8 sai lầm bạn có xu hướng mắc phải trong một cuộc phỏng vấn

Tám sai lầm mà bạn có xu hướng mắc phải trong một cuộc phỏng vấn

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những sai lầm phổ biến trong một cuộc phỏng vấn cùng những cách bạn có thể chuẩn bị trước để ngăn cuộc phỏng vấn thất bại.

1. Không nghiên cứu trước

Tất cả các chuyên gia đều chỉ ra rằng, lỗi mà các ứng viên hay phạm phải nhất là không chuẩn bị gì trước cuộc phỏng vấn. Cụ thể hơn, ứng viên không tìm hiểu trước về doanh nghiệp tuyển dụng, không hiểu sâu về chức vụ mình ứng tuyển, không biết người phỏng vấn mình là ai, cũng không lập kế hoạch trước mình sẽ nói những gì vào ngày phỏng vấn.

Cho dù là người có năng lực đến đâu đi chăng nữa, nếu không chuẩn bị từ trước mà cứ thể phỏng vấn thì cũng rất ít ai thành công. Trường hợp tệ nhất là ứng viên không biết tên của người phỏng vấn mình, cũng không chuẩn bị trước câu trả lời cho câu hỏi của mình và thậm chí đi phỏng vấn mà chẳng chuẩn bị trước. Bạn nên chuẩn bị trước 5 câu trả lời cho những câu hỏi mà bạn dự đoán có thể sẽ được hỏi.

2. Chọn chủ đề nói không thích hợp

Riêng với mục này, một sai lầm phổ biến mà ứng viên hay mắc phải chính là không nói về những điểm gây ấn tượng cho nhà truyển dụng như kinh nghiệm, kiến thức của bản thân. Trong trường hợp bạn ứng tuyển ngành nghề kĩ thuật, điều quan trọng nhất là bạn cần phải thuyết trình về kiến thức chuyên môn một cách chi tiết. Điều bạn phải làm là giải thích một cách cụ thể những ví dụ thực tiễn thuộc lĩnh vực đó mà bạn biết rõ trong thực tế. Đối với những quy định hoặc sản phẩm cần chú ý của công ty, nếu nó chỉ liên quan một chút thì tốt nhất bạn không nên nói. Ứng viên hay mắc một lỗi là đưa ra những sự kiện dù có liên quan đến công ty danh tiếng nhưng hoàn toàn không liên hệ gì đến bản thân mình, và điều đó không được đánh giá cao trong buổi phỏng vấn.

Cho dù bạn đưa ra những chủ đề kém quan trọng hoặc đi sau xu hướng đi chăng nữa, nhưng chỉ cần thông qua đó bạn thể hiện được năng lực của mình thì cũng sẽ để lại ấn tượng rất tốt. Bởi vì việc bạn dành thời gian để suy nghĩ cẩn thận về những ví dụ thực tiễn nào có thể bộc lộ rõ nét nhất năng lực của bản thân sẽ để lại một ấn tượng rất khác trong mắt người phỏng vấn so với khi không chuẩn bị.

3. Cho rằng cuộc phỏng vấn không liên quan với hồ sơ kinh nghiệm của bạn

Không có gì lạ khi người phỏng vấn sẽ sử dụng thông tin trong hồ sơ kinh nghiệm công việc để mở đầu cuộc trò chuyện. Nếu bạn chỉ toàn điền nguyện vọng của mình thay vì sự thật trong hồ sơ kinh nghiệm, người phỏng vấn có thể biết được ngay tại cuộc phỏng vấn.

Nếu bạn có những chủ đề không định nói, hoặc những kĩ năng bạn biết rõ không thu hút nhà tuyển dụng thì tốt nhất là không ghi vào hồ sơ kinh nghiệm. Bạn cũng không nên viết những điều mà bạn không muốn nói đến. Hồ sơ kinh nghiệm là bản ghi chép lại những công việc thực tế bạn đã làm, không phải là những dự định bạn đang cố gắng thực hiện. Thay vì liệt kê những gì bạn muốn hướng đến trong tương lai, hãy sử dụng hồ sơ kinh nghiệm để nhấn mạnh sự nghiệp và thành tích của bạn với nhà tuyển dụng.

4. Không lắng nghe câu chuyện của người phỏng vấn

Một sai lầm cũng hay xảy ra trong buổi phỏng vấn đó là bạn quá tự tin với những câu trả lời giả định của bản thân mà bỏ qua việc nghe câu hỏi của người phỏng vấn và cứ thế đưa ra câu trả lời đã soạn sẵn. Nếu mục tiêu của bạn chỉ là trả lời đúng những gì được hỏi dù trong bất kỳ trường hợp nào thì tin buồn là bạn đã không vượt qua được thử thách của vòng phỏng vấn.

Không cần phải nói thì ai cũng biết căng thẳng có thể gây ảnh hưởng lớn đến ứng viên khi bước vào cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng bạn được cho một khoảng thời gian để suy nghĩ sau khi nghe câu hỏi. Có thể lúc ấy bạn sẽ rất sốt ruột và hoảng hốt lắm đúng không. Vào những lúc như thế, bạn hãy thử uống một ngụm nước và dành chút thời gian để suy nghĩ kỹ về nội dung câu hỏi. Thời gian bạn dành để suy nghĩ không lâu như bạn vẫn tưởng đâu.

5. Đến trễ

Đây là điều cấm kị mà hầu như ai cũng biết khi tham dự phỏng vấn, tuy nhiên cũng có những trường hợp ứng viên chưa kiểm tra trước lộ trình đến điểm phỏng vấn và địa chỉ của doanh nghiệp đó trong tòa nhà. Bởi vì không tra cứu trước lộ trình đi đến điểm phỏng vấn nên thỉnh thoảng vẫn có người đi trễ. Do đó, bạn nhớ lên kế hoạch đến quầy lễ tân sớm ít nhất 10 phút so với giờ phỏng vấn. Còn trong trường hợp bạn đến trễ, đừng quên xin lỗi đối phương nếu không bạn không muốn thất lễ lần hai với họ.

6. Quên mất những nguyên tắc ứng xử cơ bản trong cuộc phỏng vấn

Có lẽ vì quá căng thẳng và tập trung vào nội dung phỏng vấn mà đôi khi bạn sẽ bỏ qua những cách giao tiếp cơ bản nhắm giúp cuộc hội thoại diễn ra suôn sẻ. Ngay cả những người có kĩ năng cao và kinh nghiệm phong phú cũng đã từng mắc phải sai lầm này.

Chẳng hạn như, có một số ngôn ngữ cơ thể mang tính tích cực nhằm thể hiện sự quan tâm hoặc tin tưởng với đối phương. Quan trọng là bạn phải luôn nhìn vào mắt đối phương để thể hiện rằng bạn có quan tâm đến họ. Ngoài ra, khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn cũng không nên bắt tay với nhà tuyển dụng một cách run rẩy và yếu ớt.

Đồng thời, bạn cũng nên ý thức về mối quan hệ giữa bạn với người phỏng vấn. Nếu bạn cư xử quá cứng nhắc giống như robot, thì kết quả là bạn không thể xây dựng mối quan hệ tin tưởng với đối phương. Có thể bạn chưa biết, nhưng mục đích của người phỏng vấn không chỉ là xem thử có thể tin tưởng giao phó công việc này cho bạn hay không, mà đồng thời còn xem xét khả năng làm việc chung giữa họ với bạn, hoặc xa hơn, là xác định xem thử bạn có thể trở thành người đi uống cùng họ không. Tuy nhiên, nếu bạn quá suồng sã thì cũng sẽ khiến họ khó chịu. Bí quyết ở đây là bắt chước theo thái độ thường nhật của người phỏng vấn.

6. Quên mất những nguyên tắc ứng xử cơ bản trong cuộc phỏng vấn

Đồng thời, bạn cũng nên ý thức về mối quan hệ giữa bạn với người phỏng vấn. Nếu bạn cư xử quá cứng nhắc giống như robot, thì kết quả là bạn không thể xây dựng mối quan hệ tin tưởng với đối phương. Có thể bạn chưa biết, nhưng mục đích của người phỏng vấn không chỉ là xem thử có thể tin tưởng giao phó công việc này cho bạn hay không, mà đồng thời còn xem xét khả năng làm việc chung giữa họ với bạn, hoặc xa hơn, là xác định xem thử bạn có thể trở thành người đi uống cùng họ không. Tuy nhiên, nếu bạn quá suồng sã thì cũng sẽ khiến họ khó chịu. Bí quyết ở đây là bắt chước theo thái độ thường nhật của người phỏng vấn.

7. Hỏi những câu không được phép hỏi

Vào cuối buổi phỏng vấn sẽ luôn có phần câu hỏi của ứng viên. Dù khi đó bạn có hay không có câu hỏi thì cũng không nên giữ im lặng vì điều đó có thể khiến bạn bị trừ điểm nặng. Lý tưởng nhất là đặt những câu hỏi tích cực về công ty, thay vì đặt những câu hỏi quá khiêu khích hoặc những câu xoay quanh bản thân mình.

Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể đưa ra những câu hỏi khiến người phỏng vấn trả lời một cách nhiệt tình, chẳng hạn như hỏi sâu hơn về vấn đề đã đề cập trước đó trong lúc phỏng vấn.

8. Không để ý đến trang phục và ngoại hình của bản thân trong buổi phỏng vấn

Cuối cùng, một điều quan trọng khác bạn gần ghi nhớ là đừng thờ ơ với ngoại hình của chính mình trong buổi phỏng vấn. Ngoại hình sẽ ảnh hưởng lớn đến ấn tượng của đối phương về bạn, đặc biệt là mùi hương cơ thể. Đừng bước vào phòng phỏng vấn khi quần áo bạn ám mùi nặng như mùi thuốc lá, mùi bếp gas, mùi cà phê. Nếu bạn lo lắng không biết người mình có ám mùi không, hãy thử nhờ bạn bè hoặc cộng sự kiểm tra giùm bạn.

Ngoại hình có thể là thứ khiến bạn bị đánh rớt, do đó hãy chọn những bộ quần áo ra dáng người trưởng thành. Những bộ quần áo đứng đắn, lịch sự sẽ phù hợp với buổi phỏng vấn hơn là những bộ trang phục mặc thường ngày.

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 500

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.