Hệ thống đánh giá và quy định tín chỉ của Đại học Việt Nam – Nhật Bản có gì khác nhau?

He thong đanh gia va quy dinh tin chi cua Dai học Viet Nam – Nhat Ban co gi khac nhau?

Khi nhắc tới những nền giáo dục hàng đầu thế giới, người ta ắt hẳn không thể bỏ qua nền giáo dục Nhật Bản – một trong những nền giáo dục tiên tiến bậc nhất. Vì đâu mà một đất nước từng rơi xuống vực suy tàn từ sau Thế chiến thứ hai tới nay lại có sự phát triển tới thần kỳ như vậy? Nền giáo dục Nhật Bản có vai trò như thế nào trong việc gây dựng một đất nước Nhật cường thịnh như ngày nay? Du học Nhật Bản là lựa chọn chưa bao giờ hết “hot” với những bạn có ý định du học và tìm kiếm môi trường học tập trong mơ. Vậy, bạn có thắc mắc quy chế đào tạo, hệ thống đánh giá, tín chỉ ở Đại học Nhật Bản có gì khác nhau? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

I. Quy chế đào tạo Đại học

Hình thức đào tạo

Loại hình đào tạo ở Đại học Nhật bản bao gồm đào tạo chính quy, vừa làm vừa học. Thời gian học của một chương trình chính quy tại các trường đại học là 4 năm, trong khi các chương trình chuyên ngành y học, nha khoa, một số khoa dược và thú y là 6 năm. Điều đó cũng tương đồng với Đại học ở Việt Nam.

Nhìn chung đại học Việt Nam và Nhật Bản đều có thang điểm chữ và thang điểm số

  • Điểm thành phần theo hệ số của Nhật Bản là thang điểm 100, thang điểm 4
  • Điểm thành phần theo hệ số của Việt Nam là thang điểm 10, thang điểm 4

    Nhật Bản

    Việt Nam

    Thang điểm chữ

    Thang điểm 4

    Thang điểm chữ

    Thang điểm 4

     
    S: 90 – 100

    4

    A: Từ 8,5 đến 10,0

    4

     
    A: 80 – 89

    3

    B: Từ 7,0 đến 8,4

    3

     
    B: 70-79

    2

    C: Từ 5,5 đến 6,9

    2

     
    C: 69-70

    1

    D: Từ 4,0 đến 5,4

    1

     
    D: dưới 59

    0

    F: Dưới 4,0

    0

     
    E: – Những người đăng ký nhưng vắng mặt,v,v…

    0

    P: Từ 5,0 trở lên( áp dụng cho học phần chỉ yêu cầu đạt =, không tính vào điểm trung bình học tập)

    I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra

    X: Điểm chưa hoàn thiện

    R: Được miễn học và công nhận tín chỉ

      

    P: – Sau khi đăng ký khóa học, thực hiện hủy thủ tục khóa học theo quy định

    N: – Được chứng nhận tín chỉ

      

Xếp loại tốt nghiệp đai học

  • Ở Việt Nam

Theo thang đại học điểm 4: để đánh giá xếp loại tốt nghiệp đại học.

Bằng tối nghiệp đại học không còn ghi hệ đào tạo như chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa… Nhưng bằng tốt nghiệp đại học do các trường cấp ghi loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá hay trung bình. Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

Xuất sắc

Điểm GPA từ 3.60 – 4.00

Giỏi

Điểm GPA từ 3.20 – 3.59

Khá

Điểm GPA từ 2.50 – 3.19

Trung bình

Điểm GPA từ 2.00 – 2.49

Yếu

Điểm GPA dưới 2.00

  • Ở Nhật Bản

Nhìn chung Tùy theo trường đại học quy định GPA bao nhiêu thì đạt tiêu chuẩn và được đánh giá là xuất sắc.

Hầu như bằng đại học không hiển thị xếp loại học lực lên tấm bằng đại học. Ở Châu Âu và Hoa Kỳ điểm GPA được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Nó đánh giá năng lực học tập và điều kiện để được tốt nghiệp, điểm GPA tốt sẽ dễ xin việc và học bổng.

Ở Nhật Bản GPA để xét tốt nghiệp và để đánh giá so sánh giá trị của trường đại học với nhau.

Cách tính điểm trung bình tùy thuộc vào các trường đại học. Khi xin việc tùy thuộc vào công ty có quan tâm đến GPA không, chẳng hạn như các công ty Nhật liên kết với các công ty nước ngoài.

Nội dung đánh giá theo thang điểm chữ:

S: Điểm số xuất sắc đặc biệt

A: Điểm xuất sắc

B: Điểm khá

C: Điểm công nhận là đạt

D: Trượt

bang tot nghiep dai hoc viet nam

Bằng tốt nghiệp đại học ở Việt Nam

bang tot nghiep dai hoc nhat ban

Bằng tốt nghiệp đại học ở Nhật Bản

  1. Tín chỉ
  • Ở Nhật Bản

Để hoàn thành chương trình 4 năm, sinh viên được yêu cầu tín chỉ tích lũy từ 124 tín chỉ trở lên. Riêng ngành y thời gain đào tạo bắt buộc tiêu chuẩn là 6 năm trong đó nha khoa, khoa y là 188 tín chỉ trở lên, 182 tín chỉ trở lên đối với ngành thú y.

Theo sắc lệnh số 28 ngày 22/10/1956 của Bộ Giáo Dục quy định 45 giờ cho 1 đơn vị tín chỉ. Tùy theo phương pháp của tiết dạy mà quy định số tiết cụ thể cho các môn học ứng hình thức giảng dạy. Cụ thể, 1 tín chỉ được quy định 15 đến 30 giờ đối với bài giảng, lý thuyết. 30 đến 45 giờ đối với tiết thí nghiệm, thực hành, 1 tiết học kéo dài 90 phút.

  • Ở Việt Nam

Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ. Một tiết học được tính bằng 50 phút

   *Lưu ý khi dịch bảng điểm

– Thông thường bảng điểm của Việt Nam, tên trường học sẽ để ở phía dưới Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo. Khi dịch qua tiếng Nhật, tên trường sẽ để phía trên Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo.

Chẳng hạn như khi dịch từ Nhật sang Việt ta đảo thứ tự tên cơ quan tổ chức với nhau:

             Bộ Giáo Dục và Đào Tạo                                     ホンバン国際大学

             Trường Quốc tế Hồng Bàng             教育形式

 

 

II. TỪ VỰNG THÔNG DỤNG TRONG DỊCH VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHẬT BẢN-VIỆT NAM

Tiếng Nhật

Romaji

Tiếng Việt

単位

tani

Tín chỉ

成績表

Seiseki-hyou

Kết quả học tập

専門

senmon

Chuyên ngành

教育形式

Kyouiku-keishiki

Loại hình đào tạo

成績評価

Keiseki-hyouka

Đánh giá điẻm số

講義

Kougi

Bài giảng

実技

jitsugi

Thực hành

実験

jikken

Thí nghiệm

科目

Kamoku

Học phần

学位記

Gakuiki

Bằng tốt nghiệp

証明書

shoumeisho

Văn bằng chứng chỉ

教育形式

kyouiku-keishiki

Hình thức đào tạo

正規

seiki

Chính quy

平均点

heikinten

Điểm binh quân

不認

fubin

Không đạt

mitome

Đạt

学期

gakki

Học kỳ

卒業

sotsugyou

Tốt nghiệp

必修科目

hisshuu-kamoku

Môn học bắt buộc

選択科目

sentakuka-moku

Môn học tự chọn

論文

ronbun

Luận văn

中間試験

chuukan shiken

Thi giữa kỳ

期末試験

kimatsu shiken

Thi cuối kỳ

実習

jisshuu

Thực tập

Hi vọng bài viết trên sẽ giải đáp thắc mắc của bạn khi có ý định đi Du học Nhật Bản!

Liên hệ Công ty dịch thuật IFK

Quý khách hàng có thể dễ dàng liên hệ yêu cầu báo giá dịch thuật tại trang web của chúng tôi. Truy cập tại đây để có thể gửi file dịch bằng cách hoàn thành form yêu cầu báo giá của chúng tôi. 
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại đây. 
Dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại đây. 
Trường hợp bạn cần báo giá dịch thuật nhanh chóng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline của chúng tôi  tại đây. 
Địa chỉ 1: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Địa chỉ 2: Tầng 5 – C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An LạcBình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 533

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Mail:

info@translationifk.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.