CÁCH SỬ DỤNG CÁC CHỈ THỊ TỪ XA , GẦN これ, それ VÀ あれ

Về cơ bản, các chỉ thị từ như これ, それ, あれ được sử dụng tương ứng với khoảng cách đến đối tượng chỉ thị. これ là đại từ chỉ thị biểu thị vật ở gần người nói. それ là đại từ chỉ thị biểu thị vật gần người nghe. Và あれ là đại từ chỉ thị biểu thị những vật ở xa. Trong tiếng Nhật, người ta gọi việc biểu thị những đối tượng có mặt tại hiện trường của cuộc hội thoại là 《現場指示》và ngược lại, việc biểu thị những đối tượng không có mặt tại hiện trường của cuộc hội thoại là 《非現場指示》. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về các đại từ chỉ thị xa, gần nhé!

1. ĐẠI TỪ CHỈ THỊ NHÓM こ(これ)

Ví dụ (a): Taro đang cho Hanako xem chiếc điện thoại trên tay mình.
太郎「これ,買ったばかりの新しいスマホ」
花子「あ,画面が大きくて使いやすそう」

Dịch:

Taro: Đây là cái điện thoại tôi mới vừa mua đấy

Hanako: Wowww, màn hình to trông có cỏ vẻ dễ dùng quá ha.

vi du kore 1

Taro đang biểu thị chiếc điện thoại nằm ở cự li gần bằng đại từ chỉ thị これ. Vì chiếc điện thoại có mặt tại hiện trường cuộc hội thoại nênこれ trong ví dụ (a) thuộc nhóm 《現場指示》

Vậy trong ví dụ tiếp theo thì như thế nào?

Ví dụ (b)
この間,札幌でラーメンを食べたんだけど,これが絶品でさあ!

Dịch:

Gần đây, tôi đã ăn Ramen ở Sapporo đấy. Món này đúng là ngon tuyệt cú mèo luôn.

vi du kore 2

Trong ví dụ này, ramen là đối tượng không có mặt tại hiện trường cuộc hội thoại. これở đây đang chỉ đến Ramen – từ đã xuất hiện ở câu nói trước đó. Đây là 《非現場指示》biểu thị đối tượng không có mặt tại hiện trường cuộc hội thoại.

Trong trường hợp nào đi chăng nữa, mặc dù ramen không có mặt tại hiện trường cuộc hội thoại nhưng hoàn toàn có cảm giác như nó ở ngay trước mắt. Tuy chỉ thị từ これ thuộc nhóm biểu thị đối tượng không có mặt tại hiện trường cuộc hội thoại nhưng nó lại được xếp vào nhóm đại từ chỉ thị đối tượng ở gần người nói.

cach su dung cac chi thi tu xa gan kore sore are

2. ĐẠI TỪ CHỈ THỊ NHÓM そ(それ)

Ví dụ (c): trên xe điện, Taro và Hanako ngồi cạnh nhau. Trước mắt 2 người khoảng 1m có cái gì đó rơi xuống.
太郎「あ,それ,何だろ?」
花子「誰かが落とした財布じゃない?」

Dịch:

Taro: A. đó là cái gì vậy?

Hanako: Ví của ai làm rơi chăng?

vi du sore 1

Đối tượng (cái ví) nằm ở khoảng cách trung bình giữa 2 người (Taro và Hanako) được biểu thị bằng đại từ chỉ thịそれ. Tuy nhiên, đại từ chỉ thị nhóm そcó một tính chất đặc trưng đó là “khó sử dụng trong các câu nói độc thoại”. Hãy cũng xem một ví dụ khác để xác nhận xem trong câu nói độc thoại có khó nói câu 「あ,それ,何だろ?」hay không.

Ví dụ (d): Trong ví dụ này, Taro và Hanako ngồi đối diện nhau trên xe điện.

太郎「あ,それ,何?」
花子「さっき買ったジュース。飲む?」

Dịch:

Taro: A, đó là cái gì vậy?

Hanako: Nước ép tôi mới vừa mua đấy. Cậu uống không?


vi du sore 2

それở ví dụ (d) đang chỉ đối tượng (chai nước ép) nằm gần người nghe (Hanako).

Như vậy thì đại từ chỉ thị nhóm そ(それ)thuộc nhóm có mặt tại hiện trường cuộc hội thoại nắm giữ 2 vai trò quan trọng là “biểu thị đối tượng cách đều giữa người nói và người nghe ” và “biểu thị đối tượng nằm gần người nghe”

Vậy các đại từ chỉ thị nhóm そ thuộc nhóm không có mặt tại hiện trường cuộc hội thoại sẽ thể hiện ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng xem ví dụ tiếp theo nhé!

Ví dụ (e)

この間,札幌でラーメンを食べたんだけど,なんか,それ,イマイチだったんだよね…。

Dịch:

Gần đây, tôi đã ăn ramen ở Sapporo. Nhưng mà món đó chẳng ngon tí nào.  


vi du sore 3

Nếu biểu thị bằng それ thì sẽ xóa tan cảm giác như Ramen đang ở trước mắt khi biểu thị bằng これ . Mặc dù それ thuộc nhóm đại từ chỉ thị không có mặt tại hiện trường nhưng nó là cách biểu thị mang tính trung lập. Do đó,  khi không muốn đưa ra một sắc thái đặc biệt thì có thể dễ dàng sử dụng đại từ chỉ thị nhóm そ(それ) 

3. ĐẠI TỪ CHỈ THỊ NHÓM あ(あれ)

Ví dụ (f) Taro và Hanako đang leo núi. Họ đã leo đến đỉnh núi và đang ngắm nhìn phong cảnh xung quanh. 

太郎「あれ,スカイツリーだよね?」
花子「そうね,ずいぶん遠くからも見えるのね」

Dịch:

Taro: Kia là tòa tháp Sky Tree phải không nhỉ?

Hanako: Đúng nhỉ. Có thể trông thấy từ khá xa ha.


vi du are 1

Tòa tháp Sky Tree nằm ở xa Taro và Hanako được biểu thị bằng đại từ thuộc nhóm あ(あれ). Tuy nhiên, khác với đại từ chỉ thị nhóm そ thì đại từ chỉ thị nhóm あ có thể sử dụng trong câu nói độc thoại.

Vậy nếu đại từ chỉ thị nhóm あ thuộc nhóm đối tượng không có mặt tại hiện trường cuộc hội thoại thì được sử dụng như thế nào? Hãy cùng xem thử ví dụ nhé!

Ví dụ (g)

太郎「昨日,喫茶店で食べたケーキ,あれ,おいしかったね」
花子「そうね,あれ,また食べたいな」

Dịch:

Taro: Chiếc bánh hôm qua ăn ở quán cafe nó ngon nhỉ.

Hanako: Vậy à. Tôi vẫn chưa ăn bánh ấy.


vi du are 2

Như vậy, đại từ chỉ thị nhóm あ(あれ)có thể dùng để biểu thị đối tượng (chiếc bánh) trong kí ức. Đối tượng nằm trong kí ức là những sự vật, sự việc trong quá khứ.

Thực tế thì việc sử dụng あれ ở ví dụ (g) chỉ khi chiếc bánh nằm trong kí ức của Hanako. Taro không thể nói 「昨日,一人でケーキを食べに行ったんだけど,×あれ,おいしかったよ」- “ Hôm qua tôi đã đi ăn bánh một mình, cái bánh đó ngon lắm đấy”. Trường hợp này không thể sử dụng あれ vì chỉ có một mình Taro đi ăn và chiếc bánh không có trong kí ức của Hanako. Về cơ bản thì あれ được sử dụng để biểu thị “hiểu biết chung” của người nói và người nghe.

Tuy nhiên, khi biểu thị những “hồi ức, kỉ niệm” kiểu như độc thoại rằng「この間,札幌でラーメンを食べたんだけど,あれ,おいしかったなあ」- “Gần đây. Tôi đã đi ăn ramen ở Sapporo. Món đó ngon tuyệt luôn” thì thỉnh thoảng cũng có thể sử dụng あれ mặc dù người nghe không biết đến điều đó.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 325

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.