Những điểm lưu ý khi đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng

Những điểm cần lưu ý khi đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng

“Bạn có bất kỳ câu hỏi nào không” Đây là câu hỏi của nhà tuyển dụng hầu như luôn được hỏi vào cuối buổi phỏng vấn. Do đó, các bạn cần nằm chắc những câu hỏi nào nên đặt ra cho phía nhà tuyển dụng. Đây còn được gọi là câu hỏi ngược nhằm thể hiện sở thích, mối quan tâm của ứng viên đồng thời cũng là cơ hội để PR bản thân. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những điểm cần lưu ý khi đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng.

Có nên trả lời rằng “Tôi không có bất kỳ câu hỏi nào” không?

Mặc dù cũng không ít những trường hợp ứng viên trả lời rằng “Tôi không có bất kỳ câu hỏi nào” khi được hỏi câu “Bạn có câu hỏi nào không?”, tuy nhiên câu trả lời ấy có thực sự không có vấn đề gì?

Thực chất, câu trả lời ấy chính là điểm trừ nặng cho bạn đấy. Buổi phỏng vấn là cơ hội hiếm hoi để những bạn sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với nhà tuyển dụng. Nếu nhìn từ khía cạnh của doanh nghiệp tuyển dụng, họ sẽ cảm thấy nghi ngờ rằng “Người này sao lại không có câu hỏi gì thế hay là không có hứng thú với công ty chúng ta nhỉ?” Có thực sự người đó muốn vào công ty không vậy?”. Vì đây là cơ hội không phải lúc nào cũng có nên nhất định bạn hãy đặt câu hỏi cho phía công ty nhé.

Những điểm cần lưu ý để đặt một câu hỏi hay

Mặc dù nói là bạn hãy đặt câu hỏi cho họ đi, nhưng không phải bất kỳ câu hỏi nào cũng được xem là một câu hỏi hay. Tùy vào nội dung của câu hỏi mà bạn sẽ để lại ấn tượng tốt hay xấu trong mắt người tuyển dụng. Nếu muốn đặt một câu hỏi ghi điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây nhé.

1. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự nhiệt tình của bạn

Điều quan trọng ở đây là bạn cần cho họ thấy quyết tâm muốn được nhận vào làm ở công ty và đóng góp cho sự phát triển của nơi đây. Ví dụ như, hãy hỏi những câu liên quan đến tương lai của công ty như “Định hướng phát triển sau này của công ty là gì?” hoặc “Những vấn đề còn tồn đọng và cách giải quyết”, hoặc những câu về hình ảnh cụ thể của nhân viên công ty như “Những thành tích bắt buộc” hoặc “Các tiền bối làm việc ở đây thì như thế nào?”

2. Hãy thể hiện mục đích của câu hỏi

Nếu người phỏng vấn không biết ý đồ của câu hỏi bạn đặt thì bạn đã thất bại trong việc PR bản thân thông qua câu hỏi đó. Hãy đặt câu hỏi kèm theo mục đích nhất định thì bạn sẽ dễ PR bản thân cũng như thể hiện sự quyết tâm của mình hơn.

Ví dụ như “Tôi chắc chắn muốn đứng đầu sau khi được nhận vào làm ở phòng kinh doanh. Các đàn anh đang làm việc ở phòng kinh doanh đã phải nỗ lực như thế nào để đạt được vị trí đó?”

Các ví dụ về mẫu câu để lại ấn tượng không tốt trong mắt nhà tuyển dụng

Dưới đây là câu hỏi để lại ấn tượng không tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Có thể phân chúng vào hai loại lớn sau.

1. Câu hỏi có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn ít nhiệt huyết với công việc

Bạn nên tránh những câu hỏi có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn ít nhiệt huyết với công việc. Ví dụ như, các câu hỏi như giờ làm thêm, phúc lợi, tỷ lệ nghỉ việc có lương. Những câu hỏi đó có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng “Đó có phải là điều bạn muốn hỏi nhất khi có được cơ hội hiếm hoi như thế này không? Có điều gì khác bạn muốn hỏi không? Bạn xem trọng sự riêng tư hơn cả công việc ư?” và sẽ để lại ấn tượng không tốt trong lòng họ.

2. Những câu hỏi mà bản thân bạn có thể tự tìm thấy câu trả lời

Những câu hỏi mà chỉ cần bạn dành chút thời gian tra cứu là sẽ ra cũng là những câu hỏi không nên sử dụng. Tuyệt đối không nên hỏi những câu như tin tức mới nhất về tình hình kinh doanh của công ty hoặc xu hướng của ngành nghề, cũng như những câu đã có sẵn câu trả lời trên trang chủ công ty. Những câu hỏi đó có thể vô tình khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đã hời hợt trong việc nghiên cứu về doanh nghiệp cũng như ngành nghề này. Tất nhiên là những câu hỏi có tính chất đào sâu hơn nữa những gì bạn đã nghiên cứu thì OK. Bạn hãy nhớ một điều là, câu hỏi bạn đặt ra phải là “những câu hỏi mà chỉ những người thực sự làm việc cho công ty mới biết”.

Các mẫu câu hỏi thông dụng

* 1日でも早く独り立ちをして活躍したいと考えていますが、入社後はどの程度の期間・どのような流れで、実際の業務に携わるのでしょうか?

Tôi muốn có thể tự mình giải quyết công việc và được tham gia vào công việc chung của công ty càng sớm càng tốt, xin quý công ty cho tôi biết sau khi gia nhập công ty, tôi sẽ tham gia vào công việc vào giai đoạn nào và trình tự công việc ra sao?

* 転職した方は、だいたいどの程度の期間で最初の成果を出していますか?

Những người thay đổi công việc thì đã đạt được thành tựu đầu tiên vào giai đoạn nào?

* 御社の◯◯という理念に共感したのですが、その実践のために取り組んでいることを教えてください

Tôi rất đồng cảm với triết lý ◯◯ của công ty. Vậy xin quý công ty cho tôi biết là triết lý đó đã được áp dụng vào công việc thực tế như thế nào?

* 御社に入社する上で、これだけは覚悟しておいてほしいというポイントがあれば教えてください

Sau khi gia nhập công ty thì tôi nên chuẩn bị trước những điều gì ạ?

* 将来的にはリーダーやマネージャーとして活躍したいと考えています。私と同年代で御社に転職し、役職についている人はいますか?

Trong tương lai tôi mong muốn được đảm nhiệm chức vụ nhóm trưởng hoặc quản lý, vậy xin quý công ty cho tôi biết có ai trong số những người đã chuyển việc sang công ty đảm nhiệm chức vụ này không?

* 御社でリーダーやマネージャーとして昇進していくために、どのような能力が求められますか?

Những kỹ năng là cần thiết để giúp ích cho việc phát huy vai trò người lãnh đạo hoặc quản lý tại công ty?

* リーダーやマネージャーなどの責任あるポジションを目指していきたいと考えていますが、御社ではどのような評価制度・昇進制度を取っているのでしょうか?

Tôi muốn nhắm đến một vị trí nhiều trách nhiệm như lãnh đạo hoặc quản lý, vậy xin quý công ty cho tôi biết hệ thống đánh giá / hệ thống thăng tiến có những tiêu chí nào?

* 御社で勤務する方々と協力して仕事に取り組んでいきたいと考えています。そのためにも、現場で大切にしている考えがあれば教えてください

Tôi muốn hợp tác với những đồng nghiệp đã vào công ty trước tôi và cùng họ nỗ lực cho công việc. Vì thế, nếu có những điểm quan trọng nào ở môi trường làm việc, xin quý công ty hãy cho tôi biết.

* 御社で活躍している人に、何か共通点はありますか?

Những người được đánh giá cao ở công ty thì có những điểm chung gì vậy?

* 御社に入社して、いち早く活躍したいと考えています。そのためにも、入社までに何か準備しておいたほうがいいこと、勉強しておいたほうがいいことなどはありますか?

Sau khi được gia nhập, tôi mong muốn đóng góp cho công ty càng sớm càng tốt. Vì lý do đó, tôi nên chuẩn bị hoặc nghiên cứu trước những kỹ năng, kiến thức nào khi gia nhập công ty?

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 500

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Mail:

info@translationifk.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.