Có phải bạn đang mang những lo lắng rằng “Tuy có thể làm bài thuyết trình cho người nước ngoài xem nhưng tôi vẫn chưa biết phương pháp đúng.”, “Liệu tôi có thể dịch tài liệu thuyết trình sang tiếng Nhật được hay không?” phải không?
Theo khảo sát vào năm 2017 của Bộ Ngoại Giao, có tổng số hơn 75 531 chi nhánh của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ở nước ngoài. So với 5 năm trước thì đã tăng 18%, dự đoán rằng cơ hội thuyết trình bằng tiếng Nhật sẽ ngày càng tăng.
Dù là đề xuất hay đàm phán mua bán, một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của một bài thuyết trình chính là mức độ hoàn thiện của tài liệu thuyết trình. Đặc biệt khi thuyết trình trước người Nhật, tài liệu thuyết trình được dịch chính xác và dễ hiểu là điều không thể thiếu được.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích những điểm và lưu ý khi tạo và dịch tài liệu thuyết trình bằng tiếng Nhật.
1. Ba điểm lưu ý và những chú ý khi soạn và dịch tài liệu thuyết trình
Diễn đạt tự nhiên chứ đừng dịch sát nghĩa
Khi dịch từ tiếng Việt sang ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, nếu bạn cứ thế dịch nghĩa đen đơn thuần sẽ khiến cách diễn đạt không tự nhiên và người bản địa sẽ không hiểu được. Diễn đạt không tự nhiên sẽ khó truyền đạt được ý nghĩa thực sự khiến người nghe khó hiểu.
Nhiều người nghĩ rằng nguyên nhân khiến văn bản không tư nhiên là do chịu ảnh hưởng của cấu trúc đặc trưng của câu văn tiếng Nhật khác với tiếng Việt. Chẳng hạn, một trong những đặc trưng của tiếng Nhật chính là những câu văn với chủ ngữ có bổ ngữ dài dòng và khó hiểu.
Câu「弊社で昨年から開発が進められてきた新製品が、明日発表される」nếu cứ thế dịch sang tiếng Việt sẽ là:
Một sản phẩm mới mà chúng tôi đã phát triển năm ngoái sẽ được giới thiệu vào ngày mai.
Rốt cuộc bạn muốn nói điều gì, nếu không nghe đến cuối sẽ không hiểu được, điều này có thể khiến người nghe cảm thấy mơ hồ. Tuy nhiên trong thực tế cấu trúc câu tiếng Việt chỉ tự nhiên khi chủ ngữ và vị ngữ đứng trước, còn bổ ngữ đứng sau.
Tiếng Việt có câu cơ bản là chủ ngữ (ai làm), động từ (làm gì), tân ngữ (cái gì).
Câu「弊社で昨年から開発が進められてきた新製品が、明日発表される」có các thành phần chủ ngữ (ai làm), động từ (làm gì), tân ngữ (cái gì), khi sắp xếp lại sẽ được câu:
「我々は(誰が)発表します(どうする)新製品を(何を)。去年から進めてきた。明日。」
Khi dịch sang tiếng Việt sẽ là:
Chúng tôi sẽ giới thiệu một sản phẩm mới đã được phát triển từ năm ngoái.
Sử dụng đúng thuật ngữ chuyên ngành
Một trong những yếu tố quan trọng khi soạn thảo trang trình chiếu cho tài liệu thuyết trình chính là lựa chọn thuật ngữ. Đặc biệt cần phải chú ý thuật ngữ chuyên ngành.
Trường hợp thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn của người nghe
Nếu thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn của đối tác, nếu không dùng đúng diễn đạt và thuật ngữ chuyên ngành thích hợp thì sẽ không truyền đạt được nội dung chính xác, gây ra hiểu lầm và khó hiểu. Vì vậy cần phải sử dụng cách diễn đạt và thuật ngữ chuyên ngành chính xác khi ra quốc tế.
Tuy nhiên, nếu bạn dùng công cụ dịch thuật thường sẽ không ra được đúng thuật ngữ chuyên ngành, vì vậy cần phải tham khảo từ tài liệu chuyên ngành như luận văn học thuật hay tạp chí thương mại, hoặc nhờ chuyên gia kiểm tra giúp nội dung tài liệu.
Trường hợp thuyết trình về lĩnh vực không phải chuyên ngành của đối tác
Ngoài ra, ngược lại bạn cũng cần phải chú ý nếu đối tác không có sẵn đầy đủ kiến thức chuyên ngành.
Giả sử nếu bạn phải nghe thuyết trình về những từ vựng mà bạn chưa từng nghe thấy, bạn sẽ cảm thấy nội dung thật khó và nhàm chán, vì vậy đừng quên đánh mất đi niềm hứng thú và sự quan tâm đến bài thuyết trình của người xem nhé.
Để soạn được tài liệu thuyết trình cho đối phương xem cần phải ý thức đến mức soạn ra “một tài liệu đến cả trẻ con cũng hiểu được”. Vì dùng cách diễn đạt quen thuộc hàng ngày cho nên nếu cần phải dùng thuật ngữ chuyên ngành, ngoài việc thêm vào chú thích bổ sung, còn cần thêm vào tranh ảnh minh họa để khuyến khích người nghe tiếp thu.
Cấu trúc tài liệu truyền đạt những điểm chính
Khi soạn tài liệu thuyết trình không nên tạo trang trình chiếu một cách ngẫu nhiên. Bởi vì khi trình chiếu nội dung, cấu trúc của bài trình chiếu cũng rất quan trọng. Cấu trúc của bài trình chiếu có rất nhiều kiểu nhưng đa phần đều theo cấu trúc 3 phần Mở – Thân – Kết.
- Mở bài: Đưa ra chủ đề và những điểm chính muốn nói với người nghe thông qua bài thuyết trình
- Thân bài: Truyền đạt thông tin chi tiết hơn
- Kết bài: Đề xuất phương án giải quyết
Sau khi hoàn thành cấu trúc bài xong bạn mới có thể soạn tốt trang trình chiếu được.
Tôi nghĩ có rất nhiều cách chẳng hạn như sử dụng phần mềm Powerpoint, nhưng bạn cần phải chú ý vào thiết kế và bố cục. Sau đây là những điều tiêu biểu đặc trưng cho “trang trình chiếu khó hiểu”.
- Trang chiếu toàn là chữ
- Chữ quá nhỏ, khó đọc
- Quá nhiều màu sắc
- Quá nhiều animation không có chủ đích
Một ví dụ về thất bại thường thấy nhất khi soạn trang trình chiếu chính là “trang chiếu toàn là chữ”. Bạn hãy nằm lòng nguyên tắc “Mỗi trang chiếu một thông điệp”, hãy đưa lên trang chiếu chỉ những điều bạn thật sự muốn truyền tải mà thôi.
Kích thước của các chữ cái tùy thuộc vào vị trí của nó, nhưng nói chung chữ dưới 18pt sẽ rất khó nhìn. Đối với kiểu chữ, nếu là tiếng Nhật tôi khuyến khích bạn dùng kiểu chữ Yu Gothic.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý không dùng quá nhiều màu chữ khác nhau. Bạn nên giới hạn trong 3 màu, màu sắc nên đem đến cảm giác đâu là phần nội dung bình thường, đâu là phần nội dung quan trọng.
Cuối cùng là animation. Animation là phần thiết đặt sao cho chỉ một cú nhấp chuột, chữ và hình ảnh sẽ hiện ra hay mất đi. Animation có rất nhiều chức năng, nó có thể giúp bạn nhấn mạnh hay đập vào mắt người xem những chỗ mà bạn muốn truyền đạt bằng sự chuyển động, nếu bạn dùng quá nhiều animation sẽ khiến người xem phải giữ mắt hoạt động liên tục, gây mất tập trung vào nội dung bài trình chiếu. Đừng quá tay mà hãy chọn những kiểu đơn giản thôi nhé.
“Trang chiếu dễ hiểu” là:
- Mỗi trang chiếu một thông điệp
- Nếu là tiếng Nhật thì chữ lớn hơn hoặc bằng 18pt, kiểu chữ Yu Gothic
- Màu chữ giới hạn trong 3 màu
- Animation đơn giản đến mức tối thiểu
2. Công cụ dịch thuật tài liệu thuyết trình
Tiếp theo tôi sẽ giới thiệu công cụ có thể sử dụng khi dịch tài liệu thuyết trình.
Google dịch
Google dịch là một trong những công cụ dịch thuật nổi tiếng nhất.
Là công cụ có thể dịch nhiều ngôn ngữ, có thể sử dụng miễn phí, là công cụ mà bất cứ ai cũng đã từng một lần dùng đến. Dù công cụ dịch thuật này có khuynh hướng phát triển trong nhiều năm nhưng nó vẫn cho ra những bản dịch có văn phong cứng nhắt khó hiểu. Do đó, tôi không khuyến khích bạn dùng nó để dịch đơn thuần tài liệu thuyết trình. Nhưng bạn có thể dùng nó như một công cụ mang tính bổ trợ giúp bạn xem tổng quan cách tài liệu tham khảo cần thiết, hoặc soạn thảo, chỉnh sửa bản thảo của bài trình bày.
weblio
Nếu bạn muốn biết được cách nói tự nhiên và thuật ngữ chuyên ngành của tiếng Anh hãy sử dụng công cụ tiện lợi weblio.
Giống với Google dịch, ngoài việc có thể dùng weblio trên web, bạn cũng có thể tải nó về như một ứng dụng. Đặc trưng nổi bật nhất của weblio là bạn có thể tìm được một lượng lớn các ví dụ từ vựng, hầu hết các từ ví dụ đó đều là từ trong từ điển đời thường hoặc từ thường được dùng trong văn kiện chính phủ. Vì đây là một trang web tiện lợi mà bạn có thể biết được những từ như thuật ngữ chuyên ngành có được diễn đạt đúng hay không, có thường được sử dụng trong thực tế hay không, cho nên nó có thể giúp ích bạn trong việc hoàn thành việc soạn thảo văn bản cùng với việc kết hợp Google dịch.
Grammarly
Grammarly là công cụ hữu ích khi bạn muốn biết đúng ngữ pháp và chính tả bằng tiếng Anh.
Grammarly có sẵn các phiên bản miễn phí và trả phí, nhưng nếu là sửa lỗi chính tả và ngữ pháp đơn giản thì phiên bản miễn phí là đủ. Trong phiên bản trả phí, bạn có thể sử dụng các chức năng hữu ích hơn như từ ngữ thích hợp theo ngữ cảnh và lời khuyên về các cách diễn đạt dễ hiểu hơn. Cách sử dụng được khuyến khích là hãy soạn tài liệu thuyết trình và bản thảo, sau đó sử dụng Grammarly như một bước kiểm tra cuối cùng. Công cụ này thật thuận tiện vì có thể cải thiện tính chính xác của văn bản tiếng Anh.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 261
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.