「おk」「うp」là ngôn ngữ đánh máy! Tiếng Nhật sẽ thay đổi như thế nào từ giờ về sau?

Uchikotoba

「kwsk」「おこ」「りょ」… là những từ viết tắt mà chúng ta thường nhìn thấy trên Internet. Chẳng phải là cũng có nhiều trường hợp mọi người sử dụng các từ như 「おこ」「りょ」khi nhắn tin với bạn qua mail hoặc SNS sao? Cục văn hóa Nhật Bản đã gọi những cách dùng từ tiêu biểu trên Internet như thế này là “Uchikotoba” (Ngôn ngữ đánh máy) và chúng đã trở thành chủ đề được bàn luận. Tại sao Cục văn hóa không gọi những từ này là “Ngôn ngữ viết” hay “Ngôn ngữ nói” mà phải cất công tạo ra một cách gọi mới cho chúng?
Sau đây là tóm tắt nội dung của bài viết lần này
1. Cục văn hóa Nhật Bản quyết định gọi 「おk」「うp」là “Ngôn ngữ đánh máy”.
2. Trong tiếng Nhật có những từ đã bị thay đổi cách sử dụng theo thời đại.
3. Nếu bạn muốn nghiên cứu về sự biến đổi của ngôn ngữ thì hãy thử học về lịch sử của ngôn ngữ.

1. Ngôn ngữ đánh máy (Uchikotoba) là gì? Cục văn hóa Nhật Bản đề ra danh mục mới gọi là “Ngôn ngữ đánh máy”

Vào tháng 3 năm 2018, Cục văn hóa đã gọi những cách diễn đạt thường được sử dụng trên Internet, SNS như 「おk」「うp」là “Ngôn ngữ đánh máy (Uchikotoba)”. Xét theo nghĩa “viết các ký tự” thì những từ như trên được xem là “ngôn ngữ viết”. Tuy nhiên, vì lượng thông tin được trao đổi trong mỗi lần liên lạc ít nên từ này cũng bao hàm nhiều yếu tố của “ngôn ngữ nói”. Vậy tại sao Cục văn hóa lại phải cất công tạo ra một danh mục gọi là “ngôn ngữ đánh máy”.
「おk」「うp」là những ký hiệu xuất hiện khi chúng ta gõ từ “OK”, “UP” bằng bàn phím máy tính mà vẫn giữ nguyên chế độ nhập tiếng Nhật. Có thể nói rằng đây là những từ ngữ được sinh ra nhờ sự phổ biến rộng rãi của máy tính vì chúng không hề tồn tại trong khoảng thời gian không có máy tính trước đó. Có lẽ vì đây là những từ được sinh ra từ bối cảnh mới nên Cục văn hóa nghĩ rằng họ cần phải phân loại nó với ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Từ ngữ và cách thức giao tiếp sẽ biến đổi cùng với sự thay đổi của xã hội và dòng chảy thời gian. Trong bài viết này, hãy thử nhìn lại xem tiếng Nhật đã có sự thay đổi như thế nào trong quá khứ.

May Tinh Pho Bien Rong Rai

2. Có gì khác nhau trong cách sử dụng ~かしら giữa xưa và nay?

Trong tiếng Nhật có những từ có cách sử dụng khác nhau giữa xưa và nay. Ví dụ như 「~かしら?」 là một từ được nữ giới sử dụng khi hỏi về thứ gì đó một cách tao nhã.
Từ ~かしら này có gốc từ かしらん. Nếu bạn tưởng tượng ra dáng vẻ một người nào đó đang nói rằng あら、そうかしらん?(Ái chà, ra là thế à?), có vẻ như bạn sẽ vô tình nghĩ đến hình ảnh một người phụ nữ đang uốn éo thân mình. Tuy nhiên, dường như ngày xưa, không chỉ phụ nữ mà ngay cả đàn ông cũng thường xuyên sử dụng cụm từ này.
Từ かしらん vốn bắt nguồn từ cụm か知らぬ. Nói cách khác, từ này có nghĩa là “Tôi không biết/không rõ là có … hay không?”. Nếu nói rằng 今日は水曜日かしらん thì nó có nghĩa là “Tôi không biết hôm nay có phải là thứ 4 hay không?” Người ta cho rằng, cụm từ かしらぬ này đã thay đổi theo dòng chảy của thời đại và trở thành かしらん.

3. Ngôn ngữ có tính chất “biến đổi cùng với dòng chảy của thời đại”

Như vậy, ngôn ngữ có tính chất biến đổi đa dạng theo dòng chảy của thời đại. Ngôn ngữ sẽ phát triển thành kiểu dễ nói, dễ trò chuyện hơn và nó cũng sẽ thay đổi sao cho phù hợp với sự thay đổi của thời đại.
Hàng chục năm về trước, nhiều học sinh cấp ba đã liên lạc với nhau thông qua máy nhắn tin. Mặc dù ở hiện tại chúng ta hầu như không còn bắt gặp người sử dụng nó nữa và đã xuât hiện những thiết bị thay thế nó như máy tính, điện thoại thông minh. Bình thường, mọi người sẽ nói cụm từ “điện thoại thông minh” chứ không sử dụng từ “máy nhắn tin” nữa. Đó là bởi vì bản thân chiếc máy nhắn tin đã xóa đi hình bóng của mình ra khỏi cuộc sống của người Nhật ngày nay. Hiện tượng cái mới ra đời, cái cũ mất đi cũng là một hiện tượng trong ngôn ngữ.
Bộ môn nghiên cứu về sự biến đổi của ngôn ngữ như trên gọi là ngôn ngữ học. Những người có hứng thú với các chủ đề như “Ngôn ngữ bị biến đổi vì lý do gì?” “Từ giờ về sau tiếng Nhật sẽ thay đổi như thế nào?” nghĩ sao nếu thử theo ngành ngôn ngữ học. Đặc biệt là ngành lịch sử ngôn ngữ nhỉ? Nếu bạn có thể nhìn lướt qua thế giới ngôn ngữ sâu thẳm, có lẽ bạn sẽ hiểu thêm được nhiều điều từ đó đấy.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:

Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết

Email: [email protected]
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

4.8 / 5. Lượt đánh giá: 612

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.