Làm sao để hết lười?

Làm sao để hết lười?

Chúng ta đăng ký thẻ tập gym theo tháng nhưng chỉ đi 1 ngày đầu tiên, sau đó mỗi ngày đều “để mai cũng được”.

Chúng ta có hàng đống công việc cần làm nhưng “coi nốt tập phim này đã”.

Và đến một ngày chúng ta hoảng hốt nhận ra không biết mình đã làm gì những ngày qua, thì ra là làm … biếng.

Người duy nhất có thể chữa được bệnh lười cho chúng ta không ai khác là bản thân mình. Nhưng nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy đọc bài viết này nhé.

Một số gợi ý giúp bạn có động lực bắt tay vào công việc

1. Đặt hẹn giờ 10 phút

Bạn hãy giao hẹn với bản thân là bạn chỉ cần làm việc trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó bạn sẽ được nghỉ ngơi.

Một ví dụ điển hình như, bạn đặt hẹn giờ 10 phút để xem mình có thể làm được bao nhiêu công việc trong thời gian đó. Thường thì khi hết mười phút, bạn sẽ có động lực hơn để tiếp tục làm nốt việc đó. Còn nếu không, không sao, ít nhất bạn đã làm được chút gì đó rồi.

2. Việc nào dễ làm trước

Bạn sẽ có nhiều động lực hơn nếu nghĩ rằng công việc đó rất dễ hoàn thành và tốn ít thời gian. Đầu xuôi đuôi mới lọt mà phải không. Khi hoàn thành việc đơn giản rồi, bạn sẽ có tinh thần và tiếp tục phần việc còn lại.

3. Tập thể dục

Hoạt động thể chất rất quan trọng để đánh bay sự lười biếng, nhất là thể dục vào buổi sáng. Vì khi máu tuần hoàn, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng thay vì buồn ngủ hay mệt mỏi.

4. Thay đổi không gian làm việc

Nếu bạn cảm thấy mình đang mắc chứng trì hoãn khi làm việc tại nhà, hãy thử thay đổi không gian làm việc như là tới thư viện hoặc quán cà phê nhé. Nhớ chọn những không gian yên tĩnh và có nhiều người cũng tới để làm việc giống bạn, bạn sẽ được họ truyền cảm hứng tập trung làm việc.

5. Tìm đồng đội

Nếu bạn hẹn lịch đi gym với bạn bè, bạn sẽ có nhiều động lực để đi hơn là một mình.

Trong công việc cũng vậy, một người đồng đội tốt có thể giúp bạn có nhiều cảm hứng bắt tay vào làm việc hơn.

6. Ăn mặc chỉnh tề

Nếu bạn đang làm việc từ xa thì đây là một mẹo hữu ích. Nếu bạn không thể ngừng việc nhấn vào mạng xã hội và bỏ quên nhiệm vụ thì hãy thử thay bộ đồ ngủ xuề xoà đó ngay nhé.

Trong trang phục khác nhau, bạn sẽ hành động khác nhau. Hãy mặc lên bộ quần áo nghiêm chỉnh, chuyên nghiệp hoặc lịch sự, hãy chỉnh tề vào mỗi buổi sáng kể cả khi bạn chỉ làm việc ở nhà. Bạn sẽ cảm thấy mình nên làm việc thay vì lướt mạng hay xem phim trong bộ trang phục đó.

7. Viết ra vấn đề mà bạn đang phải đối mặt

Bệnh trì hoãn xuất phát từ việc né tránh nghĩ tới vấn đề trước mắt. Vậy nên hãy viết vấn đề khó nhằn đó ra giấy, có thể bạn sẽ thấy nó không còn quá to lớn như bạn nghĩ nữa đâu. Nếu có thể hãy chia nhỏ vấn đề ra và giải quyết từng cái một.

8. Làm ngay việc bạn đang nghĩ đến

Nếu bạn đang nằm trên giường và nghĩ đến việc nào đó cần làm nhưng bạn vẫn đang ngó lơ nó, thì hãy lập tức bật dậy và làm ngay nhé.

9. Quy tắc 2 phút

Bạn hãy nghĩ xem công việc đó mất ít hơn hay nhiều hơn 2 phút để hoàn thành, nếu ít hơn, hãy làm ngay lập tức. Ví dụ như rửa mấy cái ly bẩn hay xếp quần áo vào tủ chẳng hạn.

10. Đừng phá vỡ thói quen

Mỗi khi hoàn thành công việc trong ngày, hãy đánh một dấu X trên lịch và cố gắng duy trì chuỗi X đẹp đẽ đó nhé. Bạn sẽ có cảm giác thành tựu và có nhiều động lực hơn để ngày mai lại được đánh thêm một dấu X đấy. Hãy thưởng cho bản thân một bữa ăn vào cuối tháng nếu chuỗi X của bạn không bị phá vỡ nhé.

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 673

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Mail:

info@translationifk.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.