Sự khác nhau giữa biên dịch và phiên dịch là gì ? Những kỹ năng cần thiết để trở thành biên dịch và phiên dịch

Khi dịch thuật ngoại ngữ, người ta sẽ chia thành 2 thể loại là “biên dịch” và “phiên dịch”. Tuy nhiên, hai lĩnh vực này khác nhau ở điểm nào và khác nhau như thế nào, có lẽ là nó sẽ hơi khó hiểu một chút. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về sự khác nhau giữa biên dịch và phiên dịch, nội dung công việc cũng như những kỹ năng cần thiết để trở thành biên dịch hoặc phiên dịch. Bạn nhất định phải đọc đến cuối nhé.

Công việc của một phiên dịch viên là gì ?

Công việc của phiên dịch viên là dịch và truyền tải nội dung mà đối phương đã nói sang ngôn ngữ mà người nghe mong muốn để có thể giúp cho những người sử dụng các ngôn ngữ khác nhau hiểu được ý của nhau. Điểm khác biệt lớn nhất của phiên dịch so với biên dịch là phiên dịch sử dụng “ngôn ngữ nói bằng miệng”. Phiên dịch viên có lĩnh vực hoạt động rất rộng, ví dụ như phiên dịch kinh doanh như các hội nghị hay đàm phán, phiên dịch cho các sự kiện có quy mô lớn như hội thảo hay hội nghị chuyên đề, phiên dịch cho khách du lịch, phiên dịch y tế,…

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu về nội dung này một cách chi tiết hơn.

công việc của phiên dịch viên

Dịch đồng thời (dịch song song)

Đây là hình thức phiên dịch có mức độ khó cao khi phải sử dụng gần như đồng thời cả việc “nghe” và “nói”. Dịch đồng thời là một công việc cần có khả năng tập trung cao, hình thức tiêu chuẩn thường là sẽ có nhiều người thay phiên nhau dịch sau mỗi 15 phút theo giờ làm việc. Ngoài ra, bằng việc sử dụng các máy móc thiết bị phù hợp cũng có thể đem đến một giọng phiên dịch ổn định hơn.

Dịch thầm

Hình thức dịch này được thực hiện để dịch thì thầm (dịch nói nhỏ) trong phạm vi 1 – 2 người khi họ cần có phiên dịch viên. Cũng có thể sử dụng các thiết bị đơn giản để dịch cho nhiều đối tượng hơn. Vì dịch thầm cũng là một loại hình thức dịch đồng thời nên cần có khả năng tập trung cao, vì vậy cũng có nhiều trường hợp nhiều phiên dịch viên cùng phụ trách phiên dịch trong một thời gian dài.

Dịch đuổi (dịch nối tiếp)

Đây là hình thức mà phiên dịch viên sẽ dịch mỗi khi người nói kết thúc lời nói của mình. Vì người nói và phiên dịch viên sẽ nói luân phiên theo thứ tự lời của người nói → bản dịch → lời của người nói → bản dịch nên so với dịch đồng thời, thời gian hội thoại của dịch đuổi sẽ dài hơn.

Những kỹ năng cần thiết của một phiên dịch viên

Vậy thì những kỹ năng cần thiết của một phiên dịch viên cụ thể sẽ là gì ? Phần này chúng tôi xin được chọn lọc và giới thiệu một cách chi tiết 3 kỹ năng cần thiết của một phiên dịch viên.

kỹ năng phiên dịch

1. Năng lực thấu hiểu / năng lực diễn đạt

Tất nhiên để trở thành phiên dịch viên, cần có năng lực ngoại ngữ và năng lực tiếng Nhật tương đương. Năng lực hiểu ngay tức thời nội dung mà đối phương đã nói, hiểu được ý đồ cũng như điểm quan trọng trong câu nói và chuyển đổi sang ngôn ngữ khác cũng rất quan trọng. Đặc biệt, việc ứng phó suy nghĩ về lập trường và tình trạng của đối phương cũng rất cần thiết và vì phương thức diễn đạt sẽ thay đổi nên cần phải truyền tải ý đồ của đối phương mà không gây ra bất kỳ sự hiểu lầm nào.

Đặc biệt, có nhiều người nói tiếng Nhật không hề rõ ràng chủ ngữ, cũng không hiếm những cách thể hiện vòng vo nên một phiên dịch viên rất cần năng lực thấu hiểu và năng lực diễn đạt cao.

2. Khả năng thu thập thông tin / Khả năng tìm hiểu

Đây là những kỹ năng cơ bản và bắt buộc để đảm bảo chất lượng cho hoạt động phiên dịch. Sau khi nhận công việc, phiên dịch viên cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho buổi phiên dịch thật. Việc không chỉ đọc trước những tài liệu được cung cấp trước buổi phiên dịch mà còn tự tích lũy thêm những thứ như “kiến thức kinh doanh” hay “tình hình xã hội” sẽ giúp cho phiên dịch viên có thể ứng phó một cách linh hoạt đối với những diễn giả đột nhiên bắt đầu cuộc nói chuyện bằng những câu chuyện hài hước hoặc những nội dung ngoài dự tính ban đầu.

3. Khả năng giao tiếp / khả năng phán đoán

Trong những hội nghị hay sự kiện cần phiên dịch, phiên dịch viên phải dự đoán được trước sự phát sinh của những “sự cố ngoài dự tính”. Phiên dịch viên cũng cần chuẩn bị cho rất nhiều những tình huống xấu như diễn giả người nước ngoài tới trễ, chương trình đột ngột thay đổi do sự cố về mạng, những phát ngôn bằng tiếng Anh không có trong kịch bản của những người Nhật thông thạo tiếng Anh,… Trong những năm gần đây, số lượng khách hàng yêu cầu phiên dịch viên có sự linh hoạt để xử lý những tình huống như vậy đang tăng lên nhanh chóng.

Công việc của một biên dịch viên là gì ?

Vậy thì mặt khác, công việc của biên dịch viên sẽ như thế nào ?

Công việc chính của biên dịch viên là dịch bằng chữ những tài liệu hay video ở một ngôn ngữ được chỉ định sang một ngôn ngữ khác. Khác với phiên dịch viên dịch thuật bằng miệng, những lời văn của biên dịch có thể được đánh giá và nhìn thấy bằng mắt nên những lỗi nhỏ hay bản dịch sai vẫn sẽ còn lại hiện hữu.

Đặc trưng công việc của biên dịch viên là đòi hỏi tính chính xác cao hơn cả phiên dịch viên, so với phiên dịch viên thì chuyện công việc của biên dịch viên có quy định thời hạn cũng là một khác biệt khá lớn.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một cách chi tiết về biên dịch thương mại.

công việc và kỹ năng của biên dịch viên

Biên dịch công nghiệp (biên dịch nghiệp vụ)

Biên dịch công nghiệp chỉ việc dịch thuật những tài liệu liên quan đến bằng sáng chế, hợp đồng, tài liệu kỹ thuật ở các doanh nghiệp hay văn phòng chính phủ. Trong lĩnh vực biên dịch thì biên dịch công nghiệp chiếm đến 90%, là lĩnh vực có nhiều công việc nhất.

Biên dịch công nghiệp đòi hỏi khả năng dịch thuật sử dụng nhiều từ ngữ chuyên môn của một chuyên ngành cụ thể nào đó.

Biên dịch xuất bản (biên dịch văn học)

Biên dịch văn học là việc dịch thuật các tác phẩm xuất bản dành cho trẻ em, tạp chí, tác phẩm phi hư cấu hoặc tiểu thuyết,… Các tạp chí hay sách báo xuất bản ở nước ngoài cũng có thể trở thành đối tượng để biên dịch văn học. Người làm biên dịch văn học đòi hỏi phải có năng lực diễn đạt cũng như khả năng đọc hiểu ý đồ của tác giả trong tác phẩm văn học. Đây là hình thức dịch thuật không chỉ yêu cầu năng lực dịch thuật mà cả năng lực viết lách và năng lực diễn đạt cũng rất quan trọng.

Biên dịch video

Biên dịch video là công việc dịch thuật âm thanh của các tác phẩm video như phim điện ảnh, phim truyền hình, phim tài liệu,… cũng như tạo ra phụ đề hay lời thoại để lồng tiếng. Đây là công việc được thực hiện theo kiểu vừa tham khảo video và kịch bản vừa dịch thuật.

Khi dịch thuật lời thoại để lồng tiếng thì nên dịch những từ khớp với chuyển động của miệng, hơn nữa là dịch những từ nghe thật dễ hiểu, còn khi dịch phụ đề thì nên sử dụng những từ mà người xem có thể hiểu được ngay lập tức.

Những kỹ năng cần thiết của một biên dịch viên

Ở nửa phần trước, chúng tôi đã giới thiệu về những kỹ năng của một phiên dịch viên, vậy thì tất nhiên là để trở thành một biên dịch viên cũng cần có những kỹ năng bắt buộc. Ở mục này chúng tôi sẽ chọn lọc và giới thiệu 3 kỹ năng mà một biên dịch viên cần có.

1. Năng lực đọc hiểu

Đối với một biên dịch viên chuyên xử lý các tác phẩm thì năng lực đọc hiểu tác phẩm gốc là rất quan trọng. Không hiếm những tình huống gây ra sự khó hiểu khi các đối tượng dịch thuật như chủ ngữ hay tân ngữ bị lược bỏ hoặc khi không có những thông tin về bối cảnh hay các kiến thức chuyên môn.

Vì vậy, cần phải có năng lực thấu hiểu một cách chính xác ý đồ cũng như điểm quan trọng trong văn bản và biên dịch nó với những cách diễn đạt phù hợp.

2. Khả năng thu thập thông tin / Khả năng tìm hiểu

Đây là một khả năng cần có của cả biên dịch viên và phiên dịch viên. Bên cạnh việc sử dụng từ điển phù hợp với từng lĩnh vực hay ứng dụng thì biên dịch viên cũng có thể tích lũy những kiến thức cần thiết bằng việc cập nhật mỗi ngày những xu hướng hay tin tức mới nhất của từng ngành nghề.

Trong những trường hợp mà thời gian giao hàng (thời gian để hoàn thành việc biên dịch) quá ngắn, biên dịch viên sẽ không thể tiêu tốn thời gian để thu thập thông tin, vì vậy những kiến thức đã tích lũy hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bản dịch (chất lượng của bài viết).

 3. Năng lực tự quản lý

Công việc của một biên dịch cơ bản là làm việc một mình và cần sự tỉ mỉ, thường không phải là công việc làm chung với người khác. Để có thể duy trì được hiệu suất tốt nhất trong công việc của biên dịch viên, khả năng quản lý lịch trình cũng như năng lực tự quản lý là rất quan trọng.

Việc đảm bảo thời gian để nâng cao kỹ năng thu thập thông tin cũng được xem là 1 trong số những năng lực tự quản lý. Đây là năng lực đòi hỏi biên dịch viên phải học tập và rèn luyện mỗi ngày mới có được.

Tổng kết

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu chi tiết về sự khác nhau giữa phiên dịch và biên dịch. Chúng tôi cũng đã giải thích về sự khác nhau rõ rệt giữa biên dịch và phiên dịch cũng như các kỹ năng cần thiết cho từng lĩnh vực biên hay phiên dịch.

Đặc biệt, việc dịch thuật hợp đồng hay tài liệu kỹ thuật ở doanh nghiệp và văn phòng chính phủ đòi hỏi phải có kỹ thuật cao. Nếu bạn muốn có được 1 bản dịch chính xác thì tốt nhất nên tìm đến các công ty dịch thuật.

Bằng việc kiểm tra lại bản dịch bởi các nhân viên dịch thuật có chuyên môn, công ty dịch thuật IFK chúng tôi cung cấp dịch vụ dịch thuật chất lượng cao với mức giá hợp lý. IFK tự tin với những thành tựu trong việc dịch thuật hợp đồng, pháp lý, các lĩnh vực truyền thông / IT, sản xuất, công nghiệp,…

Nếu bạn đang tìm kiếm dịch thuật tiếng Anh, tiếng Nhật,… hãy liên hệ với công ty dịch thuật IFK chúng tôi.

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 268

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Mail:

info@translationifk.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.