Đối với người học tiếng Nhật, những âm khó phát âm trong tiếng Nhật là âm nào?

Am Kho Phat Am

1. Âm “l” và “r”

Đầu tiên, bạn hãy thử suy nghĩ xem tại sao lại có những phát âm khó đối với người học tiếng Nhật. Ví dụ, người ta thường hay bảo rằng những người Nhật bản ngữ khi học tiếng Anh thì khó mà phân biệt và phát âm được âm tiết “l” và “r” như “light” với “right”. Với những người nói tiếng Anh, sự khác nhau trong cách phát âm của “l” và “r” có vai trò quan trọng nhằm khu biệt nghĩa của từ như light là “ánh sáng” còn “right” là “bên phải”. Ngược lại, trong tiếng Nhật, cho dù từ được nghe thay là “light” hay “right” đi nữa thì chúng đều được ký hiệu chung là ライト và cả hai đều được phát âm là ライト mà hoàn toàn không có sự phân biệt nào. Nghĩa của từ ライト sẽ được quyết định dựa trên ngữ cảnh và tình huống chứ không dựa trên sự khác biệt trong phát âm. Nói cách khác, trong tiếng Anh, việc sử dụng những phát âm quan trọng như “l” và “r” là để khu biệt nghĩa của từ. Còn trong tiếng Nhật, “l” và “r” không dùng để khu biệt nghĩa nên khi người Nhật bản ngữ nghe hai từ này thì đều thấy chúng na ná nhau và âm mà họ phát ra giống với phụ âm hàng ラ trong tiếng Nhật mà họ quen dùng.

2. Âm “t” và “d”

Người học tiếng Nhật khi học tiếng Nhật sẽ gặp phải hiện tượng ngược lại. Nói cách khác, lý do xảy ra hiện tượng đó là vì người ta cho rằng dù có là phát âm quan trọng để khu biệt nghĩa trong tiếng Nhật đi nữa nhưng nếu trong tiếng mẹ đẻ của người học tiếng Nhật, họ không sử dụng nó để khu biệt nghĩa thì nó sẽ trở thành âm khó phát âm và khó phân biệt đối với người học đó. Ví dụ như từ 天気 (tenki) và電気 (denki) trong tiếng Nhật. Tùy thuộc vào sự khác nhau giữa âm “t” và “d” mà chúng sẽ mang nghĩa khác nhau. “t” là âm vô thanh được phát ra nhưng không làm rung thanh quản nằm sâu trong cổ họng còn “d” là âm hữu thanh, khi phát âm sẽ làm rung thanh quản. Trong tiếng Trung hoặc tiếng Hàn, người ta không dùng sự khác nhau giữa “t” và “d” để khu biệt nghĩa nên người Trung và người Hàn bản ngữ sẽ khó mà phân biệt được âm câm và âm đục như 「タ」với「ダ」trong tiếng Nhật. Ví dụ, họ thường có khuynh hướng đọc từ 私 (わたし) thành わだし.

3. Một số âm khác

Bên cạnh đó, đối với những người Hàn bản ngữ, họ sẽ khó phân biệt các âm như ザ, ズ, ゼ, ゾ và ジャ, ジュ, ジェ, ジョ trong tiếng Nhật. Chẳng hạn, một ví dụ thường gặp là từ 残念 (ざんねん) nhưng lại bị họ phát âm thành じゃんねん. Ngoài ra, đối với người Thái bản ngữ, việc phân biệt âm シ và チ (しけん → ちけん) hoặc âm ツ và ス (あつい → あすい) trong tiếng Nhật cũng là một thử thách khó nhằn và chúng được cho là phát âm khó đối với họ. Có thể thấy rằng, cùng một phát âm trong tiếng nhưng tùy vào ngôn ngữ mẹ đẻ của người học mà nó sẽ trở thành phát âm khó hoặc dễ. Tuy nhiên, suy cho cùng thì bởi vì đây là khuynh hướng bình thường và dĩ nhiên là còn có sự khác nhau giữa các khu vực, khác nhau giữa mỗi cá nhân trong tiếng mẹ đẻ của người học nên dù có là những người nói chung một tiếng mẹ đẻ đi nữa thì phát âm khó chưa hẳn đã giống nhau.

4. Những âm tiết đặc biệt

Ta có thể thấy được sự khác nhau trong những phát âm khó đối với người học tùy vào tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, những âm như っ (âm ngắt), âm kéo dài ー (trường âm) và âm ん (âm mũi) được gọi là những âm tiết đặc biệt trong tiếng Nhật và chúng được xem là những âm khó chung của nhiều người học.

Ví dụ như khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng chúng ta đã từng làm một bài thơ Haiku như dưới đây trong tiết học trên trường hoặc trong một bài tập về nhà chẳng hạn.

どうしよう 宿題忘れ 新学期

ド/ー/シ/ヨ/ー(5) シュ/ク/ダ/イ/ワ/ス/レ(7) シ/ン/ガ/ッ/キ(5)

Người Nhật bản ngữ có thể dễ dàng đếm từ xem nó có khớp với nhịp cố định 5-7-5 trong thể thơ Haiku giống như câu được ngắt bằng dấu “/” ở trên hay không mà không hề cảm thấy có gì kỳ lạ. Tuy nhiên, đối với những người học vẫn chưa quen với việc cảm nhận phách như thế này thì việc nghe hiểu hoặc phát âm đúng một phách sẽ trở thành vấn đề nan giải đối với họ. Đặc biệt, nhịp của xúc âm, trường âm và âm mũi sẽ là một thử thách khó khăn đối với nhiều người học nếu chúng không được xem như là 1 phách trong ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Vì vậy nên nhiều người học không hiểu được và họ phát âm chúng như một nhịp có độ dài độc lập trong khi những âm tiết này lại nghe như thể bị ngắn đi hoặc không được phát âm đối với người Nhật bản ngữ. Ví dụ như những âm tiết đặc biệt được gạch chân như dưới đây.

例:「あさり」→「あさり」 「しょしょ」→「しょしょ」

Ngoài ra, trọng âm và ngữ điệu… cũng là những yếu tố không thể thiếu để phát âm cho giống tiếng Nhật. Tùy thuộc vào sự khác nhau trong ngôn ngữ mẹ đẻ của người học mà chúng cũng sẽ trở thành một vấn đề khó đối với họ.

Tổng kết

Tóm lại, những phát âm khó trong tiếng Nhật đối với người học tiếng Nhật sẽ thay đổi theo ngôn ngữ mẹ đẻ của người học. Những năm gần đây, số lượng người nước ngòai nói tiếng Nhật xung quanh ta đang nhiều lên. Bạn hãy thử chú ý và lắng nghe thứ tiếng Nhật mà họ nói. Tôi nghĩ là không ai giống ai cả mà thay vào đó, mỗi người sẽ nói một thứ tiếng Nhật mang đặc trưng riêng. Vậy tiếng Nhật mà họ dùng có những đặc trưng như thế nào? Nếu như có cơ hội, bạn hãy thử dùng tiếng Nhật và hỏi trực tiếp họ xem âm nào là phát âm khó đối với họ.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Địa chỉ: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Email: [email protected]
Hotline: 0282.247.7755035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 402

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.