Tại sao lại có phương ngữ dù trong cùng một nước Nhật?

Tai Sao Lai Co Phuong Ngu Du Trong Cung Mot Nuoc Nhat

Người ta cho rằng có 2 lý do lớn hình thành nên phương ngữ

Đầu tiên, những từ mới được sinh ra tại những đô thị (hoặc tại những nơi là trung tâm văn hóa của khu vực đó) sẽ được lan rộng đến các địa phương. Dù cho từ đó không còn được sử dụng tại các đô thị đi nữa thì có khi nó vẫn còn sót lại ở các địa phương. Ngày xưa, giao thông không được thuận tiện giống bây giờ. Bên cạnh đó, còn một điểm quan trọng nữa, đó là việc đi lại vào thời xưa cũng không được tự do giống như hiện tại. Một hình thức truyền bá để từ ngữ trở nên phổ biến như thế này giống như mối quan hệ giữa hòn đá được ném xuống mặt nước và những gợn sóng mà nó tạo ra. 

Nhung Gon Song

Nếu một từ mới được hình thành tại các đô thị, nó sẽ lan ra những khu vực xung quanh với tốc độ khoảng từ 600m – 1km/năm. Nếu tính như thế, sẽ mất khoảng 300 – 500 năm để một từ mới được sinh ra ở Kyoto được truyền đến nơi cách nó 300km. Dĩ nhiên là, trong khoảng thời gian mà từ đó được lan truyền thì ở các đô thị lại có những từ mới khác được sinh ra và đó là lý do phương ngữ vẫn còn sót lại ở những vòng tròn đồng tâm có tâm là các đô thị. Chẳng hạn như, cùng một từ được phân bố tại tỉnh Kagoshima và tỉnh Aomori. Người ta thường lấy phương ngữ của vùng Ryukyu làm ví dụ cho việc những từ cũ vẫn còn sót lại như đã nói ở trên.

Vong Tron Dong Tam

Vì giao thông thời xưa không thuận tiện như bây giờ nên mỗi một khu vực đã trở thành một “quốc gia”

Những từ ngữ thú vị và những từ ngữ thuận tiện đã được tạo ra một cách độc đáo theo từng vùng đất. Trong hoàn cảnh những thông tin mới từ bên ngoài khó thâm nhập vào, giả sử, nếu có ai đó tạo ra những cách nói thú vị, thuận tiện thì những cách nói đó sẽ chỉ lan rộng trong khu vực của họ và kết quả là khu vực đó thường có những từ khác biệt so với các “nước” bên cạnh. Cho đến tận bây giờ, mặc dù những từ ngữ thịnh hành vẫn tiếp tục được sinh ra nhưng nếu chúng xuất hiện trong thời đại không có tivi, radio…giống như bây giờ thì những từ ngữ đó hoàn toàn có thể trở thành những từ chỉ hiểu được trong một khu vực giới hạn.

Hai lý do trên được cho là nguyên nhân hình thành nên phương ngữ. Ngoài ra, hình như cũng có giả thuyết cho rằng người ta tạo ra những từ ngữ khó hiểu để dễ thăm dò những bí mật và con người ở quốc gia khác. Tuy nhiên, đây là một giả thuyết không có tính xác thực. Dù vậy, do có rất nhiều yếu tố đan xen với nhau nên khó mà nói được lý do tại sao phương ngữ lại xuất hiện chỉ trong một lời và có lẽ đây vẫn còn là một câu đố lớn cho đến hiện tại.

Có 16 loại phương ngữ ở Nhật Bản

Hiện nay, phương ngữ của Nhật Bản đang được phân chia như thế nào? Cũng có một số trường hợp, người ta phân chia các phương ngữ dựa trên sự phân chia các đơn vị hành chính hiện tại, Mặt khác, cũng có trường hợp người ta phân chia dựa theo các đất nước ở thời xưa hoặc phân chia dựa trên đặc điểm tự nhiên như sông, núi… nên khó mà quyết định được đâu là ranh giới phân chia chính xác. Khi đếm số lượng phương ngữ thì phương án “Phân chia ngôn ngữ” (1953) của Tojo Misao là phương án phù hợp và được xem như là phương án tiêu chuẩn nhất. Trong phương án phân chia này, phương ngữ chủ yếu được phân chia dựa trên ngữ pháp, những đặc trưng về mặt âm thanh. Với cách phân chia này, nếu chia phương ngữ thành những phần lớn thì phương ngữ Nhật Bản có thể được chia làm 2 loại là “phương ngữ Hondo” và “phương ngữ Ryukyu”. Người ta còn có thể chia nhỏ chúng thành 4 loại sau, bao gồm “phương ngữ phía Đông”, “phương ngữ phía Tây”, “phương ngữ Kyushu” và “phương ngữ Ryukyu”. Nếu chia nhỏ hơn nữa thì có vẻ như cuối cùng, Nhật Bản sẽ có 16 loại phương ngữ.

Tổng kết

Trong bài viết lần này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn về phương ngữ của Nhật Bản. Bạn cảm thấy thế nào về bài viết lần này của chúng tôi? Chắc hẳn là cũng còn nhiều người không biết rằng phương ngữ không chỉ có ở Nhật Bản mà nó còn tồn tại ở các quốc gia khác trên thế giới. Và có lẽ, sẽ rất thú vị nếu các bạn thử tìm hiểu xem nơi mà mình sinh sống có các phương ngữ như thế nào đấy.

 

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:

Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết

Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

4.8 / 5. Lượt đánh giá: 346

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Mail:

info@translationifk.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.