Để tránh những sai lầm marketing này khi đưa thương hiệu của bạn ra nước ngoài, hãy cùng IFK tìm hiểu 10 công ty quốc tế thất bại trong marketing vì dịch thuật.
Việc mở rộng thị trường quốc tế sẽ là thách thức đầy mật ngọt, đối với hầu hết các doanh nhân. Bởi vì, họ sẽ phải nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ, mới có thể thu hút khách hàng nước khác.
Nếu không cân nhắc kỹ càng, việc tiếp thị sản phẩm của bạn có thể bị thất bại thảm hại. Đừng chỉ vì bạn gửi sai thông điệp đến người tiêu dùng, mà khiến họ không mua sản phẩm của bạn, thậm chí là tẩy chay hoàn toàn thương hiệu của bạn.
Mariko Amekodommo là giám đốc điều hành và người sáng lập công ty tư vấn và tiếp thị quốc tế Mariko Communications. Bà cho biết một trong những sai lầm tiếp thị phổ biến nhất mà các doanh nghiệp mắc phải khi đưa công ty ra quốc tế là không hiểu thị trường và đối tượng của họ.
Bà Amekodommo nói với tờ báo Business News Daily rằng: “Có thể sẽ có khác biệt văn hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác, điều này khiến các chiến dịch, khẩu hiệu và sáng kiến của bạn không tạo được tiếng vang lớn hoặc ý nghĩa đối với người dùng. Các công ty có thể tránh những sai lầm tiếp thị cơ bản, chẳng hạn như khẩu hiệu không được dịch một cách thích hợp, bằng cách nỗ lực nghiên cứu và tìm hiểu thị trường mới.”
Truyền tải thông điệp tiếp thị của bạn đến khách hàng quốc tế không đơn giản như việc nhập thông điệp của bạn vào Google Dịch và gửi đến người tiêu dùng. Bạn phải hiểu khách hàng của mình và sắc thái ngôn ngữ của họ.
Qua thất bại, nhiều doanh nghiệp lớn đã học được rằng một quảng cáo hoặc chiến dịch marketing có ảnh hưởng tốt trong nước, có thể không có sức hấp dẫn tương tự, khi được dịch sang tiếng nước ngoài.
10 công ty nổi tiếng đã mắc lỗi dịch thuật khi tiến hành tiếp thị sản phẩm ra quốc tế
1. American Motors
Tên sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu toàn cầu và việc dịch không phù hợp có thể khiến chiến dịch tiếp thị bị trật bánh trước khi nó bắt đầu. Vào đầu những năm 1970, American Motors đã mắc sai lầm này khi đặt tên cho chiếc xe hạng trung của mình là Matador. Mặc dù cái tên này nhằm gợi lên hình ảnh của lòng dũng cảm và sức mạnh, nhưng nó có thể hơi quá khích đối với người tiêu dùng Puerto Rico. Vì trong tiếng Tây Ban Nha, “matador” có nghĩa là “kẻ giết người”. Không cần phải nói, cái tên đã không tạo được niềm tin cho người lái xe.
2. BMW
Hãng xe hơi khổng lồ của Đức, BMW đã mắc sai lầm tiếp thị khi sử dụng không đúng bài quốc ca UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) trong một quảng cáo xe hơi. Nội dung quảng cáo là câu lạc bộ bóng đá Al Ain đang hát quốc ca, và khi nghe thấy tiếng động cơ, họ chạy về phía một số xe BMW. Mặc dù thương hiệu đang cố gắng khơi dậy cảm xúc mãnh liệt, nhưng nó lại gợi lên cơn thịnh nộ thay vì niềm đam mê. Người dân đã cảm thấy vô cùng xúc phạm khi công ty xe hơi cho rằng xe của họ quan trọng hơn quốc ca UAE. Công ty giải thích họ không có ý xúc phạm và họ đã thay thế quảng cáo đó bằng một quảng cáo khác.
3. Hãng hàng không Braniff
Vào năm 1987, hãng hàng không Braniff gặp khó khăn khi sử dụng cùng một chiến dịch ở Hoa Kỳ: “Fly in leather”, để quảng cáo ghế da mới của mình cho hàng xóm phía nam Hoa Kỳ. Trong khi bản dịch tiếng Tây Ban Nha, “Vuela en cuero,” thích hợp ở hầu hết các nước Mỹ Latinh, thì ở Mexico nó có ý nghĩa khác hoàn toàn. Trong tiếng Mexico, cụm từ này cũng có nghĩa là “bay khỏa thân”. Chương trình khuyến mại có thể đã hấp dẫn một số hàng khách, nhưng khẩu hiệu này vẫn khác xa với thông điệp mà hãng định truyền tải.
4. Coors
Nhà sản xuất bia của Mỹ- Coors đã nhận ra rằng bản dịch tiếng lóng chưa chắc khiến người ta hiểu cách bạn chơi chữ. Khi Coors tung ra chiến dịch “Turn it loose” (tạm dịch: nới lỏng, hay uống thỏa thích) đến Tây Ban Nha, có vẻ như các nhà điều hành đã quên xem xét ảnh hưởng của bản dịch đến người tiêu dùng. Khi được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, khẩu hiệu đã sử dụng một cụm từ thường được hiểu là “bị tiêu chảy”. Mặc dù chiến dịch tạo được dấu ấn đối với những người mua sắm ở Tây Ban Nha, nhưng đó là một sai lầm về dịch thuật.
5. Dolce & Gabbana
Một thảm họa tiếp thị quốc tế gần đây thuộc quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu xa xỉ Dolce & Gabbana. Họ đã chia sẻ một loạt quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội, trong đó một phụ nữ Trung Quốc cố gắng ăn thức ăn Ý bằng đũa. Quảng cáo đã bị tố cáo và người tiêu dùng Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất của Dolce & Gabbana, đã đe dọa tẩy chay thương hiệu này hoàn toàn. Ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng đã cân nhắc việc này. Khi quảng cáo thương hiệu của bạn ở nước ngoài, điều quan trọng là phải tạo ra thông điệp phù hợp với văn hóa để thu hút cơ sở người tiêu dùng quốc tế của bạn.
6. Electrolux
Không phải tất cả các lỗi dịch thuật đều đến từ các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ không thôi. Nhà sản xuất máy hút chân không đến từ Thụy Điển- Electrolux đã có một bài học thấm thía về tiếng lóng tiếng Anh, khi giới thiệu sản phẩm của mình tại các bang của Hoa Kỳ. Với ý định làm nổi bật sức hút mạnh mẽ của máy hút, chiến dịch quảng cáo của công ty Thụy Điển đã tự hào đề rằng, “Nothing sucks like an Electrolux” (tạm dịch: Không có gì hút mạnh như Electrolux trong tiếng Thụy Điển, nhưng trong tiếng lóng tiếng Anh khẩu hiệu này có nghĩa là: Không có gì dỏm như Electrolux). Mặc dù khẩu hiệu có thể đúng về mặt ngữ pháp, nhưng nó không được đón nhận lắm ở Hoa Kỳ.
7. Ford
Gã khổng lồ ô tô Ford đã phát hiện ra rằng: Ở Bỉ, lôi kéo khách hàng bằng cách đặt những cái xác chết trên mỗi chiếc xe không phải là cách hay. Với hy vọng làm nổi bật chất lượng tuyệt vời của những chiếc ô tô, Ford đã chạy một chiến dịch quảng cáo ở châu u với ý nghĩa: “Mỗi chiếc ô tô đều có thân xe chất lượng cao.” Tuy nhiên, khi được dịch ra, khẩu hiệu có nội dung “Mỗi chiếc xe đều có một cái xác chết chất lượng cao” – khác xa với hình ảnh họ muốn gợi lên.
8. Ngân hàng HSBC
Ngân hàng HSBC buộc phải đổi thương hiệu sau một chiến dịch marketing quốc tế thất bại. Vào năm 2009, ngân hàng quốc tế này đã chi hàng triệu đô la cho chiến dịch “Assume Nothing” (tạm dịch thông điệp: Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của các khách hàng như thể chúng tôi chưa từng làm, hầu cho chúng tôi không bối rối trước vấn đề mới) vào dịp kỷ niệm 5 năm thành lập của mình. Ở nhiều quốc gia, thông điệp được dịch là “Do nothing” (tạm dịch: Không làm gì cả). Cuối cùng, ngân hàng đã loại bỏ chiến dịch ban đầu và chi 10 triệu đô la để thay đổi khẩu hiệu thành “The world’s private bank” (Ngân hàng tư nhân của thế giới), nghe có vẻ thân thiện hơn.
9. KFC
Vào cuối những năm 1980, trong khi hầu hết các doanh nghiệp cố gắng tạo ấn tượng tốt khi mở rộng ra nước ngoài, nhượng quyền kinh doanh gà rán KFC lại đi chệch hướng khi mở cửa tại Trung Quốc. Khi công ty mở cửa tại Bắc Kinh, nhà hàng đã vô tình dịch khẩu hiệu nổi tiếng “Finger-lickin’good” (tạm dịch: Ngon đến liếm cả ngón tay) thành “Ăn đứt ngón tay”. Cuối cùng, sai lầm cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến KFC, khi KFC vẫn là nhà hàng thức ăn nhanh hàng đầu ở Trung Quốc hiện nay, với hơn 5.000 nhà hàng.
10. Pampers
Đôi khi, các công ty gặp vấn đề ở nước ngoài không phải vì thông điệp nói những gì mà bởi cách họ truyền tải chúng. Khi Procter & Gamble bắt đầu bán tã giấy Pampers ở Nhật Bản, bao bì có hình ảnh một con cò đang giao em bé. Mặc dù hình ảnh này đã được chào đón ở Hoa Kỳ, nhưng nó không gây ấn tượng với các bậc cha mẹ Nhật Bản. Sau một số nghiên cứu, công ty được biết rằng khách hàng lo lắng và bối rối trước hình ảnh con cò trên bao bì. Câu chuyện về “một con cò giao trẻ con cho cha mẹ” không có trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Ở Nhật, những quả đào bay khổng lồ sẽ đưa trẻ sơ sinh đến cho những gia đình mong có em bé.
Làm thế nào để tránh những sai lầm trong tiếp thị quốc tế?
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.Nếu bạn đang đưa thương hiệu của mình ra toàn cầu, bạn có thể thực hiện một số bước sau để tránh việc marketing quốc tế không thành công như những gì đã mô tả ở trên. Đầu tiên, hãy xác định đối tượng mục tiêu của chiến lược tiếp thị và sửa đổi quảng cáo của bạn cho phù hợp.
Chuyên gia tiếp thị quốc tế tại AIST Global-bà Vera Mirzoyan cho biết việc điều chỉnh rất quan trọng, đặc biệt là sau khi xem xét ngôn ngữ, văn hóa, hình ảnh, cử chỉ và xu hướng của khách hàng.
Bà Mirzoyan chia sẻ: “Bạn nên tùy chỉnh mọi thứ cho phù hợp với thị trường mục tiêu. Hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về nó, để đảm bảo sự thâm nhập thị trường của doanh nghiệp của bạn được thành công.”
Một chiến thuật tiếp thị đơn giản nhưng quan trọng là bản địa hóa thông của bạn, thay vì chỉ đơn thuần là biên dịch chúng. Phó chủ tịch tiếp thị của công ty tiếp thị toàn cầu George P. Johnson-ông Scott Kellner cho rằng bản địa hóa là điều bắt buộc để liên kết khẩu hiệu đến lối suy nghĩ của người tiêu dùng.
Ông Kellner còn nói thêm: “Doanh nghiệp bạn bắt buộc phải nghiên cứu văn hóa và cách mọi người giao tiếp hàng ngày, để đảm bảo nhân viên marketing của bạn hiểu rõ văn hóa của thị trường đó, từ trong ra ngoài, hầu cho thông điệp của bạn sẽ được đón được tiếng vang chứ không phải sự phẫn nộ.”
Bà Amekodommo cho biết phương tiện truyền thông cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi tạo chiến lược tiếp thị toàn cầu. “Không phải một chiến dịch trên Facebook có kết quả tuyệt vời ở Hoa Kỳ, cũng sẽ có kết quả tương tự trên WeChat.”
Cả bà Amekodommo và ông Kellner đều đề xuất bạn tham khảo chiến dịch của bạn với các chuyên gia địa phương, trước khi bạn quảng bá nó. Điều này sẽ giúp bạn có được cách nhìn và phản hồi của người trong cuộc.
Ông Kellner nói rằng: “Đừng chia sẻ hoặc quảng bá bất kỳ thứ gì trên quy mô quốc tế, mà không tham khảo nội dung đó với các cá nhân địa phương, hoặc những người thông thạo ngôn ngữ và văn hóa địa phương. Hãy đảm bảo bạn tránh các thành ngữ, biệt ngữ hoặc ngôn ngữ vùng miền có thể khiến thông điệp bị hiểu sai.”
Khi không nắm chắc, hãy xem xét các quảng cáo tiếp thị thành công ở quốc gia mục tiêu, để xem chiến thuật nào hiệu quả ở thị trường đó.
Cách sửa chữa những sai lầm trong tiếp thị quốc tế
Cho dù bạn vô tình chạy một quảng cáo không được chào đón, hoặc một khẩu hiệu không được biên dịch tốt cho khán giả quốc tế, hãy sửa chữa sai lầm tiếp thị đó một cách trực tiếp.
Nếu chiến dịch của bạn gây khó chịu, hãy nhận trách nhiệm và xin lỗi. Vì lời xin lỗi khác nhau trên toàn thế giới, hãy đảm bảo rằng lời xin lỗi công khai của bạn được điều chỉnh để phù hợp với văn hóa địa phương.
Bà Amekodommo khuyên rằng bạn nên thuê một đại lý hoặc nhà tư vấn địa phương để giúp bạn lập chiến lược cho các chiến dịch mới và xử lý bê bối.
Bà ấy cũng nói thêm: “Chúng ta thường thấy ở Trung Quốc, các chiến dịch của phương Tây hiếm khi được truyền đạt chính xác, và rồi trở thành trò cười cho thiên hạ. Sau khi sự bẽ mặt qua đi, hãy nhờ đại lý hoặc nhà tư vấn địa phương để tạo các chiến dịch mới thực sự kết nối với khách hàng.”
Công Ty Giáo Dục Và Dịch Thuật IFK
Quý khách hàng có thể dễ dàng liên hệ yêu cầu báo giá dịch thuật tại trang web của chúng tôi. Truy cập tại đây để có thể gửi file dịch bằng cách hoàn thành form yêu cầu báo giá của chúng tôi.
Tham khảo dịch vụ dịch thuật của chúng tôi tại đây.
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại đây.
Dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại đây.
Tham khảo du học Nhật Bản tại đây.
Trường hợp bạn cần báo giá dịch thuật nhanh chóng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline của chúng tôi tại đây.
Địa chỉ 1: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Địa chỉ 2: Tầng 5 – C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 785
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.