Dịch thuật phỏng vấn hay hội nghị có khó không?
Trong những năm gần đây, khi làm việc từ xa (telework) nhanh chóng trở nên thịnh hành thì những cuộc họp hội nghị trực tuyến cũng rút ngắn khoảng cách đáng kể so với thế giới. Vì vậy mà nhu cầu dịch thuật các bản thảo âm thanh trong các cuộc phỏng vấn đối thoại hay hội nghị của các công ty tăng cao. Tuy nhiên, có rất nhiều những thách thức trong việc dịch thuật các bản thảo âm thanh tiếng nước ngoài này.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu những điều khó khăn cũng như những nguyên nhân dễ làm phát sinh lỗi sai trong việc dịch thuật các bản thảo âm thanh trong cuộc phỏng vấn hay hội nghị này.
Đặc thù của dịch thuật phỏng vấn hay hội nghị
Việc dịch thuật phỏng vấn đối thoại bằng tiếng nước ngoài hay dịch thuật hội nghị có gì khác so với dịch thuật sách báo và tài liệu? Khi dịch thuật phỏng vấn hay hội nghị thì người dịch phải đối mặt với những khó khăn như thế nào?
Sự khác biệt giữa văn nói và văn viết
Nếu đem văn nói (khẩu ngữ) mà chúng ta sử dụng khi nói chuyện với nhiều người khác so sánh với văn được viết ra (văn viết) thì văn nói sẽ có sự lỏng lẻo hơn về mặt ngữ pháp, tính chính xác của các từ chúng ta lựa chọn sử dụng khi nói cũng thấp hơn và đối với những người không có mặt trực tiếp ở đó thì sẽ khó hiểu hơn.
Tại các cuộc đối thoại hay hội nghị, chúng ta thường vừa nói chuyện vừa cố gắng hiểu được ẩn ý của đối phương (tìm ra những ý nghĩa được dự định truyền tải nhưng không được thể hiện trực tiếp qua lời nói) nên dù có thể truyền tải được ẩn ý cho những người có mặt ngay lúc đó, thì khi chúng ta nghe lại bản hội thoại đó 1 lần nữa thì có thể sẽ không hiểu được những ẩn ý đó hoặc có những câu bị thiếu từ ngữ gây khó hiểu.
Ngoài ra, tiếng Nhật thường có những trường hợp bị lược mất chủ ngữ gây khó hiểu hoặc sử dụng những cách diễn đạt rất nhập nhằng mơ hồ gây lúng túng. Hơn nữa, việc trong tiếng Nhật có cả chữ Kanji, Hiragana và Katakata cùng tồn tại cũng là một nguyên nhân gây khó hiểu. Việc trong văn nói lược bỏ những từ mà trong văn viết không bao giờ lược bỏ như てにをは cũng làm gia tăng độ khó khi dịch thuật.
Sự tồn tại của giao tiếp phi ngôn ngữ
Dữ liệu âm thanh mà người dịch nghe được không phải tất cả những gì có thể nghe được trong thực tế, vì còn có sự ảnh hưởng của giao tiếp phi ngôn ngữ trong đó. Một nghiên cứu đã chỉ ra kết quả rằng giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm đến 65% hội thoại thông thường.
Giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm bầu không khí ở đó, khoảng cách giữa 2 người, giọng điệu, biểu cảm khuôn mặt, điệu bộ, cử chỉ của tay,… Tuy nhiên, không chỉ bên phía người nói mà cả người nghe cũng sẽ tự nhiên tạo ra giao tiếp phi ngôn ngữ bằng việc thay đổi nét mặt hay gật đầu,…
Ví dụ, trong tiếng Anh có một cử chỉ ra hiệu bằng tay để thể hiện ý “bình thường/ tàm tạm”. Đó là cử chỉ úp ngược lòng bàn tay xuống và lắc nhẹ. Vào lúc sử dụng cử chỉ này, người ta thường đi kèm một biểu cảm tế nhị như cười gượng. Ngoài ra, cũng có cử chỉ tay được sử dụng khi trích dẫn lời nói của ai đó kèm theo ý mỉa mai của mình. Đó là giơ 2 ngón tay lên làm thành chữ V nhưng ngón tay sẽ không thẳng mà hơi cong xuống.
Tùy thuộc vào từng quốc gia mà chúng ta có rất nhiều những cử chỉ bằng tay hay những điệu bộ khác. Vì vậy, nếu chỉ nghe âm thanh thì sẽ rất khó để truyền đạt được sắc thái của câu nói.
Sự khác biệt về cách nói chuyện phụ thuộc vào từng cá nhân
Khi nói đến dịch thuật trong các cuộc hội thoại thì có 1 vấn đề đó là sự khác nhau về cách nói chuyện của người tham gia hội thoại. Tùy thuộc vào từng cá nhân thì sự khác nhau về những trọng âm đặc trưng, ngữ điệu và tốc độ nói là rất lớn. Nếu tất cả mọi thành viên trong cuộc hội thoại đó đều có cùng một cách nhấn trọng âm, cùng một xuất thân thì không sao, nhưng thường thì tại các hội nghị tập họp những người đại diện từ khắp nơi trên thế giới, họ sẽ thường hội thoại bằng tiếng Anh mang đậm nét đặc trưng của nhiều quốc gia khác nhau.
Bối cảnh tôn giáo, văn hóa
Bối cảnh phía sau một ngôn ngữ chính là tôn giáo và văn hóa của quốc gia đó. Hai thứ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ. Dù trong một hội nghị có những người cùng nói chung một ngôn ngữ nhưng nếu người dịch không hiểu được bối cảnh văn hóa hay giá trị quan mà người nói đã sinh ra và lớn lên thì sẽ gây ra sự hiểu lầm về sắc thái ngôn ngữ.
Lựa chọn công ty dịch thuật chuyên nghiệp
Trong bài viết dịch thuật lần này, chúng tôi đã giới thiệu về những thứ thường gặp cũng như những điều khó khăn trong dịch thuật hội nghị hay phỏng vấn bằng tiếng nước ngoài.
Từ nhiều góc độ suy nghĩ khác nhau, có thể nói rằng việc dịch các ngôn ngữ sống như dịch dữ liệu âm thanh là việc khá khó. Khi bạn muốn sử dụng dịch vụ để dịch thuật những thứ tương tự như vậy, bạn nên lựa chọn những công ty chuyên nghiệp có thể hiểu rõ bối cảnh, hiểu rõ văn hóa và ngôn ngữ của địa phương đó. Tại công ty dịch thuật IFK, chúng tôi sẽ hoàn thành bản dịch với sự kiểm tra tỉ mỉ của người hiệu đính, đồng thời chúng tôi cũng nhắm đến việc hiểu rõ ẩn ý của câu chữ và từ vựng – những việc mà các công cụ dịch thuật khó có thể làm được.
Nếu bạn đang có nhu cầu dịch thuật các tài liệu, văn bản tiếng nước ngoài hay các loại dịch thuật khác, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với công ty dịch thuật IFK chúng tôi ngay nhé.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 232
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.