Đối với những người nhút nhát, họ sẽ khó khăn khi nói chuyện với ai đó lần đầu tiên tại nơi làm thêm hoặc ở trường học. Bạn sẽ có những suy nghĩ như “tôi căng thằng và không thể nói chuyện với những người mà tôi gặp lần đầu tiên” và “Tôi nghĩ mọi người đang theo dõi tôi và tôi không thể phát ra tiếng nói.” Vậy làm thế nào chúng ta có thể vượt qua sự nhút nhát? Hãy cũng IFK tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Có 4 kiểu nhút nhát
Tính cách nhút nhát là tình trạng bạn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi khi nói chuyện với người mà bạn gặp lần đầu tiên hoặc trước nhiều người. Thường thì mọi người gọi chung là “nhút nhát (nhát)”, nhưng tùy theo từng hoàn cảnh mà bạn gặp khó khăn thì có thể chia thành 4 loại như sau:
・ Sợ ánh mắt người khác
・ Mất tự tin
・Không muốn bản thân thua người khác
・ Không hòa đồng.
Cùng tìm hiểu xem bạn thuộc loại nhút nhát nào, đặc điểm của từng loại và tiến gần hơn đến việc khắc phục chúng nhé.
1. Tính sợ ánh mắt người khác
Đây là kiểu khiến bạn sợ hãi và lo lắng khi cảm nhận được ánh nhìn của một người nào đó. Bạn không giỏi trong việc quan sát người khác cũng nhưng sợ việc bị người khác nhìn, và bạn cũng không biết phải đặt ánh mắt của mình ở đâu. Hơn nữa, trong tình huống nhiều người bạn có thể cảm nhận được ánh mắt của họ và trở nên rụt rè. Có vẻ như nhiều người cảm thấy rằng họ gặp khó khăn khi tham gia vào các cuộc trò chuyện với một số lượng lớn người hoặc nhóm.
Đặc điểm nhận dạng
・ Bạn không thể nói chuyện bằng cách nhìn vào mắt và khuôn mặt của mọi người
・ Bạn không thể nói chuyện khi nghĩ rằng mọi người đang theo dõi mình
・ Khi tự giới thiệu / thuyết trình, nhiều con mắt đang tập trung vào bạn thì càng bị sợ hơn.
Nguyên nhân và cách khắc phục
Vì nỗi sợ của bạn là sợ ánh nhìn của người khác, nên hãy cố gắng tập trung cảm xúc vào cuộc nói chuyện để không để ý đến ánh mắt của mọi người . Ngoài ra, lo lắng khi xuất hiện trước người khác, đám đông cũng có nghĩa là bạn đang rất hồi hộp. Sự lo lắng khi chơi thể thao và trước khi thuyết trình cũng là 1 ví dụ của sự căng thẳng tăng lên. Căng thẳng là điều hiển nhiên trong mọi tình huống. Có thể bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một chút nếu bạn hiểu rằng “không sao cả khi lo lắng vì ở trước mặt rất nhiều người” và “Ok, mình đang cảm thấy hồi hộp”.
2. Tính mất tự tin
Đây là kiểu người luôn lo lắng về suy nghĩ của người khác, chẳng hạn như “mọi người nhìn nhận mình như thế nào” và “lời nói của mình như thế nào”, và là kiểu người không thể nói lên suy nghĩ của mình 1 cách rõ ràng. Bạn gặp khó khăn khi giao tiếp với các suy nghĩ như “Sẽ không kì cục nếu tôi nói điều gì đó như thế này?” “Nếu tôi im lặng thì tôi là người tồi tệ nhỉ”. Và khi cuộc trò chuyện kết thúc, bạn sẽ có xu hướng nghĩ rằng “Đáng lẽ tôi đã làm được” hoặc “Tôi đã thất bại”, và điều này rất dễ xảy ra đối với những người không tự tin vào bản thân và không có ý thức khẳng định bản thân.
Đặc điểm nhận dạng
・ Bạn luôn lo lắng về cách đánh giá nhận xét và hành động của mình.
・ Đôi khi bạn sợ rằng cuộc trò chuyện sẽ bị gián đoạn hay do bạn nói quá nhiều
・Dễ bị tổn thương
Nguyên nhân và cách khắc phục
Nếu bạn lo lắng về suy nghĩ và đánh giá của người khác, hãy dựa vào sự ủng hộ của những người quan tâm và hòa đồng trong nhóm của bạn. Trước khi bạn nghĩ rằng “Tôi thật nhàm chán”, hãy không ngần ngại thử thực hiện các hành động chẳng hạn như đi theo ai đó khi bạn được gọi, tham gia vào một cuộc trò chuyện, bạn sẽ có thể làm quen với người khác một cách bất ngờ . Bạn có thể giữ sự xung đột trong suy nghĩ và điểm yếu của bạn là “Tôi thật nhàm chán”, điều quan trọng là phải làm quen với mọi người trước.
3. Tính sợ thua người khác
Giống như “Mất tự tin”, bạn là kiểu người lo lắng về suy nghĩ của bản thân, nhưng cũng có những người nhút nhát lo lắng về suy nghĩ của người khác, chẳng hạn như sợ bị nói rằng “Bạn ấy bị 0 điểm” và “Bạn ấy là người bạn không tốt ”. Vì sợ xấu hổ, bạn đặt một hàng rào đề phòng do bạn quá sợ và để tránh làm tổn thương lòng tự trọng của mình. Điều này thường thấy ở những người có lòng tự ái mạnh mẽ và ghét thua cuộc, và những người vô tình đưa ra ưu thế hoặc thấp kém hơn hoặc chỉ điểm cho người khác.
Đặc điểm nhận dạng
・ Những người có lòng kiêu hãnh cao và ghét thua cuộc
・Bạn sợ bị tổn thương hoặc xấu hổ, bạn sẽ nói sau khi lắng nghe ý kiến của mọi người.
・ Bạn có xu hướng sống ảo trên internet.
Nguyên nhân và cách khắc phục
Nếu bạn là người vô tình, thích đánh giá người khác vượt trội hay thấp kém, trước hết hãy ý thức rằng mối quan hệ giữa người với người và giao tiếp không phải là sự hơn thua. Ngoài ra, bạn luôn nghĩ rằng người khác đang đánh giá bạn, nhưng thực tế là, chỉ có bản thân người đó mới tự định giá được chính mình. Vậy nên, nếu bạn ý thức được việc bạn đang “ganh đua ai đẳng cấp hơn”, “ra vẻ ta đây”, “chấm điểm người khác” và biết đây là nguyên nhân khiến bạn đau khổ thì các mối quan hệ của bạn sẽ trở nên tốt hơn hơn rất nhiều.
4. Tính khó hòa đồng
Trước một nhóm hoặc một số đông người, bạn có thể nói chuyện mà không bị căng thẳng, và mặc dù có thể nói chuyện trôi chảy nhưng bạn rất ngại gặp gỡ hoặc thân mật với nhau. Bạn có thể xây dựng những mối quan hệ và tình bạn hời hợt, nhưng càng thân thiết bao nhiêu thì bạn lại càng xa cách bấy nhiêu. Thoạt nhìn thì có vẻ không có vấn đề gì nhưng trong lòng lại nảy sinh mâu thuẫn vì bạn muốn xây dựng mối quan hệ bền chặt, muốn có một người bạn có thể mở lòng.
Đặc điểm nhận dạng
・ Những người giỏi đàm thoại theo nhóm và đông người
・Cảm thấy miễn cưỡng khi gặp mặt hai người
・ Bạn thích nói chuyện đùa cợt, nhưng không giỏi nói chuyện nghiêm túc.
Nguyên nhân và cách khắc phục
Lý do khiến bạn lo lắng về việc không thể xây dựng các mối quan hệ thân mật thường liên quan đến ” tổn thương” trong quá khứ. Bạn cảm thấy tốt hơn bằng cách nhìn lại và sắp xếp những kinh nghiệm trong quá khứ của bạn. Việc tạo 1 khoảng cách vừa phải với đối phương để bạn không bị tổn thương cũng là một cách để duy trì mối quan hệ với họ. Hãy kiên nhẫn, chờ đợi thời gian mở lòng bởi những mối quan hệ lâu dài, cả những mối quan hệ ngoài mặt lẫn những mối quan hệ không thân thiết. “Thú nhận và chia sẻ cảm xúc” không phải là cách duy nhất. Bạn nên cảm thấy yên bình khi nghĩ về khoảng cách giữa bạn với mọi người và trái tim của họ.
Tổng kết
Lần đầu tới 1 địa điểm mới hay gặp một người mới đều căng thẳng. Thậm chí, bạn còn căng thẳng đến mức bạn không thể nói chuyện trước nhiều người và mắc sai lầm trong giao tiếp. Hãy suy nghĩ tích cực rằng “hồi hộp là điều đương nhiên” và “dù bạn mắc sai lầm thì bạn cũng đã có thêm điểm kinh nghiệm”. Điều quan trọng nhất là phải hành động. Con người có đặc điểm là thích làm quen với mọi thứ. Thông qua việc thử và sai lầm, bạn sẽ quen với sự căng thẳng và có thể chấp nhận những sai lầm của mình. Nghe thì có vẻ giống như một con đường vòng, nhưng thực tế đây có thể là một con đường tắt để vượt qua sự nhút nhát.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 233
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.