Để trở thành ứng viên sáng giá cho một vị trí đang tuyển dụng tại các doanh nghiệp và công ty lớn ở Nhật Bản, ngoài kiến thức chuyên ngành, bạn cũng cần phải có những loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến ngành nghề để phục vụ cho công việc. Và những bằng cấp, chứng chỉ này sẽ là một lợi thế lớn cho bạn trong quá trình sàng lọc ứng tuyển. Tại các công ty hoặc doanh nghiệp nổi tiếng, một vị trí đang tuyển dụng sẽ có khoảng hàng chục, thậm chí hàng trăm ứng viên nộp đơn ứng tuyển với kiến thức chuyên ngành, trình độ học vấn tương đương nhau, thỏa mãn đủ điều kiện ứng tuyển. Vậy, loại bằng cấp và chứng chỉ chuyên ngành nào có thể làm hồ sơ của mình nổi bật hơn các ứng viên khác? Hãy cùng IFK tìm hiểu nhé!
I. Các bằng cấp, chứng chỉ phổ biến khi xin việc cho mọi ngành nghề ở công ty Nhật
Ngoại trừ những bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến chuyên ngành thì những loại bằng cấp, chứng chỉ sau đây rất phổ biến và có thể sử dụng trong mọi ngành nghề:
1. Chứng chỉ ngoại ngữ TOEIC (TOEIC など語学系の資格)
Chứng chỉ TOEIC được đánh giá như một tài liệu đánh giá các kỹ năng của ứng viên, vì vậy bạn nên tham gia thi và lấy bằng để đánh giá trình độ tiếng Anh của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về điểm số của mình. Đạt mức 600 điểm trở lên được đánh giá là hữu ích cho việc kinh doanh và 700 điểm trở lên là bắt buộc đối với các công ty có liên kết với nước ngoài.
2. Bằng lái xe (普通自動車免許)
Hãy nhớ ghi vào hồ sơ xin việc bằng lái xe của bạn (nếu có). Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, một vị trí thường xuyên phải đi lại để phục vụ công việc, thì bằng lái xe là bằng cấp không thể thiếu. Tuy nhiên, ngay cả trong những ngành không liên quan đến việc lái xe, bạn vẫn có thể có nhu cầu lái xe trong những tình huống bất ngờ.
3. Chứng chỉ tin học MOS (MOS などパソコン系の認定資格)
Các chứng chỉ liên quan đến tin học văn phòng như MOS (Microsoft Office Specialist) nên được liệt kê trong hồ sơ xin việc ngay cả khi nó không liên quan trực tiếp đến ngành nghề bạn ứng tuyển. Không quá lời khi nói rằng hiện nay, số ngành nghề không sử dụng tin học, công nghệ thông tin đang giảm dần. Vì thế, chứng chỉ tin học MOS là một trong những bằng cấp, chứng chỉ quan trọng mà ứng viên nên sở hữu.
II. Các bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành cần thiết khi xin việc ở công ty Nhật
Để hồ sơ của mình nổi bật hơn các ứng viên khác, ngoài các chứng chỉ phổ biến ai cũng có thể đạt được, thì việc sở hữu bằng cấp chứng chỉ chuyên ngành liên quan đến công việc sẽ là một lợi thế lớn khi đi xin việc. Dưới đây là một số chứng chỉ chuyên ngành có giá trị cao:
1. Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính FP
(ファイナンシャル・プランナー Financial Planner)
Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính là loại chứng chỉ chứng minh kiến thức của bạn về những việc liên quan đến tiền bạc. Các công việc cần sử dụng chứng chỉ này gồm: quản lý tài sản, bảo hiểm, các dịch vụ tư vấn để đầu tư và bán sản phẩm tài chính,…
Chứng chỉ này có 3 cấp độ, cấp độ 1 đến cấp độ 3. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia học cấp độ 3. Cấp độ 2 áp dụng đối với người đã vượt qua kỳ thi sát hạch kỹ năng cấp độ 3 và người có trên hai năm kinh nghiệm làm những công việc liên quan đến FP. Cấp độ 1 dành cho người đã đạt trình độ 2 và yêu cầu ít nhất năm năm kinh nghiệm làm công tác FP.
Độ khó | Cấp độ 1: ●●●●○ |
Thời gian thi | Tháng 1, 5, 9 hằng năm |
Nội dung thi | Cấp độ 1: bài kiểm tra cấp độ 1 là một dạng phỏng vấn, đa phần từ lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực thừa kế / kế thừa kinh doanh |
2. Chứng chỉ kỹ năng nghiệp vụ thương mại
(貿易実務検定 – Boeki Jitsumu Kentei)
Chứng chỉ kỹ năng nghiệp vụ thương mại là một chứng chỉ chứng minh một cách khách quan mức độ năng lực thực tế và kiến thức liên quan đến thương mại của một người. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia kỳ thi bất kể độ tuổi hay quốc tịch.
Chứng chỉ kỹ năng nghiệp vụ thương mại có ba cấp độ A-B-C với tiêu chí như sau:
● Cấp độ A: yêu cầu kinh nghiệm làm việc từ 3 đến 5 năm trở lên
● Cấp độ B: yêu cầu kinh nghiệm làm việc từ 1 đến 3 năm trở lên, dành cho nhân viên, công nhân thương mại cấp trung bình
● Cấp độ C: dành cho những người hoàn toàn chưa từng có kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến thương mại. Đây là cấp độ chứng minh rằng bạn có kiến thức cơ bản cần thiết để thực hiện các công việc hàng ngày liên quan đến ngành thương mại.
Độ khó | Cấp độ A: ●●●○○ |
Thời gian thi | Tháng 3, 5, 7, 10, 12 hằng năm |
Nội dung thi | Cấp độ A: thực hành thương mại (thương mại xuyên quốc gia, vận chuyển hàng hóa quốc tế, bảo hiểm hàng hóa quốc tế, thanh toán quốc tế, thương mại và thuế,…), tiếng Anh thương mại, tiếp thị thương mại |
3. Chứng chỉ kế toán
(日商簿記検定 – Nissho Boki Kentei)
Chứng chỉ kế toán nhằm kiểm tra, đánh giá các kỹ năng liên quan đến kế toán. Mặc dù đây không phải là bằng cấp quốc gia, nhưng nó vẫn được xem là một bằng cấp thuận lợi khi tìm việc hoặc thay đổi công việc. Ở bất kì doanh nghiệp hay công ty nào, quy mô lớn hay nhỏ cũng cần phải có từ 1-2 kế toán viên trở lên. Có thể nói, với chứng chỉ kế toán, cơ hội việc làm của bạn sẽ rộng mở hơn.
Chứng chỉ này dành cho mọi đối tượng và gồm có 4 cấp độ. Tiêu chí cho từng cấp độ như sau:
● Sơ cấp: có thể hiểu các thuật ngữ cơ bản về kế toán và cơ chế ghi sổ kế toán
● Cấp độ 3: có kiến thức về việc ghi sổ kế toán thương mại khi làm kế toán hoặc trợ lý kế toán trong một doanh nghiệp nhỏ, đọc được các tài liệu liên quan đến kế toán và hiểu các điều kiện kinh doanh của các đối tác kinh doanh từ các con số
● Cấp độ 2: có kiến thức về kế toán thương mại và kế toán công nghiệp, có thể đọc các báo cáo tài chính và hiểu được tình hình kinh doanh của một công ty
● Cấp độ 1: thành thạo các thủ tục kế toán thương mại, kế toán công nghiệp và kế toán chi phí, hiểu các quy định về báo cáo tài chính và các quy định về kế toán doanh nghiệp, đồng thời có thể thực hiện quản lý kinh doanh và phân tích hoạt động kinh doanh
Độ khó | Cấp độ 1: ●●●●● |
Thời gian thi | Tháng 2, 6, 11 hằng năm |
Nội dung thi | Cấp độ 1: sổ sách kế toán, kế toán thương mại, kế toán công nghiệp, kế toán chi phí |
4. Chứng chỉ thư ký
(秘書検定 – Hissho Kentei)
Chứng chỉ thư ký là một bài kiểm tra về những kiến thức hành chính văn phòng cần thiết để làm việc trong một công ty, doanh nghiệp. Nội dung kiểm tra của chứng chỉ này bao gồm: hình thức nghe gọi điện thoại hợp lí, quy tắc tiếp khách hàng, viết tài liệu kinh doanh, sử dụng kính ngữ đúng, giải quyết vấn đề,… Đây là một chứng chỉ được khuyến khích cho những ai muốn làm công việc hành chính văn phòng và không cần chuyên môn nhiều. Khoảng 80% thí sinh của chứng chỉ này là học sinh trung học và sinh viên đại học.
Về cơ bản, chứng chỉ thư ký có 4 cấp độ, cấp độ thông thường 1-3 và cấp độ tiền cấp 1:
● Cấp độ 3: hiểu được quy tắc chung và các nghi thức kinh doanh cơ bản
● Cấp độ 2: có các kỹ năng như nghe gọi điện thoại đúng cách, quy tắc đón tiếp khách hàng, sắp xếp thứ tự công việc
● Cấp độ tiền cấp 1: đây là một cấp độ yêu cầu khả năng như một thư ký trung cấp. Cần phải có khả năng phán đoán và phản ứng chính xác trong các tình huống khác nhau.
● Cấp độ 1: dành cho những người đã có kinh nghiệm làm thư ký và muốn nâng cao năng lực của bản thân. Cấp độ này cần phải có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu và khả năng tư duy đa diện để hỗ trợ các nhà lãnh đạo.
Độ khó | Cấp độ 1: ●●●●○ |
Thời gian thi | Tháng 2, 6, 11 hằng năm |
Hình thức thi | Cấp độ 1: tự luận + vấn đáp |
5. Chứng chỉ nhân sự
(キャリアコンサルタント – Career Consultant)
Chứng chỉ chuyên gia tư vấn nghề nghiệp (nhân sự) được quy định là chứng chỉ quốc gia trong Luật Khuyến khích phát triển khả năng nghề nghiệp Nhật Bản vào tháng 4/2016. Tư vấn nghề nghiệp được định nghĩa là “cung cấp lời khuyên và định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát triển và nâng cao khả năng nghề nghiệp của người lao động”. Bất kì tổ chức nào cũng cần phải có phòng nhân sự để quản lí nhân sự, điều động nhân sự phù hợp với từng bộ phận của tổ chức đó. Có thể nói, việc sở hữu chứng chỉ nhân sự này sẽ giúp con đường nghề nghiệp của bạn rộng mở và có triển vọng hơn.
Không giống với những chứng chỉ và bằng cấp khác, nếu muốn tham dự kì thi chứng chỉ này, bạn phải thỏa mãn được một trong những điều kiện sau:
– Những người đã hoàn thành khóa học được Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi phê duyệt
– Những người có hơn 3 năm kinh nghiệm về tư vấn liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp cho người lao động, lập kế hoạch nghề nghiệp hoặc phát triển và cải thiện khả năng nghề nghiệp
– Những người đã vượt qua Kỳ kiểm tra kỹ năng tư vấn nghề nghiệp
Độ khó | ●●●○○ |
Thời gian thi | Tháng 3, 6, 7, 11 hằng năm |
Hình thức thi | Lý thuyết + thực hành |
Liên hệ Công ty dịch thuật IFK
Quý khách hàng có thể dễ dàng liên hệ yêu cầu báo giá dịch thuật tại trang web của chúng tôi. Truy cập tại đây để có thể gửi file dịch bằng cách hoàn thành form yêu cầu báo giá của chúng tôi.
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại đây.
Dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại đây.
Trường hợp bạn cần báo giá dịch thuật nhanh chóng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline của chúng tôi tại đây.
Địa chỉ 1: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Địa chỉ 2: Tầng 5 – C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 624
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.