VĂN HÓA ĂN UỐNG CỦA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Việt Nam và Hàn Quốc đều cùng là những nước ở phương Đông, đồng thời chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Nho giáo từ xa xưa. Vì thế, cho đến hiện tại văn hóa cả hai nước cũng có những nét tương đồng với nhau. Bởi lẽ, vì những nét văn hóa tương tự như thế mà mối quan hệ của hai nước ngày càng gắn kết hơn và tình cảm của Việt Nam dành cho Hàn Quốc cũng đặc biệt hơn và ngược lại.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa lễ nghĩa ăn uống của Việt Nam và Hàn Quốc nhé!

VĂN HÓA ĂN UỐNG CỦA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC GIỐNG VÀ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Điểm tương đồng

Việt Nam và Hàn Quốc cùng thuộc khu vực Đông Á nên có nhiều điểm chung trong các nghi lễ ăn uống truyền thống.
Điểm chung đầu tiên là ăn uống phải có tôn ti trật tự, có trên có dưới, người bắt đầu dùng bữa phải từ người lớn mới đến trẻ em.
Cơm là thức ăn chính được cho vào từng bát riêng, các món ăn phụ được cho vào bát chung và chia ra ăn cùng với nhau.
Công cụ ăn uống chính là đũa và muỗng, lịch sử và quy tắc sử dụng chúng đã có từ rất lâu đời.

Điểm khác biệt

Bên cạnh những điểm chung, giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng có những điểm khác nhau trong văn hóa ăn uống.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những điểm khác nhau này nhé!

Gạo

SỰ KHÁC NHAU CỦA GẠO VIỆT NAM VÀ HÀN QUÔC

Tuy gọi chung là “gạo” nhưng tùy theo từng vùng đất và khí hậu mà hình dạng cũng như hương vị sẽ khác nhau.
Nếu bạn đến nhà hàng chuyên về ẩm thực Đông Nam Á hay đi du lịch ở các nước Đông Nam Á thì có lẽ bạn sẽ thấy gạo ở nơi đây thon dài và thơm, còn gạo Hàn Quốc sẽ tròn hơn.
Ngoại trừ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Ý thì hầu như không có quốc gia nào sử dụng loại gạo tròn, 90% sản lượng gạo trên toàn thế giới là loại gạo thon và dài.
Như đã nói ở trên, gạo indica không có độ dẻo nên khi nấu lên độ ẩm sẽ bay đi mất, vì thế khó có thể thưởng thức được hương vị của nó.

Muỗng

SỰ KHÁC NHAU GIỮA MUỐNG VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Người Việt Nam, thường chỉ dùng đũa trong bữa ăn. Khi ăn cơm, người Việt Nam sẽ cầm chén lên trên tay, để chén gần miệng và ăn bằng đũa. Đối với canh cũng cho vào chén và ăn bằng đũa. Muỗng đôi khi được sử dụng để cho trẻ em ăn cơm hoặc khi ăn súp nhưng ít khi sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Có khi trên bàn ăn cũng không hề có muỗng.
Vì vậy, muỗng ở Việt Nam không được sử dụng nhiều và có độ dài tương đối ngắn.
Ngược lại, theo phép tắt ăn uống truyền thống ở Hàn Quốc, khi ăn cơm không được cầm chén cơm hay canh lên ăn. Đồng thời, họ còn sử dụng muỗng để nấu ăn, còn đũa thì dùng khi ăn những món ăn phụ.

Món tráng miệng

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÓN TRÁNG MIỆNG CỦA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc cũng có bữa tráng miệng với trái cây hoặc đồ ăn nhẹ sau bữa ăn. Người Việt Nam thường sẽ ăn những loại trái cây có vị chua như xoài, cóc, ổi,…và chấm với muối hoặc những loại muối được chế biến đặc biệt. Ngược lai, ở Hàn Quốc thường chỉ ăn trái cây không như dâu, chuối, táo,…

Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 453

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.