GIAO THỪA Ở NHẬT BẢN – OSHOUGATSU

giao thua o nhat bản

Ngày tết Nhật Bản được gọi oshougatsu- bắt nguồn từ phong tục đón vị thần Tashigami sama tượng trưng cho sức khỏe tài lộc. Nhưng từ 1873 đến nay Nhật Bản tổ chức theo tết dương lịch. Đêm giao thừa ở Nhật Bản mang một nét văn hóa đặc sắc, có cách đón năm mới đặc biệt rất riêng so với các nước châu Á khác. Hãy cùng khám phá ngay lễ hội quan trọng này nhé!

1. Những ngày giáp tết

Mặc dù đón tết theo lịch của phương Tây nhưng ngày tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống của phương Đông. Vào những ngày giáp tết mọi người đi sắm sửa đồ dùng, bánh mứt cửa hàng và các khu mua sắm rất tấp nập.

Phụ nữ Nhật Bản sẽ vào bếp chuẩn bị các món ăn mâm cỗ Osechi cũng như làm bánh Tết vào ngày 28 hoặc 30, cùng với các món như ragu khoai sọ, cà rốt, rau xanh đưa lên cúng thần linh. Ragu khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh đẩy trừ tà khí, cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó của các thành viên trong gia đình.

Tại Nhật Bản ngày cuối cùng của tháng được gọi là “Misoka”, còn ngày cuối cùng của năm, tức 31/12 được gọi là “Omisoka”.

2. Dọn dẹp - Oosouji

don dep nha cua don tet

Người Nhật có phong tục dọn dẹp vào ngày 13/12, hình thức dọn khá đơn giản vì thời điểm tổng vệ sinh từ khoảng ngày 13 tháng chạp. 

Người Nhật cho rằng việc dọn dẹp cuối năm với ý nghĩa quét đi những bụi bẩn và phiền muộn trong nhà của một năm qua.

3. Trang trí năm mới

Ngày đẹp để trang trí dọn dẹp là ngày 28 hoặc 30, tuyệt đối tránh ngày 29 và mùng 1. Người Nhật cho rằng ngày 29 là ngày không may mắn vì ngày 29 tháng chạp gắn với “Ninjiku = đau khổ”, còn ngày mùng 1 là hành động quét sạch thần linh đi.

Biểu tượng trang trí Tết ở Nhật Bản như:

  • Kadomatsu: Là cây trang trí thường bằng thông hoặc tre, được trưng bày ở lối đi dùng để làm dấu mà vị thần Toshikamisama sẽ không bị lạc đường khi đến nhà gia chủ.
  • Shimekawa: Có ý nghĩa chào đón các vị thần, bên cạnh ý nghĩa xua đuổi tà ma quỷ dữ.
  • Wakazari: Là một đoạn dây thừng được bện chặt vào nhau thành vòng tròn, chỗ móc treo được kết bằng hoa tươi và thường đặt trong bếp.

4. Lắng nghe tiếng chuông - Joya no Kane

Người ta nói rằng âm thanh của tiếng chuông – Joya no kane có sức mạnh cắt đức sự đau khổ và lạc lối vô định của con người.

Nguồn gốc của Joya no kane được cho là từ thời nhà Tống của Trung Quốc, sau khi du nhập vào Nhật Bản vào thời Kamakura, nó dần lan rộng đến các ngôi đền trên khắp Nhật Bản từ thời Muromachi đến thời Edo, và trở thành một sự kiện truyền thống vào đêm giao thừa. Trong Phật giáo, một người có 108 ham muốn trần tục, và người ta nói rằng mỗi lần hoan lạc xuất hiện, một ham muốn trần tục bị dập tắt, cho nên tại nhiều ngôi đền của nhật có phong tục rung chuông 108 lần.

5. Ăn Toshikoshi Soba

an mi soba và nghe chuong nam moi

Từ thời Edo món ăn Toshikoshi soba được ví như một loại bùa may mắn sống lâu sống thọ Nagaiki.

Ngoài ra vì mì Soba dễ cắt nên có nghĩa là cắt bỏ những xui xẻo tai ương của năm cũ và kéo dài sự thịnh vượng cả năm.

6. Thiệp chúc mừng năm mới Nengajo

Gửi bưu thiếp năm mới với hình minh họa cung hoàng đạo, ảnh gia đình và lời chúc mừng đến những người thân thiết hoặc những người đã quan tâm đến mình. Gần đây, số lượng thiệp chúc mừng năm mới được gửi qua e-mail và SMS đã tăng lên, số lượng thiệp chúc mừng năm mới trên bưu thiếp đã giảm đi đáng kể, nhưng những tấm thiệp chúc mừng năm mới viết tay vẫn ấm áp và dễ chịu. Nếu một người thân của họ qua đời trong năm qua được gọi là để tang theo quy tắc ứng xử là không gửi hoặc nhận thiệp năm mới.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 682

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.