượng thanh và từ tượng hình xuất hiện trong hầu hết mọi tình huống, ngoại trừ các văn bản chính thức. Ví dụ khi bạn nghe dự báo thời tiết trên bản tin, từ tượng thanh và từ tượng hình sẽ được sử dụng trong các cách diễn đạt như “không khí ẩm ướt…”, hay “Đoàng, âm thanh của một vụ nổ” trong các bản tin chính thống về một vụ cháy nổ nào đó. Kể cả trong kinh doanh, khi bạn được mời uống trà lạnh vào mùa hè, bạn sẽ thường sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh như: “Xin cảm ơn. Cổ họng tôi đã khát khô cả rồi.”, và nó không thất lễ một chút nào khi sử dụng cả.

Một tình huống khác mà từ tượng thanh và từ tượng hình thường được sử dụng là ở các cuộc trò chuyện tại bệnh viện. Các bác sĩ lắng nghe các triệu chứng bằng cách sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình như “(đau) âm ỉ”, “(ngứa) châm chích”, “thắt chặt” và “đau nhói”. Chắc chắn là, chúng ta sẽ khá khó để giải thích với bác sĩ cơn đau của mình nếu không sử dụng những từ tượng thanh, tượng hình này

Từ tượng thanh và từ tượng hình ẩn chứa trong cuộc sống hàng ngày như thế này vậy tại sao người Nhật lại sử dụng từ tượng thanh và từ tượng hình nhiều đến thế? Người ta cho rằng nguyên nhân là do có khá ít tính từ và động từ trong tiếng Nhật. Tiếng Nhật không có nhiều loại tính từ, động tính từ, trạng từ,… và động từ diễn tả trạng thái của sự vật. Ví dụ như từ “cười”. Bạn không thể biết là đang cười như thế nào chỉ với động từ “cười”. Tất nhiên, rất khó để miêu tả “cười” với một động từ duy nhất, bởi vì có nhiều cách khác để “cười” như là “cười mỉm”, “cười ầm lên” hay “cười toe toét”. Như việc bạn không thể giải thích rõ ràng “gà có trước hay trứng có trước”, cuộc tranh luận về việc từ tượng thanh và từ tượng hình phát triển vì số lượng tính từ và động từ ít, hay số lượng tính từ không tăng lên là do sự hiện diện của từ tượng thanh và từ tượng hình đến nay vẫn chưa có lời giải rõ ràng.

Ngoài ra, từ tượng thanh và từ tượng hình của Nhật Bản cũng có nhiều cách diễn đạt. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét ba ví dụ: “cười mỉm (nikkori)”, “cười mãn nguyện (nikori)” và “cười khúc khích”. Cùng một âm chung “niko”, nhưng sắc thái của nụ cười sẽ khác nhau đi một chút tùy thuộc vào trường hợp thêm xúc âm “tsu”, hay trường hợp thêm “ri” vào cuối âm “niko” hoặc âm “niko” được lặp lại hai lần. Đó là một đặc trưng lớn của từ tượng thanh và từ tượng hình trong tiếng Nhật để thể hiện sự khác biệt tinh tế này trong các từ.

Xu hướng dịch từ tượng thanh và từ tượng hình

từ tượng thanh 4

Việc sử dụng nhiều từ tượng thanh và từ tượng hình là một nét độc đáo của tiếng Nhật. Vậy có thể dịch từ tượng thanh sang nhiều thứ tiếng không? Trước hết, việc dịch thuật từ tượng thanh và từ tượng hình có vẻ tương đối dễ dàng trong các ngôn ngữ có nhiều từ tượng hình, tượng thanh như tiếng Hàn, nhưng trong tiếng Anh, nơi mà từ tượng thanh và từ tượng hình hiếm khi được sử dụng trong câu thì lại khác. Việc từ tượng thanh có thể được dịch sang tiếng Anh hay không, có người cho rằng CÓ thể và có người lại cho rằng KHÔNG thể.

Tiếng Anh không có nhiều từ tượng thanh, tượng hình và không sử dụng nó trong câu, nhưng tiếng Anh có rất nhiều tính từ, trạng từ và động từ. Có những từ như “smile”, “grin” và “beam” cho động từ “mỉm cười”, và các cụm từ như “with a cheery smile” cũng có thể miêu tả cho động từ “cười”. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, các từ tượng thanh và tượng hình của Nhật Bản cho thấy sự khác biệt tinh tế giữa các từ với nhau. Đối với họ, “cười mỉm (nikkori)”, “cười mãn nguyện (nikori)” là khác nhau. Điều này là do “âm thanh” của từ tượng thanh, tức là cảm giác nghe của đôi tai, là khác nhau. Gần như không thể dịch được những khác biệt tinh tế về sắc thái gây ra bởi âm thanh và tiếng vang. Vì vậy, dù cho câu trả lời là CÓ thể dịch hay KHÔNG thể dịch đi chăng nữa, từ tượng thanh và từ tượng hình vẫn khiến cho người dịch phát khóc.

Hãy xem từ tượng thanh và từ tượng hình trong thực tế được dịch sang tiếng Anh như thế nào. Trước hết, cách dịch phổ biến là chọn từ tiếng Anh có nghĩa gần nhất với từ đã nói ở trên. Điều này đòi hỏi người dịch phải có một lượng kiến ​​thức phong phú về các từ tiếng Anh và khả năng diễn đạt của người dịch. Tiếp theo, người dịch phải chỉnh sửa từ ngữ sao cho hợp lý. Ví dụ trong tiếng Nhật có từ tượng thanh “gussatsu” để chỉ một thái độ hay lời nói gay gắt, và có một dịch giả đã dịch từ này sang tiếng Anh là “STAB”. Đúng vậy, từ “STAB”có cảm giác như bị dao đâm (giống như cảm giác của từ “gussatsu”), nhưng ý nghĩa ban đầu của STAB không được sử dụng như vậy.

Dường như việc mua bản quyền và dịch manga, thể loại có chứa nhiều ký hiệu từ tượng thanh, có liên quan rất nhiều đến việc sử dụng từ như vậy. Xu hướng cuối cùng mà người dịch hướng đến) là “không dịch từ tượng thanh”. Điều này thường được thấy trong các bản dịch manga, người dịch chỉ dịch lời thoại sang tiếng Anh và để lại từ tượng thanh hay tượng hình bằng tiếng Nhật. Dường như bối cảnh của xu hướng này bắt đầu xuất hiện là do người dịch gặp phải khó khăn trong việc dịch từ tượng thanh, tượng hình; giảm chi phí và vì nhu cầu muốn giữ nguyên như bản gốc.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 305

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Mail:

info@translationifk.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.