Một số quy tắc khi dùng bữa và trong công việc ở Nhật Bản

quy tac ung xu nhat ban 1

Có lẽ sẽ có nhiều người nước ngoài muốn biết những quy tắc ứng xử đặc trưng của Nhật Bản, chẳng hạn những quy tắc như cúi đầu chào khi muốn chào hỏi hay thể hiện sự biết ơn đối với người khác. Trong bài viết lần này mình xin giới thiệu cũng như giải thích cho các bạn những quy tắc trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, trong lúc dùng bữa và trong kinh doanh ở Nhật Bản. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm những quy tắc đặc trưng Nhật Bản và hiểu thêm về đất nước mặt trời mọc này nhé.

Quy tắc đặc trưng trong cuộc sống thường ngày

Sau đây là những quy tắc ứng xử trong cuộc sống hằng ngày ở Nhật Bản. Người Nhật luôn quan tâm và coi trọng đến những việc như phân loại rác, giữ yên lặng khi tham gia các phương tiện công cộng,… do đó khi sinh sống hoặc du lịch ở Nhật bạn hãy nhớ những quy tắc này nhé.

quy tac ung xu nhat ban 2

1. Cúi đầu và chào

Ở Nhật Bản có một quy tắc đó là cúi đầu khi chào. Chẳng hạn luôn cúi đầu khi gặp người lần đầu mới gặp gỡ hay muốn thể hiện lòng biết ơn hoặc xin lỗi với người khác. Hành động này là một cách thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với đối phương, và càng cúi đầu càng thấp càng thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Với người Nhật việc cúi đầu chào cũng là một hành đồng thể hiện tình cảm của họ.

2. Giữ im lặng khi tham gia các phương tiện công cộng

Tại Nhật Bản, có một quy tắc là khi tham gia các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện phải luôn giữ im lặng. Bởi vì có rất nhiều người sử dụng các phương tiện công cộng nên cần phải hết sức chú ý giữ im lặng để không làm phiền người khác. Ngoài ra, sẽ có những thông báo được phát thanh trên tàu như “Hành khách xin hãy hạn chế gọi điện thoại” hay những lưu ý được dán ở mọi nơi trên tàu điện. Vì vậy khi sử dụng các phương tiện công cộng ở Nhật Bản, bạn hãy tuân theo các quy tắc này nhé.

3. Phân loại rác đúng cách

Người Nhật luôn phân loại rác đúng cách. Họ có những quy tắc phân loại theo loại rác như rác dễ cháy; rác khó cháy; chai nhựa, lon,… Ngoài ra, họ còn có ngày và địa điểm cố định để thu gom rác. Nếu bạn không làm theo các quy tắc đã định ở nơi đang sống thì sẽ không được thu gom rác, vì vậy hãy lưu ý đến.

4. Cởi giày khi vào nhà

Ở Nhật bạn nên cởi giày của mình trước khi vào nhà. Ngoài ra, cởi hết giầy và xếp gọn là một quy tắc ở nơi đây. Văn hóa cởi giày có liên quan đến thời tiết đặc trưng của Nhật Bản. Nhật Bản là một đất nước có nhiều mưa và độ ẩm cao. Do đó nếu mang giày bẩn vào nhà sẽ làm nền nhà hoặc chiếu (tatami) bị hư, hỏng và cũng vì lý do này mà văn hóa cởi giày trước khi vào nhà được sinh ra.

Quy tắc dùng bữa đặc trưng Nhật Bản

Mình xin giới thiệu một số quy tắc, tác phong khi dùng bữa như cách sử dụng khăn ướt hay cách cầm đũa trong phần dưới dây.

quy tac ung xu nhat ban 3

1. Cách dùng khăn ướt

Đến các nhà hàng ở Nhật Bản, thực khách sẽ được phục vụ những chiếc khăn ướt khi dùng bữa. Khăn ướt (Oshibori) là những chiếc khăn làm bằng vải hoặc giấy, được dùng để lau tay. Bạn lưu ý không nên dùng để lau bàn hoặc mặt vì hành động này có thể được xem là bất lịch sự.

2. Cách cầm đũa

Đối với người phương Tây việc sử dụng đũa sẽ là một việc khó khăn, nhưng đối người Việt Nam sẽ không lạ lẫm với điều này, tuy nhiên vẫn có nét khác biệt với Nhật Bản. Đầu tiên, phần dưới đũa được kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ và đặt đũa lên khớp đầu của ngón áp út để giữ cố định chúng. Tiếp theo, cầm đầu đũa bằng ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái như khi bạn cầm bút. Cách dùng đũa cũng có những quy tắc của nó, bạn hãy lưu ý như sau: không nên dùng đũa chọc thức ăn hay kéo đẩy bát đĩa, vì nó được xem là điều cấm kỵ trong văn hóa dùng đũa của người Nhật.

3. giữ và nâng bát, chén khi ăn

Tay giữ chén súp miso hay chén cơm khi ăn là một quy tắc dùng bữa của người Nhật. Ngoài ra, những chén đĩa có trọng lượng vừa đủ để có thể cầm giữ bằng một tay như chén nhỏ đầy cơm, hộp cơm vuông (ojyuu – jyuubako), chén nhỏ, dĩa nhỏ,…  Mặt khác với những bát, dĩa (đĩa) thức ăn có trọng lượng như dĩa sashimi lớn, bát mì lớn thì không cần phải cầm lên khi ăn nhé.

4. Tư thế, tác phong khi ăn

Khi ăn, cần phải giữ tư thế, tác phong đúng đắn. Người Nhật không thích cách ăn khom lưng, chống tay lên bàn. Ngoài ra việc bắt chéo chân, nghiêng ngã người khi ăn,.. cũng là những hành động được xem là không hay, không tốt. Tư thế dùng bữa được người Nhật xem là tốt, là đúng cách đó là ngồi thẳng lưng và khoảng cách giữa bàn và phần trước ngực là cỡ một nắm tay. Tư thế xấu không chỉ khiến bạn trông luộm thuộm mà còn là nguyên nhân gây chứng khó tiêu, không tốt cho sức khỏe.

5. Không để thừa đồ ăn

Ở Nhật Bản việc bạn ăn hết toàn bộ thức ăn có trên chén, dĩa (đĩa) là một hành động thể hiện tấm lòng biết ơn với những người nấu ra những món ăn và cả những người nông dân đã làm ra những nguyên liệu dùng cho nấu ăn, chế biến. Ngoài ra, “Tinh thần Mottainai” nên người Nhật cho rằng việc để lại đồ ăn thừa là lãng phí. Nếu lỡ phải để lại đồ ăn thừa, bạn nên gửi lời xin lỗi đồng thời cảm ơn người đã nấu cho bạn những món ăn đó.

Quy tắc trong làm việc ở Nhật Bản

Quy tắc làm việc bao gồm cách gọi tôn trọng tên của người khác, ý thức về thời gian, trao đổi danh thiếp,… là những quy tắc đặc trưng trong kinh doanh, làm việc của Nhật Bản.

quy tac ung xu 4

1. Ý thức về thời gian

Ý thức về thời gian của mỗi nước là khác nhau. Tại Nhật Bản đây được xem là một quy tắc đặc trưng của họ. Chẳng hạn trong các cuộc họp bạn nên đi sớm và đến trước phòng họp khoảng 5 đến 10 phút chứ không phải đến đúng thời gian bắt đầu. Vì đến đúng thời gian bắt đầu cuộc họp được người Nhật xem như là đến trễ. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu đường đi và thời gian đến đó trước để tính toán, dự trù thời gian trước khi cuộc họp, cuộc hội nghị diễn ra.

2. Gọi tôn trọng tên của người khác

Trong bối cảnh kinh doanh Nhật Bản có một quy tắc bất thành văn ở nơi đây là luôn gọi tên của đối phương kèm với các từ tôn kính, lịch sự. Về cơ bản sẽ thêm 「さん」(san) vào cuối họ của đối phương. Trong trường hợp đối phương là khách hàng của bạn, của công ty thì cuối tên họ sẽ được thêm 「様」(sama). Ngoài ra, có thể gọi bằng có các chức danh, chức vụ như 「社長」 (shachou) – chủ tịch, 「店長」(tenchou) – chủ cửa hàng/người quản lý , 「課長」(kachou) – trường phòng.

3. Trao đổi danh thiếp thay cho lời chào

Ở nước ngoài có một số nơi đối việc trao đổi danh thiếp được xem là không cần thiết. Nhưng ở Nhật Bản, trong công việc khi tiếp xúc với những khách hàng, đối tác lần đầu gặp mặt, việc trao đổi danh thiếp được coi là một quy tắc thay cho lời chào hỏi. Trao đổi danh thiếp là một nghi thức quan trọng trong quá trình làm việc, vì vậy mà cách trao, gửi và cách nhận danh thiếp cũng rất quan trọng, cần lưu ý. Về phía người đảm nhận công việc từ đối tác hay khách hàng sẽ là người gửi danh thiếp trước tiên. Sau khi nhìn thẳng vào mắt của đối phương và nói rõ tên của công ty và tên của mình, cúi đầu nhẹ và gửi danh thiếp cho họ. Trong trường hợp bạn nhận danh thiếp của đối phương, hãy nói với đối phương rằng 「頂戴いたします」(choudai itashimasu) – “Tôi xin nhận” và nhận danh thiếp bằng hai tay.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 154

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.