NGẬP NGỪNG TRONG GIAO TIẾP VÀ NÓI TIẾNG ANH

Từ những ngày đầu ngôn ngữ xuất hiện, các từ “ừm”, “ờ” xuất hiện rải rác trong các cuộc hội thoại và cả giao tiếp hằng ngày của chúng ta hiện tại. Trong các văn bản người Hy Lạp và La-tinh cổ đại có nhắc đến việc tránh sử dụng những từ này vì chúng gây ra sự đứt quãng, nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky cho đây là những “lỗi” không liên quan đến ngôn ngữ và cần gạt bỏ lối diễn đạt này. Trong nhiều văn bản từ xưa, các thành tố ngôn ngữ này được đưa vào một nhóm khái niệm “Disfluency – sự không lưu loát” vì chúng làm giảm sự mạch lạc trong câu. Dù có nhiều cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề này, nhưng sự ngập ngừng trong giao tiếp hằng ngày vẫn không giảm đi và xuất hiện từ hai đến ba lần một phút trong các cuộc trò chuyện. Liệu rằng “ờ” và “ừm” chỉ đơn thuần là một thói quen khó bỏ hay có ý nghĩa nào đó giao tiếp?

NGAP NGUNG TRONG TIENG ANH

Vì sao chúng ta ngập ngừng?

Các từ vựng xuất hiện trong văn bản thường có nhiều nghĩa khác nhau và xác định chúng qua ngữ cảnh của câu, như từ “hard” khi chỉ một vật sẽ là “cứng, rắn” và khi miêu tả một người sẽ là “chăm chỉ” hoặc “nghiêm khắc”. Tuy nhiên các từ vựng chúng ta sử dụng trong giao tiếp mang nhiều tầng nghĩa bổ sung hơn như tông giọng, mối quan hệ giữa người nói và người nghe hoặc mục đích của cuộc giao tiếp đầy rẫy những từ tưởng chừng chỉ là tiếng đệm với thông tin quan trọng. 

Sự ngập ngừng xuất hiện trong lời nói chúng ta thường là “ờ” hoặc “ừm”, đôi khi có những biến thể ở nhiều ngôn ngữ khác như “eh” và “ehm” trong tiếng Ý, “tutoa” trong tiếng Phần Lan hay “eto” và “ano” trong tiếng Nhật. 

Sự ngập ngừng tác động thế nào đến giao tiếp và việc học tiếng Anh?

Các nhà ngôn ngữ học gọi những sự gián đoạn tưởng chừng vụn vặt này là khoảng dừng có đệm, và chúng có ý nghĩa trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Lấy một tình huống đơn giản trong các cuộc trò chuyện thường nhật, khoảng thời gian một người ngừng nói có thể là dấu hiệu để đối phương bắt đầu, lúc này những “ờ”, “ừm” hay những khoảng dừng có đệm có thể ngụ ý việc bạn chưa nói xong. Bên cạnh đó, việc ngập ngừng còn giúp lời nói bắt kịp với suy nghĩ hoặc cho chúng ta thêm thời gian để tìm từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh.

Ngoài những lợi ích đối với người nói, người nghe còn dễ dàng nhận ra có thông tin nào đó quan trọng sau sự ngập ngừng. Các nhà ngôn ngữ học nhận thấy nhiều người có xu hướng dễ nhớ một từ hơn nếu từ đó được nói sau khoảng nghỉ. Vì thế khi bạn tập nói và giao tiếp với người khác, ngoài cải thiện kĩ năng sử dụng những vốn từ cũ và trau dồi kĩ năng nói, chúng ta dễ dàng lưu ý và học thêm được những từ vựng quan trọng trong cuộc hội thoại.

Sự ngập ngừng trong lời nói không phải là thành tố duy nhất giúp cuộc hội thoại có ý nghĩa, những cụm từ “like – như là”, “well – thì” và “you know – bạn biết đó” có chức năng là từ nối trong giao tiếp. Những từ nối xuất hiện để bổ trợ ý nghĩa của các câu chúng ta muốn truyền tải và giúp lời nói mạch lạc. Những người cẩn thận và chu đáo thường sử dụng những từ này như một cách để người nghe được nắm bắt thông tin chính xác và dễ hiểu hơn. Như một tình huống người nói sử dụng “I mean – ý tôi là” biểu thị rằng sắp có lời giải thích nào đó cho vấn đề ta đang nói.

Liệu sự ngập ngừng nhiều có ảnh hưởng đến quá trình học ngôn ngữ mới?

Với trẻ em và những người đang học ngôn ngữ mới hay đặc biệt là tiếng Anh, sự ngập ngừng sẽ lắp vào chỗ trống khi bạn chưa thật sự sử dụng tiếng Anh trôi chảy, giúp lời nói từ gượng gạo trở nên mạch lạc. Tuy là một phần tất yếu và tự nhiên trong giao tiếp, nhưng một số tình huống trang nghiêm hay trong văn bản và văn nói, sự ngập ngừng lại không phù hợp và bị cho là thiếu tôn trọng với ngữ cảnh. Nên hãy tập làm quen để sự ngập ngừng không khiến bản thân phải ậm ừ.

Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 200

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.