HỌ LEE CỦA HÀN QUỐC BẮT NGUỒN TỪ HỌ LÝ Ở VIỆT NAM?

HỌ LEE CỦA HÀN QUỐC BẮT NGUỒN TỪ HỌ LÝ Ở VIỆT NAM?

Ở Việt Nam cũng có triều đại nhà Lý giống như triều đại nhà Lee ở đầu thời Joseon, Hàn Quốc. Nhà Lý ở Việt Nam tồn tại 216 năm qua chín đời vua (từ năm 1009 đến năm 1225). Nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mang họ Lý, đó là bà Lý Chiêu Hoàng và vị vua cuối cùng ở triều đại này là ông Trần Thủ Độ. Từ giai đoạn này, triều đại nhà Lý đã sụp đổ và bắt đầu triều đại của nhà Trần (năm 1225 – 1440).

Ở Việt Nam, hậu duệ của triều đại nhà Lý hầu như không còn tồn tại, lý do là vì nó đã dần biến mất trong triều đại tiếp theo là triều đại nhà Trần. Tuy nhiên, hậu duệ nhà Lý vẫn còn ở Hàn Quốc, tại đây nhà Lý được chia làm 2 nhánh gồm dòng họ Lý Hoa Sơn (tiếng Hàn: 화산 이씨, Hán tự: 花山 李氏) và dòng họ Lý Tinh Thiện (tiếng Hàn: 정선 이씨, Hán tự: 旌善 李氏). Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận hai dòng họ này chính là hậu duệ của triều đại nhà Lý. Nếu họ sống ở Việt Nam thì sẽ được ưu đãi như người Việt Nam về các khoản quản lý xuất nhập cảnh, thuế, quyền kinh doanh…Ở nước ta, có Lễ hội Đền Đô diễn ra vào ngày 15/3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ vua Lý Thái Tổ lên ngôi (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1010), còn được gọi là lễ hội Đăng Quang. Vậy tại sao lại xuất hiện hai dòng họ Lý của Việt Nam tại Hàn Quốc?

Hoàng tử nhà Lý lưu vong đến Cao Ly, nguồn gốc của dòng họ Lý Hoa Sơn

Sau khi cướp ngôi, Trần Thủ Độ đã cố gắng tiêu diệt dòng họ nhà Lý cũ. Triều đại nhà Trần lúc này chỉ thống trị ở khu vực Delta sông Mêkông và sông Hồng, còn vùng ngoại ô được chia theo hình thức phân quyền cho các gia đình quý tộc. Cũng chính vì lẽ đó mà nhà Trần lo lắng không biết khi nào thì triều đại nhà Lý sẽ quay trở lại.

Vào năm 1226, nhà Trần quyết định trả thù, dòng họ Lý vội vàng chạy trốn. Hòang tử nhà Lý – Lý Long Tường, cháu trai thứ bảy của vua Lý Công Uẩn và là con trai thứ bảy của vua Anh Tông (vị vua thứ 6 triều Lý, tên thật là Lý Thiên Tộ), đã nhanh chóng tìm được thuyền và đưa cả dòng họ của mình đến Trung Quốc lưu vong.

Con tàu chở Lý Long Tường đã trôi dạt trên biển khi đang trên đường đến nhà Tống. Trôi vòng quanh mênh mông đại hải theo cơn gió, dạt vào đảo Xương Lân, bán đảo Ung Tân (nằm ở bờ biển phía tây bán đảo Triều Tiên). Khoảng cách từ Việt Nam đến bán đảo Triều Tiên là 3.600km (nếu tính theo khoảng cách hiện tại, họ đã trôi dạt 5 tiếng đi bằng máy bay) nên việc họ trốn thoát là không thể. Tuy nhiên, không có ghi chép nào về việc trôi dạt mất bao nhiêu thời gian. Số phận của những người trên tàu lúc này như phó mặc cho trời. Và đây cũng là những người Việt Nam đầu tiên đến Hàn Quốc. Sau đó, họ đã di cư đến Mã Sơn, huyện Ung Tân, khu vực núi Hoa Sơn.

Vào thời điểm đó, triều đại thống trị bán đảo Triều Tiên là Cao Ly, vua là Cao Tông (trị vì từ năm 1213 đến 1259). Trong quá trình tìm hiểu về nơi nay, Lý Long Tường đã thành thạo sử dụng chữ Hán thông qua chữ viết tay và vương triều Cao Ly đã xác nhận sự thật rằng ông là hoàng tử của nước An Nam (tên gọi Việt Nam vào thời đó).

Ngay sau khi Mông Cổ xâm lược, những người Việt Nam di cư đã cùng tham gia và đánh bại quân Mông Cổ. Do đó, buộc họ phải phong cho Lý Long Tường làm Hoa Sơn Quân và kết hôn với nữ nhân ở Cao Ly, giúp dòng họ Lý định cư tại nơi đay. Vương triều Cao Ly đã sử dụng họ Lý của những người Việt Nam ở Hoa Sơn này làm nhánh họ. Và câu chuyện của dòng họ Lý Hoa Sơn được bắt đầu từ đây.

Lý Long Tường thường trèo lên mỏm đá nằm trên một ngọn núi hình nón ở phía đông Buk-myeon, Bongsori (hiện giờ nằm ở tỉnh Chungcheong) để ngóng trông về cố hương, từ đó nơi này được đặt tên là “Vọng Quốc Đàn” hay còn gọi là “Vọng Cố Hương”.

Theo giáo sư Jeong Soo Il của Đại học Dankook, hiện tại vẫn còn di tích của Lý Long Tường gần núi lửa ở huyện Ung Tân, tỉnh Hoàng Hải. Chẳng hạn như, An Nam Đô Thành được xây dựng để ngăn chặn quân Mông Cổ, Vọng Quốc Đàn – nơi để tưởng nhớ về cố hương, Nam Bình Lý được đặt theo tên tổ tiên của vương triều thời Lý và làng Giao Chỉ Lý được đặt tên theo cách gọi người Việt Nam của người Trung Quốc là “Giao Chỉ”.

Ngoài ra, cũng có một số nhân vật kiệt xuất ở Cao Ly là họ hàng của Lý Long Tường. Theo như những người thuộc dòng họ, ông có con trai cả được phong chức Nghệ Văn quán đại đề học, con trai thứ là phó sứ An Đông, cháu trai đời thứ 6 là Mạnh Vân đã từng giữ chức hộ tào điển thư thời Cung Mẫn vương. Người ta nói rằng khi vận mệnh quốc gia suy yếu, họ đã ẩn náu ở quê hương và giữ lòng trung thành “không phục vụ hai vua”.

Giám đốc Lee Sang Joon của Công ty Chứng khoán Golden Bridge, từng là người phụ trách điều hành Hội dòng họ Lý Hoa Sơn, trong một buổi một cuộc phỏng vấn với Shin Dong-ah ông cho biết:

“780 năm kể từ khi tổ tiên của ông Lý Long Tường lưu vong sang Hàn Quốc, vào năm 1995, cả 3 nhân vật quan trọng đều chào đón đón tôi rất nồng nhiệt, bao gồm cả nguyên Tổng Bí thư Đảng Đỗ Mười. Ngày nay, khi có cuộc gặp kiều bào tại Hàn Quốc tại Đại sứ quán Việt Nam, dòng họ Lý Hoa Sơn cũng xem tôi như là kiều bào và mời tôi đến dự. Nếu muốn dòng họ Lý Hoa Sơn sống ở Việt Nam, xin hãy đối xử với chúng tôi với tư cách như một người Việt Nam trong mọi việc như quản lý xuất nhập cảnh, thuế, quyền kinh doanh,…”

Hàng năm, vào ngày 15 tháng 3, ngày triều đại nhà Lý ra đời, chính phủ Việt Nam đều mời các quan chức, bao gồm cả chủ tịch nước để đến dự lễ kỷ niệm. Tháng 12/2002, tại Nhà hát Opera Hà Nội cũng đã kể đến tiểu sử của ông Lý Long Tường – tổ tiên của dòng họ Lý Hoa Sơn.

Theo điều tra dân số của Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc năm 2000, hiện tại có khoảng 230 hộ gia đình và 1.775 người đang sinh sống ở Hàn Quốc. Người ta dự đoán rằng có rất nhiều người sinh sống tập trung tại làng cùng họ nằm ở tỉnh Hoàng Hải, do nơi đây là nơi bắt nguồn của dòng họ Lý Hoa Sơn.

Tổ tiên của Tể tướng Lý Nghĩa Mẫn, một võ quan chuyên quyền – dòng họ Lý Tinh Thiện

Dòng họ Lý Tinh Thiện cũng là một nhánh họ có nguồn gốc từ tên của người Việt Nam. Ông Lý Dương Côn – tổ tiên của dòng họ Lý Tinh Thiện, đã nhập cảnh vào Cao Ly trước ông Lý Long Tường.

Lý Dương Côn là con trai thứ 3 của ông Lý Nhân Tông (1072 – 1128) – vị vua thứ 4 thời nhà Lý, và là em trai của vị hoàng đế thứ 5 – ông Lý Thần Tông (1128 – 1138). Sau khi tranh giành ngôi vua với anh trai, Lý Dương Côn đã trốn sang nước Tống và kết hôn với con gái của một quan chức họ Tần của nhà Tống. Sau đó vào thời vua Tống Huy Tông, nhà Kim tấn công nhà Tống, và để tránh chiến tranh, ông đã trốn sang Cao Ly và định cư tại Gyeongju vào năm 1127.

Những người thuộc dòng họ Lý Tinh Thiện cho rằng Lý Nghĩa Mẫn, người đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn “Vũ thần chính quyền” ở Cao Ly, chính là cháu trai thứ 6 của ông Lý Dương Côn. Lý Nghĩa Mẫn sinh ra ở ở Gyeongju, cha là Lý Thiện vốn làm nghề buôn muối, còn mẹ là người hầu trong chùa Ngọc Linh ở Yeongil. Người ta cho rằng ông là một người khổng lồ cao 2,6 mét và có sức mạnh to lớn như kích cỡ của cơ thể. Họ còn nói rằng ông là một tên côn đồ, chỉ làm những việc xấu ở quê nhà khi còn trẻ. Lý Nghĩa Mẫn gia nhập đội quân hộ vệ kinh thành theo sự giới thiệu của Án sát Kim Ja Yang và được vua Nghị Tông (1127 – 1173) chú ý vì tài võ nghệ Thủ bác của ông, từ đó ông liên tục được thăng chức. Nhờ vào việc hỗ trợ Thượng tướng quân Trịnh Trọng Phu ông đã thăng chức lên thành Trung lang tuớng, sau đó ông cũng lập chiến công trong cuộc nổi loạn của Tào Ngụy ở Tây Kinh và “nhảy” lên đến chức Thượng tướng quân.

Lịch sử ghi lại, trong giai đoạn “Vũ thần chính quyền” triều đình đề ra chính sách “đề cao quan văn, hạ thấp quan võ”. Vua Nghị Tông thường xuyên buộc các võ quan và quân sĩ phải tham gia thi đấu võ thuật mua vui. Do đó, nhằm thoát khỏi tình cảnh này, Lý Nghĩa Mẫn cùng với hai vị tướng khác là Lý Nghĩa Phương và Lý Cao đã nghe theo lời của lão tướng Trịnh Trọng Phu và giết vua Nghị Tông, người vốn rất yêu quý ông. Lý Nghĩa Mẫn đã dùng tay không bẻ gãy cột sống của vua Nghị Tông và giết chết ông, nhưng khi bàn tay mạnh mẽ chạm vào, xương sống vua Nghị Tông phát ra âm thanh gãy vụn và Lý Nghĩa Mẫn đã cười khúc khích khi nghe thấy âm thanh này. Đáng sợ hơn nữa, sau khi giết chết nhà vua, ông đã cuộn thi thể vào chăn, nhét vào giữa hai cái nồi và vứt xuống ao. Sau đó, Lý Nghĩa Mẫn nổi lên như một người quyền lực đương thời với công lao giết chết vua Nghị Tông.

Tuy nhiên, do có hiềm khích với một võ quan khác là Thôi Trung Hiến nên cuối cùng ông đã bị giết và tru di tam tộc.

Công ty TNHH Giáo dục và Dịch thuật IFK​

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 415

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Mail:

info@translationifk.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.