Trong hoạt động tìm việc, “tự phân tích bản thân” là hiểu rõ và phân tích những tính cách đặc trưng của bản thân, cũng như điểm mạnh, điểm yếu, giá trị quan và từ đó tìm ra thế mạnh của mình khi tìm việc.
Với cách nhìn nhận khách quan dựa trên kết quả phân tích, bạn có thể trình bày về lý do xin việc hoặc PR bản thân trong buổi phỏng vấn một cách cụ thể và độc đáo chứ không còn là một cách diễn đạt trừu tượng về nó nữa. Trong phần tự PR bản thân ở các buổi phỏng vấn, những cách diễn đạt trừu tượng và không rõ ràng như “Tôi vui vẻ và tràn đầy năng lượng” và “Tôi sẽ tích cực làm mọi việc” là điều dễ thấy. Người phỏng vấn chắc chắn đã gặp qua rất nhiều những sinh viên đến ứng tuyển, nên những cách diễn đạt trừu tượng như trên sẽ khó để lại ấn tượng sâu sắc và cũng không giúp họ hình dung ra được nếu vào công ty thì ứng viên này sẽ đóng góp những gì trong công việc của mình. Bằng cách phân tích bản thân một cách kỹ lưỡng và tìm ra điểm mạnh của bản thân, bạn có thể truyền tải điểm hấp dẫn của bản thân một cách cụ thể hơn như “Từ kinh nghiệm nào mà bạn đã phát triển khả năng làm việc một cách chủ động?”, hoặc “Những kinh nghiệm và năng lực mà bạn đang có sẽ được vận dụng vào công việc như thế nào?” và tạo ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn.
Để làm được điều đó, đầu tiên, hãy cùng bắt đầu từ việc hiểu mục đích và lợi ích của việc tự phân tích bản thân.
Mục đích của việc tự phân tích bản thân
- Để tìm ra định hướng và kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai
- Làm rõ giá trị quan của bản thân
- Để tìm các đặc điểm như điểm mạnh và điểm yếu
- Cụ thể hóa nội dung của lý do xin việc và tự PR bản thân
Mục đích của việc tự phân tích bản thân không chỉ là tìm ra phẩm chất, năng lực mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm trong hoạt động tìm việc, mà nó còn giúp ích cho bạn trong việc định hướng tương lai như “Bạn muốn làm công việc có tính chất như thế nào?”, “Cách bạn theo đuổi sự nghiệp sau này”.
Vì hoạt động tìm việc sau khi tốt nghiệp sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời bạn, nên hãy nhanh chóng thực hiện việc phân tích bản thân để có thể trở thành mẫu người mà bạn mong muốn trong tương lai.
Lợi ích của việc phân tích bản thân
1. Bạn có thể tăng sức thuyết phục của các mục tự PR bản thân và lý do xin việc bằng cách cụ thể hóa nội dung của mỗi phần
Bằng cách truyền tải những nội dung thể hiện đặc trưng và điểm mạnh của bản thân một cách chi tiết, bạn có thể tăng sức thuyết phục của phần lý do xin việc và tự PR bản thân mà chắc chắn luôn được hỏi trong buổi phỏng vấn cũng như mẫu đơn ứng tuyển. Những câu trả lời trừu tượng như trong những bài hướng dẫn sẽ không bao giờ thuyết phục được người phỏng vấn.
2. Giúp bạn tìm ra các đặc điểm riêng của bản thân và xây dựng câu trả lời độc đáo
Trong buổi phỏng vấn, có những khi nhà tuyển dụng sẽ đặt những câu hỏi để xác nhận tính nhất quán của các câu hỏi trước nhằm tránh việc ứng viên trả lời phóng đại hoặc sai sự thật. Bằng việc tự phân tích bản thân một cách cụ thể, bạn có thể ứng dụng nó vào câu trả lời cũng như có thể xây dựng những câu trả lời nhất quán mà không cần phải giả vờ hoặc ngụy tạo nội dung.
3. Tránh sai lầm trong lựa chọn công việc (công việc không phù hợp với bản thân)
Nhìn vào tình hình thay đổi công việc của sinh viên mới tốt nghiệp do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cung cấp (tốt nghiệp vào tháng 3 năm 2012), khoảng 32% sinh viên mới tốt nghiệp đã nhảy việc vào năm thứ 3 tính từ ngày gia nhập công ty. Lý do nhảy việc thì có vô số kể, tuy nhiên để tránh sai lầm “ứng tuyển công việc không phù hợp với bản thân”, hãy thực hiện việc phân tích bản thân để có thể lựa chọn công việc phù hợp với mình nhất.
Các mẫu câu tự PR bản thân/lý do xin việc áp dụng từ phân tích bản thân
Bằng cách sử dụng các kết quả phân tích bản thân, bạn có thể tạo ra nội dung của mục lý do xin việc và tự PR bản thân gây ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng.
- Mẫu câu tự PR bản thân
Điểm mạnh của tôi chính là tôi rất giỏi trong việc bồi dưỡng tinh thần đồng đội.
Khi tôi còn học trung học, tôi đã tập hợp một đội bóng với tư cách là đội trưởng của câu lạc bộ bóng bầu dục. Những gì tôi học được từ trải nghiệm đó là “cố gắng thấu hiểu các thành viên” và “tạo ra bầu không khí nơi mỗi người đều có thể đóng góp ý kiến”. Tôi tin rằng việc xây dựng mối quan hệ tốt với các thành viên cũng như loại bỏ rào cản không cần thiết giữa mọi người sẽ giúp củng cố tinh thần đoàn kết và nâng cao sức mạnh của đội bóng. Tôi đã nỗ lực hết mình và kết quả là chúng tôi đã tiến tới giải đấu cấp tỉnh lần đầu tiên với vị trí thứ 4.
Khi được biết quý công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh và xem trọng hình thức làm việc nhóm, tôi muốn tận dụng thế mạnh của mình để trở thành cầu nối gắn kết cả nhóm.
- Mẫu câu lý do xin việc
Tôi muốn làm một công việc cho phép tôi tận dụng khả năng tiếp thị để quảng cáo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta sản xuất các sản phẩm vượt trội, nhưng sản phẩm chưa được nhiều người biết đến do thiếu khả năng tiếp thị để mang sản phẩm đến tay người dùng một cách rộng rãi. Sức mạnh tiếp thị là không thể thiếu trong việc nâng cao vị thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như vậy.
Trong số rất nhiều công ty tiếp thị, công ty của bạn tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tôi nghĩ rằng công ty của bạn có thể hiện thực hóa mong muốn của tôi, vì vậy tôi quyết định nộp đơn.
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 501
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.