1. Công việc phiên dịch
Phiên dịch là công việc nhằm hỗ trợ giao tiếp cho những người không nói chung ngôn ngữ.
Cụ thể là việc đảm nhiệm vai trò dịch và truyền đạt lại những phát ngôn trong các buổi giới thiệu quảng bá, các hội nghị hoặc các giao dịch thương mại được tiến hành bởi người ở nhiều quốc gia sang ngôn ngữ mà đối phương có thể lí giải được.
Thông dịch không chỉ đơn giản là dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, mà còn được đặt rất nhiều kì vọng có thể hỗ trợ giao tiếp trở nên trôi chảy hơn qua việc xem xét bối cảnh và văn hóa.
Việc giao tiếp bằng ngôn ngữ chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa thông qua ngôn từ.
Để giao tiếp được tiến hành trôi chảy trong các trường hợp mang tính quốc tế thì phụ thuộc rất nhiều vào phiên dịch viên.
2. Nội dung nghiệp vụ của phiên dịch
Công việc phiên dịch không chỉ là việc dịch một ngôn ngữ
Tùy thuộc vào các tình huống và phương pháp mà bạn đóng vai trò, yêu cầu những kỹ năng cần thiết cũng sẽ khác nhau.
Trong phiên dịch được chia thành 3 phương pháp lớn dưới đây:
a. Phiên dịch đồng thời
Phiên dịch đồng thời là phương pháp lắng nghe người nói đồng thời tiến hành dịch sang ngôn ngữ khác. Đó là công việc chủ yếu trong các trường hợp giới thiệu quảng bá mang tính quốc tế và truyền thông các hình ảnh tin tức nước ngoài.
Trong lúc đó, phải nắm bắt thông tin, dự đoán, lí giải ý nghĩa và nội dung muốn truyền tải rồi phiên dịch lại một cách dễ hiểu cho phía tiếp nhận thông tin.
Để có thể làm vậy, phiên dịch đồng thời việc vừa nghe vừa phiên dịch lại nội dung đang được nhắc tới đòi hỏi các kĩ năng phải thật xuất sắc.
Cần thiết có năng lực tập trung cao độ, tuy nhiên công việc này không thể tiến hành một mình trong thời gian dài.
Trong các cuộc họp quan trọng, thì việc các phiên dịch viên cứ 15 phút lại tiến hành thay phiên là phổ biến.
b. Phiên dịch nối tiếp
Dịch nối tiếp là phương pháp mà người nói sẽ phân tách từng ý để nói, sau đó người phiên dịch sẽ tổng hợp nội dung và phiên dịch lại.
Có những tình huống người phiên dịch sẽ tổng hợp lại nội dung vào sổ tay sau đó mới tiến hành phiên dịch. Phương pháp này tuy tốn nhiều thời gian hơn phương pháp dịch đồng thời nhưng lại có thể truyền đạt lại nội dung một cách chính xác hơn.
Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp như các buổi ra mắt và giới thiệu sản phẩm mới, các thông tấn báo chí, các buổi phỏng vấn, các hội thảo và các cuộc trao đổi ý kiến của các nhà chuyên môn nước ngoài, yêu cầu tính chính xác cao hơn là việc đem lại hiểu quả tức thì.
c. Dịch thì thầm
Dịch thì thầm về cơ bản thì thuộc một nhánh gần giống như dịch nối tiếp, nhưng khác với phiên dịch đồng thời thông thường “người phiên dịch sẽ đứng kế bên tại ngay địa điểm cần phiên dịch”.
Người phiên dịch sẽ đứng ngay bên cạnh phía người nghe, rồi tiến hành phiên dịch đồng thời bằng âm lượng vừa phải cho người nghe.
Phương pháp này thường được sử dụng trong bối cảnh kinh doanh như là giới thiệu quảng bá sản phẩm mới của các doanh nghiệp nước ngoài, hay hội nghị trong công ty và các cuộc đàm phán thương mại.
Vai Trò Của Thông Dịch
Đối với phiên dịch, có năng lực ngôn ngữ cao là điều cần thiết, nhưng chỉ có thể đọc viết thì không thể trở thành một nhà phiên dịch xuất sắc.
Một phiên dịch viên chuyên nghiệp được kì vọng vào những năng lực và vai trò như sau:
1. Vai trò truyền đạt ngụ ý ẩn sau lời nói
Cho dù trình độ kĩ thuật của các thiết bị dịch thuật hiện tại đã tân tiến hơn rất nhiều nhưng nhu cầu phiên dịch của con người không thay đổi mà còn trở nên cần thiết vì có nhiều điều ẩn giấu đằng sau ngôn từ như dụng ý, cảm xúc khó hiểu, ý đồ giữa con người mà chỉ con người mới có thể thấu hiểu được.
Việc truyền tải được cả sự ấm áp tình người qua việc đọc ngắt nghỉ, qua sắc thái cùng với ý nghĩa của ngôn từ là vai trò của một phiên dịch viên chuyên nghiệp.
2. Vai trò cầu nối dựa trên những hiểu biết bối cảnh văn hóa mà phiên dịch viên có được
Thông dịch không chỉ đơn giản là hiểu được ngôn ngữ của quốc gia đó mà còn yêu cầu phải có tầm hiểu biết sâu sắc văn hóa lịch, phải thấu hiểu tinh thần và cách nói chuyện đặc biệt của chính quốc gia đang sử dụng ngôn ngữ đó.
Lấy ví dụ trong tiếng Nhật, việc nên truyền đạt như thế nào với một từ có sắc thái mơ hồ hàm chứa cả ý phủ định lẫn khẳng định như từ “kentoushimasu – chúng tôi sẽ cân nhắc” là tình huống mà phiên dịch cần phải được trải nghiệm nhiều hơn về kĩ năng.
Vì vậy thông dịch viên giữ vai trò là hỗ trợ giao tiếp một cách chính xác và nắm bắt tường tận những trường hợp mơ hồ như thế này.
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 1
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.