Sự khác biệt về phong cách giao tiếp tiếng Nhật và tiếng Anh

phongcachgiaotiep

Bạn có biết khái niệm “văn hóa ngữ cảnh cao” và “văn hóa ngữ cảnh thấp” không? Đây là một khái niệm được đề ra bởi nhà nhân học văn hóa Edward T. Hall vào những năm 1970, dùng để mô tả đặc trưng trong phong cách giao tiếp ở các quốc gia và khu vực. Khái niệm này có nghĩa là, trong giao tiếp có sự khác biệt về phong cách như: nhấn mạnh vào từ ngữ (ngữ cảnh thấp); nhấn mạnh vào nghĩa mà từ ngữ không diễn đạt hết được (ngữ cảnh cao).  

Trong biên dịch và thông dịch, dù chỉ là thay thế các từ sao cho phù hợp thôi thì cũng đã là công việc khó khăn rồi. Tuy nhiên, nó thậm chí còn trở nên khó khăn hơn khi dịch giả phải xem xét đến các hành vi và tín hiệu phi ngôn ngữ. Nhưng nếu biết được đặc điểm của từng loại ngôn ngữ này, chúng ta sẽ hiểu được những điều cần lưu ý khi biên dịch và phiên dịch. Hãy cùng IFK tìm hiểu nào! 

"Văn hóa ngữ cảnh cao" và "văn hóa ngữ cảnh thấp".

context

Đầu tiên, văn hóa ngữ cảnh cao đề cập đến nền văn hóa mà trong đó giao tiếp sẽ phần lớn phụ thuộc vào ngữ cảnh (hay văn cảnh, bối cảnh). Tại ngữ cảnh đó, người ta sẽ dựa trên giá trị quan và cảm quan của mình để lí giải các hành vi và tín hiệu phi ngôn ngữ. Văn hóa ngữ cảnh cao bao gồm ngôn ngữ cơ thể và tone giọng mà bản chất của lời nói hoặc chữ viết không thể hiện được. Đôi khi, nó thậm chí còn bao gồm cả địa vị và lập trường của người nói hoặc tác giả. Tiếng Nhật có thể được xem là một ví dụ điển hình. Theo Hall thì Trung Đông, Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ là những khu vực có nền văn hóa ngữ cảnh cao. Ở những quốc gia này, thay vì diễn đạt một cách trực tiếp thì các cách diễn đạt “lòng vòng” sẽ được ưu tiên hơn. 

Ngược lại, văn hóa ngữ cảnh thấp đề cập đến nền văn hóa mà trong đó giao tiếp gần như bằng chính ngôn ngữ và bằng ngữ pháp rõ ràng, không mập mờ. Bắc Mỹ và Tây Âu là những nền văn hóa có ngữ cảnh thấp, trong đó tiếng Anh được cho là đứng đầu danh sách đó. Các quốc gia này không quan trọng những từ ngữ trang trọng hay những cách diễn đạt hoa mỹ mà sẽ ưu tiên việc diễn đạt vấn đề và giải pháp bằng ngôn từ ngắn gọn, đơn giản. Ngoài ra, người nghe có xu hướng chỉ hiểu nội dung được diễn đạt bằng ngôn ngữ theo nghĩa đen. 

Theo cách này, tùy vào quốc gia và ngôn ngữ thì có thể chia thành “ngữ cảnh cao” và “ngữ cảnh thấp”. Khi một người Nhật thuộc văn hóa ngữ cảnh cao làm việc với một người Mỹ thuộc văn hóa ngữ cảnh thấp, thì có những lời bàn tán như: “Người Nhật nghe một hiểu mười là lẽ đương nhiên, nhưng đối với người Mỹ thì dù có nói mười, họ cũng chỉ hiểu một”. Tuy nhiên, điều này là do bản thân các phong cách giao tiếp có sự khác nhau. 

Đặc điểm của cả hai được thể hiện trong các tài liệu

Vậy thì, sự khác biệt giữa hai nền văn hóa này sẽ bộc lộ ra như thế nào trong văn bản? Trong nền văn hóa ngữ cảnh cao, các tài liệu được viết dựa trên tiền đề là người đọc đã hiểu rõ về bối cảnh và các mối liên hệ trước sau trong nội dung. Các tài liệu như vậy sẽ không đi sâu vào chi tiết. Vì thế, bất kỳ ai đọc những tài liệu đó lần đầu tiên có thể sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu bối cảnh của nội dung là gì. 

Mặt khác, trong các nền văn hóa có ngữ cảnh thấp, người đọc có xu hướng nghĩ và lý giải những gì được viết trong tài liệu theo nghĩa đen, mà không nghĩ những điều ngoài lề như: “Chẳng phải là người đọc thuộc các nền văn hóa khác nhau sẽ lý giải theo những cách khác nhau sao?”. Ví dụ, trong nền văn hóa ngữ cảnh thấp, nếu ghi: “đọc (hiểu) ẩn ý” thì có lẽ người đọc sẽ thắc mắc là “ẩn ý được viết ở đâu vậy?”  

Các tài liệu kinh doanh cho thấy sự khác biệt giữa hai nền văn hóa có thể là một vấn đề lớn. Đặc biệt là trong trường hợp các tài liệu như hợp đồng. Vì văn bản được viết ra bởi những người thuộc nền văn hóa ngữ cảnh cao có thể bị sót nội dung từ việc suy nghĩ rằng: “Ý này có thể hiểu mà không cần nói”, nên những người thuộc nền văn hóa ngữ cảnh thấp sau khi đọc xong có lẽ sẽ hiểu nội dung hợp đồng theo một cách khác. Và điều này sẽ trở thành một vấn đề đáng quan ngại. Ngược lại, khi người thuộc nền văn hóa ngữ cảnh cao đọc tài liệu do người thuộc nền văn hóa ngữ cảnh thấp viết, nó sẽ được xem như là một văn bản khiếm nhã vì tài liệu đó được mô tả bằng cách diễn đạt thẳng thắn và những từ ngữ quá mức ngắn gọn.  

Để tạo ra một tài liệu dịch thuật không gây hiểu lầm

dịch tai lieu tieng nhat khong gay hieu nham

Dựa vào sự khác biệt trong phong cách giao tiếp, ta cần phải làm gì để tạo ra một tài liệu dịch thuật được cả hai bên chấp thuận? Điều quan trọng là phải biết trước văn hóa của ngôn ngữ mà mình đang dịch và đặc điểm của người đọc. Một trong những cách để tiếp cận người đọc là tìm những tài liệu có cách diễn đạt tự nhiên nhất đối với họ từ những tài liệu đã được viết trong quá khứ, nếu có thể hãy sử dụng chúng làm mẫu. Một điều hữu ích khác là nhờ ai đó quen thuộc với văn hóa của ngôn ngữ đích xem tài liệu cho mình và nhận phản hồi từ họ. 

Khi làm việc với các ngôn ngữ khác nhau trong môi trường toàn cầu, chúng ta cần nhận thức được sự khác biệt giữa ngữ cảnh cao và ngữ cảnh thấp. Là một dịch giả, ta không chỉ phải tìm hiểu nghĩa của từ mà còn phải tìm hiểu về cả phong cách giao tiếp lẫn nền tảng văn hóa. Đó là điều cần thiết để chuẩn bị cho việc dịch thuật. Có thể nói, các biên dịch viên đang ở trong thời đại mà chỉ việc thông hiểu các loại ngôn ngữ và lĩnh vực chuyên ngành thôi là không đủ. 

Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc giao tiếp có nhận thức được ngữ cảnh cao/ ngữ cảnh thấp thì không chỉ thể hiện ra khi ta sử dụng ngôn ngữ từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau để giao tiếp. Mà ngay cả khi nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình, ta có thể cảm thấy sự khác biệt về ngữ cảnh cao/ ngữ cảnh thấp tùy vào thế hệ và khu vực. Vì vậy, có lẽ chúng ta cần phải lưu ý những phong cách giao tiếp không thể diễn đạt bằng lời nói hàng ngày.  

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 112

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Mail:

info@translationifk.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.