Vấn đề rắc rối phổ biến mà tôi thường gặp phải khi đi du học đó là vấn đề chỗ ở. Nếu bạn đi du học với tâm thế rằng việc du học sẽ như tưởng tượng của bạn trước đó thì khả năng bạn sẽ không hài lòng với cuộc sống du học đó, vì nó hoàn toàn trái ngược và có một khoảng cách khá lớn so với cuộc sống du học trên thực tế.
Vì vậy, lần này IFK sẽ tổng hợp cho các bạn về những quá trình và điểm chú ý cho Homestay.
I. Homestay là gì?
Homestay là bạn sẽ ở trong một hộ gia đình thông thường nhận những du học sinh nước ngoài và sống chung với họ. Homestay thường sẽ do nhà trường hoặc cũng có thể do công ty phân phối homestay đăng kí sắp xếp chỗ cho sinh viên.
Vì Homestay là hình thức cung cấp phòng ở và đồ ăn nên du học sinh sẽ trả tiền phí lưu trú, đó cũng là một nguồn thu nhập cho gia đình chủ nhà. Nói cách khác, Homestay cũng là một loại hình kinh doanh.
Khi bạn ở Homestay điều quan trọng là bạn phải nắm rõ và tôn trọng nếp sống của gia đình chủ nhà. Bạn và chủ nhà của bạn nên cố gắng hiểu nhau và sống thoải mái, giống như bạn tưởng tượng khi bạn đón những sinh viên người nước ngoài vào nhà bạn vậy.
Hãy chủ động và đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu bạn không hiểu điều gì, hãy cố gắng nhanh chóng hòa vào không khí gia đình họ. Giao tiếp là điều quan trọng nhất.
Đừng ngần ngại khi bạn không giỏi ngôn ngữ vì bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể, do đó cả hai bên hãy tích cực tương tác với nhau. Những rắc rối khi ở Homestay đều bắt đầu từ sự hiểu lầm. Vì tôi không sống ở khách sạn cho tôi sẽ có cuộc sống không thoải mái. Sẽ có những lúc bạn phải đối mặt với những bất tiện như lối sống và quan điểm khác nhau.
Tuy nhiên, sống với người nước ngoài sẽ mang lại tính quốc tế cho bạn chẳng hạn như có thể học tiếng Anh thông dụng và hiểu biết về văn hóa, thói quen khác nhau. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời mà bạn không thể trải nghiệm được trong một chuyến du lịch nước ngoài thông thường.
II. Về gia đình chủ nhà
Có rất nhiều mục đích tiếp nhận du học sinh, chẳng hạn như gia đình muốn tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài như một phần trong việc giáo dục con cái, gia đình muốn giao lưu với du học sinh vì họ có nhiều thời gian nghỉ hưu.
Vì vậy, có một số gia đình họ nhận du học sinh và trải qua thời gian cuối tuần cùng nhau, cũng có một số gia đình họ tiếp tục giữ mối quan hệ khô khan mà không can thiệp vào nhau nếu không thực sự cần thiết.
Có nhiều cấu trúc (kiểu) gia đình khác nhau. Do Tỉ lệ ly hôn ở nước ngoài cao và có nhiều gia đình đơn thân chỉ có cha hoặc mẹ. Ngoài ra, còn có những gia đình có trẻ em học ở trường hoặc nhà trẻ phụ giúp ba mẹ kiếm sống. Lại có những gia đình không có con và gia đình có con cái sống riêng, chỉ còn lại các cặp vợ chồng.
Nếu có một số gia đình homestay có ba thế hệ sống chung, thì cũng có những gia đình khác họ chỉ sống một mình. Nói chung, sẽ có những loại hình gia đình như vậy chào đón bạn.
Ngoài ra, những người nhập cư từ các quốc gia khác như người Mỹ, người Canada cũng có thể trở thành chủ nhà của bạn. Do đó, bạn có thể sử dụng những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh trong nhà.
Tuy nhiên, khi yêu cầu sắp xếp ở chung với người bản xứ, nếu bạn chỉ định rõ về chủng tộc hoặc loại hình gia đình bạn muốn ở khi yêu cầu sắp xếp chỗ, điều đó sẽ bị coi là phân biệt đối xử. Bạn nên hiểu rằng trong một quốc gia có nhiều người nhập cư, dù là người đó thuộc xuất thân nào thì họ cũng được sống như những cư dân ở quốc gia đó.
Ngoài ra, một người dù giỏi đến đâu cũng không tránh khỏi những rắc rối do sự khác biệt về thói quen và cách suy nghĩ. Hãy cố gắng giải quyết một cách êm đềm mà không để lại rắc rối lớn sẽ càng tốt.
Hãy nhớ rằng sinh viên sống ở Homestay không phải là khách hàng của chủ nhà. Đừng mong đợi quá nhiều về sự hiếu khách, như họ sẽ dẫn bạn đi đâu đó vào ngày cuối tuần hoặc yêu cầu họ đối xử đặc biệt.
III. Khi bạn đến gia đình người bản xứ
Sau khi giới thiệu bản thân và chào hỏi, hãy nhớ xác nhận lại các quy tắc khi bạn ở nhà họ. Những quy tắc ở Homestay sẽ khác nhau tùy vào từng gia đình.
Ví dụ, ăn tối lúc mấy giờ, trong trường hợp không ăn cơm tôi có thể liên lạc lúc mấy giờ, khi về trễ tôi phải liên lạc lúc mấy giờ, giờ giới nghiêm, khi nào tôi có thê sử dụng nhà tắm, tôi có thể giặt quần áo như thế nào?…
Nếu bạn không hiểu điều gì hãy hỏi, đừng ngại vì bạn không thể nói tiếng Anh. Nếu bạn cứ giữ nguyên thắc mắc đó mà không hỏi, điều đó sẽ là nguyên nhân gây ra những rắc rối cho sau này.
Sau khi mọi thứ đã ổn định, hãy nhờ họ chỉ đường đi đến trường của bạn. Trên thực tế, bạn hãy đến trạm xe bus gần nhất và kiểm tra bảng giờ, hướng xe chạy.
IV. Sống ở Homestay (nhà người bản xứ)
1. Phòng
Phòng mà bạn sử dụng sẽ có giường, bàn, tủ quần áo. Nếu bạn không có bàn làm việc trong phòng của mình, hãy hỏi nơi có thể sử dụng bàn. Giữ cho căn phòng của bạn luôn gọn gàng, ngăn nắp.
Ngoài ra, hãy nhớ dọn giường khi bạn rời khỏi phòng vào buổi sáng.
Có nhiều trường hợp, bạn sẽ được cấp một phòng riêng, nhưng cũng có thể bạn sẽ phải ở cùng với các du học sinh khác hoặc con cái trong gia đình họ. Trong trường hợp như vậy, hãy bàn bạc với nhau về việc dọn dẹp phòng, thời gian thức dậy và đi ngủ.
2. Ăn uống
Ngay cả trong bữa ăn, tùy vào hoàn cảnh từng gia đình mà bạn có thể sẽ phải phụ giúp một ít, hoặc cũng có trường hợp bạn sẽ không cùng ăn với chủ nhà. Đặc biệt là vào buổi sáng, gia đình nào cũng bận rộn nên hầu hết các bạn sẽ phải ăn sáng một mình.
Trong trường hợp bạn tự nấu ăn, hãy hỏi họ về việc sử dụng nguyên liệu nấu ăn như thế nào. Sau khi ăn xong hãy mang đồ ăn của mình vào nhà bếp và phụ giúp dọn dẹp càng nhiều càng tốt.
Việc ăn uống luôn là nguyên nhân hàng đầu khiến mọi người ở Homestay không hài lòng. So với Việt Nam, bữa ăn ở mọi quốc gia khác thường đơn giản hơn. Bữa sáng thường được chỉ có bánh mì, ngũ cốc, sữa, bữa tối thường là mì ống với khoai tây.
Trong một số trường hợp, do chủ nhà đi làm nên sẽ có nhiều thực phẩm đông lạnh và thức ăn thừa của ngày hôm trước. Bởi việc nhận du học sinh ở Homestay không có nghĩa là họ sẽ đãi bạn bữa ăn và cung cấp những thức ăn mà họ luôn ăn. Nếu đồ ăn không vừa miệng, hay bạn không thể ăn được hãy trao đổi với họ một cách chân thành.
Trong trường hợp bạn cảm thấy dù thế nào cũng không đủ đồ ăn, tốt nhất hãy tự mua những đồ mình thích, chia cho chủ nhà và nhờ cất vào tủ lạnh. Xin lưu ý rằng nhiều gia đình họ không muốn bạn mang thức ăn vào phòng ngủ.
Ngoài ra, họ cũng sẽ rất vui vẻ nếu bạn nấu các món ăn Việt Nam và thiết đãi họ. Hỏi trước mọi thành viên trong gia đình thích hoặc không thể ăn món gì và hỏi ngày giờ để chuẩn bị.
3. Giặt đồ
Việc giặt giũ cũng khác nhau tùy thuộc vào từng gia đình, chẳng hạn như có gia đình sẽ cho bạn giặt chung đồ với họ, hoặc bạn sẽ phải tự mình giặt riêng.
Trong trường hợp gia đình đó là căn hộ/chung cư, bạn có thể sử dụng máy giặt bằng đồng xu ở bên trong hoặc bên ngoài căn hộ. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu bạn tự mình giặt đồ, hãy nói cho họ biết về ngày giờ bạn giặt và thay vì giặt mỗi ngày bạn nên chia ra mỗi tuần giặt 1-2 lần. Ngoài ra bạn hãy xác nhận nơi bạn có thể phơi đồ.
Ở một số nơi,người ta cấm việc phơi đồ ở bên ngoài để giữ mỹ quan cho thành phố. Trong những trường hợp như vậy, sẽ có máy sấy đồ, nhưng hãy cẩn thận vì nó hoạt động khá mạnh và nếu quần áo mỏng sẽ dễ bị hỏng.
4. Bồn tắm/ vòi hoa sen/ nhà vệ sinh
Bạn sẽ cần chuẩn bị các vật dụng cá nhân của riêng mình như xà phòng, dầu gội đầu. Ngoài ra, nếu bạn có nhà tắm riêng, hãy nhớ mua giấy vệ sinh cho riêng mình.
Không trữ nước nóng trong bồn tắm mà nên tắm bằng vòi hoa sen càng nhiều càng tốt. Đôi khi sẽ có nhà tắm không có bồn tắm. Thông thường, bồn tắm được sử dụng chung với gia đình, vì vậy hãy lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng, chẳng hạn như lau sạch những giọt nước ở trên tường.
Ngoài ra, nhiều hệ thống sử dụng bồn chứa để chứa nước nóng, nếu bạn tắm lâu, nước nóng có thể hết khi người tiếp theo đang tắm giữa chừng. Vì điều này, khác với Việt Nam, thông thường bạn sẽ phải tắm từ 10-15 phút. Ngoài ra, ở một số quốc gia do thiếu nước, một lần tắm có thể bị giới hạn trong 5 phút hoặc ít hơn.
Đóng cửa phòng tắm khi sử dụng và mở ra khi bạn đã sử dụng xong. Hãy trao đổi và quyết định giờ sử dụng nhà tắm với chủ nhà và xác nhận lại với họ rằng bạn có thể sử dụng đến mấy giờ vào buổi tối.
Ngoài ra, đường ống của các nhà vệ sinh ở nước ngoài thường hẹp hơn so với Việt Nam. Do đó, nếu bạn có ý định sử dụng giấy vệ sinh của Việt Nam, hãy chú ý cẩn thận đường ống có thể bị tắc.
5. Điện thoại
Mỗi lần bạn sử dụng điện thoại hãy nói rõ với gia đình chủ nhà. Những cuộc gọi nội thành thường được miễn phí, nhưng cứ hãy xác nhận lại chắc chắn với chủ nhà nhé.
Đối với những cuộc gọi ngoại thành và cuộc gọi quốc tế, hãy sử dụng thẻ điện thoại để tránh tạo gánh nặng cho gia đình chủ nhà của bạn.
Ngoài ra, những cuộc gọi điện thoài dài thường bị cấm. Bạn không nên gọi điện sau 10 giờ tối.
6. Mạng internet
Phía chủ nhà người bản xứ không có nghĩa vụ phải cung cấp internet cho bạn.
Vì vậy, khả năng sử dụng mạng internet sẽ khác nhau tùy vào tình trạng sử dụng của gia đình đó, có trường hợp không có sẵn mạng để sử dụng và cũng có trường hợp bạn có thể sử dụng nó không giới hạn (thoải mái), dù nói là có thể sử dụng nhưng bạn nên trả thêm khoản tiền internet riêng cho chủ nhà.
Trong trường hợp không có sẵn internet để sử dụng, cũng có nhiều cách mua và sử dụng như là sử dụng wifi của nhà trường hoặc nơi công cộng, hoặc mua cục wifi bỏ túi sử dụng tại chỗ.
7. Thuốc lá
Nhìn chung, nhiều họ gia đình họ sẽ cấm hút thuốc. Dù bạn có điền vào đơn đăng ký câu trả lời “có” ở phần câu hỏi hút thuốc, không có nghĩa bạn có thể hút thuốc ở bất cứ đâu tại gia đình bạn đnag ở.
Một số gia đình sẽ cho phép bạn hút ở bên ngoài nhà. Ngoài ra, một số nơi cấm hút thuốc ngay bên trong phòng riêng bạn ở. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn biết nơi có thể hút thuốc và, khi hút thuốc hãy xin phép chủ nhà trước khi hút
8. Chi phí thanh toán ngoài tiền ăn ở
Nếu bạn đi chơi, mua sắm, xem phim, công viên giải trí, hòa nhạc… cùng gia đình chủ nhà, bạn phải tự mình trả tiền cho phần của mình.
Dù là bạn ăn tối cùng gia đình chủ nhà hay cùng đi ăn ngoài, hãy nhớ trả tiền phần của mình cho bữa ăn. Nếu bạn được gia đình họ chiêu đãi, đừng quên nói lời cảm ơn.
9. Liên hệ khi đi ra ngoài
Khi bạn đi ra ngoài, hãy nói cho gia đình họ biết bạn đi đâu và khi nào bạn về để họ không phải lo lắng. Ngoài ra, cũng hãy nhớ liện lạc với họ khi bạn về nhà trễ hoặc khi bạn không về nhà.
Nếu bạn không được cho phép về trễ, nó có thể là một rắc rối lớn. Nếu bạn không có lí do đặc biệt, hãy tránh việc về trễ và cố gắng không đi ăn tối muộn.
Có những trường hợp như buổi tối bạn trở về nhà trễ và không kịp giờ ăn tối, bạn nghĩ bạn không cần ăn tối hoặc không chuẩn vị bữa ăn tối. Trong những trường hợp dù về trễ bạn vẫn muốn ăn tối, hãy cho gia đình biết rõ ràng.
10. Khi mời bạn bè về nhà
Trước khi mời bạn bè về nhà hãy xin phép ý kiến gia đình chủ nhà trước.
Hãy giới thiệu bạn bè của bạn với chủ nhà và dù đó là người Việt cũng hãy nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh hoặc tiếng bản xứ. Ngoài ra, hãy hạn chế mời bạn bè đến nhà vào thời gian ăn cơm.
V. Những điều cần chú ý
1. Tự bản thân mình làm việc
Tối thiểu bạn nên làm những công việc như dọn dẹp phòng của bạn. Ngoài ra, hãy sẵn sàng giúp gia đình chuẩn bị bữa ăn và dọn dẹp sau khi ăn xong.
2. Tôn trọng quyền riêng tư
Có nhiều gia đình có hoàn cảnh khác nhau, chẳng hạn như một cặp vợ chồng tái hôn và con họ là con riêng. Do đó, đừng nói hoặc hỏi sâu vào vấn đề đó.
3. Tôn trọng tôn giáo của gia đình
Tùy vào tôn giáo mà sẽ có những nghi lễ khác nhau trong một phần của cuộc sống.
Bạn không nhất thiết phải tham dự các buổi lẽ hoặc đến nhà thờ cùng họ, nhưng hãy tôn trọng đời sống tôn giáo của gia đình và tránh quấy rầy họ.
4. Không nhốt mình trong phòng
Ngày cả khi bạn có phòng riêng bạn cũng không nên nhốt mình ở trong phòng mà hãy ra ngoài nói chuyện (sum họp) với gia đình chủ nhà. Cho dù bạn ở trong phòng, nếu hoàn cảnh cho phép hãy mở cửa và giữ liên lạc với họ.
Ngoài ra, nếu bạn gặp hàng xóm hãy chào hỏi một cách tích cực. Việc phớt lờ hoặc nhìn đi chỗ khác sẽ tạo cảm giác khó chịu cho đối phương.
VI. Gợi ý để bạn có thể sống thoải mái
1. Quà lưu niệm từ Việt Nam
Không bắt buộc bạn phải tặng quà lưu niệm nhưng những món quà lưu niệm nhỏ vẫn được dùng để đánh giá tốt con người bạn trong mắt người bản xứ. Không cần phải mua những thứ đồ quá mắc tiền, chỉ cần bất cứ thứ gì mà bạn cảm thấy thoải mái là được. Dù là đồ handmade (đồ thủ công bằng tay) cũng sẽ được đánh giá cao.
Trong đó, vì nhiều gia đình Homestay nhận rất nhiều sinh viên Việt, nên họ có khá nhiều đồ Việt. Ngược lại, cũng có nơi lần đầu tiên nhận du học sinh Việt Nam.
Ví dụ như có thể là các loại bánh quy và sô-cô-la đựng trong hộp sắt khá đẹp, sách dạy nấu ăn Việt Nam có giải thích bằng tiếng Anh hoặc sách ảnh tiếng Việt.
2. Nói chuyện với gia đình
Một số người khá khó khăn trong việc nói chuyện với họ, nhưng mọi thứ của bản thân hoặc môi trường xung quanh đề ổn. Ví dụ như sở thích, gia đình của bản thân, bạn bè, trường học, thành phố họ đang sống, phong cách sống. Mọi thứ của họ đều ổn.
Bạn cũng nên mang theo một cuốn mini-album với những bức ảnh của bản thân và gia đình. Nếu bạn đưa ra một bức tranh và nói về nó, bạn có thể bù đắp cho việc thiếu kỹ năng ngôn ngữ và đó sẽ là một cuộc nói chuyện thú vị.
Một số gia đình chủ nhà họ quan tâm đến Việt Nam, do đó bạn có thể được hỏi nhiều câu hỏi khác nhau về Việt Nam. Tuy nhiên cũng sẽ có nhiều câu hỏi mà ngay cả người Việt cũng không biết về xã hội và văn hóa Việt Nam. Nếu bạn nghiên cứu trước và chuẩn bị giải thích bằng tiếng Anh, bạn có thể tương tác với gia đình họ nhiều hơn.
Ngoài ra, hãy nhớ nói “Chào buổi sáng”, “chúc ngủ ngon”, “cảm ơn”. Và đừng quên nói “xin phép” khi yêu cầu điều gì đó.
3. Giúp đỡ
Hãy học hỏi những cách làm của từng gia đình và giúp đỡ họ như chuẩn bị bữa ăn, bày biện bàn tiệc, dọn dẹp… Nếu có thể giúp đỡ, bạn sẽ có nhiều cơ hội đề nói chuyện với gia đình họ. Ngoài ra nếu bạn không đủ khả năng để giúp đỡ họ hãy nói rõ lí do như “Hôm nay tôi không thể phụ giúp mọi người được. Thực sự xin lỗi mọi người”.
Ngược lại, một số chủ nhà có thể nói rằng bạn không cần phải giúp họ dọn dẹp sau bữa ăn. Trong trường hợp đó, bạn không nên nói “để tôi giúp bạn” nhiều lần, mà hãy ngoan ngoãn nghe theo họ.
4. Cảm ơn họ sau khi trở về Việt Nam
Khi bạn trở về hãy điện thoại cho họ biết rằng bạn đã đến nơi an toàn và gửi thư cảm ơn họ một lần nữa. Thỉnh thoảng hãy viết thư, gửi thiệp Giáng sinh để lâu lâu vẫn có thể giữ liên lạc với họ.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 909
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.